Giáo án Ngữ văn khối 10

Giáo án Ngữ văn khối 10

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

 Mục tiêu bài học

Giúp HS:

Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

 Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

 Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 Tiến trình dạy học

 Kiểm tra bài cũ.

 Giới thiệu bài mới.

 

doc 57 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
Phương tiện thực hiện
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc- hiểu
1.Khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt (H/S đọc SGK)
- Từ đoạn hội thoại cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt (H/S đọc SGK)
- Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nào?
II. Luyện tập
a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua.
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời
b. Trong đoạn trích (SGK) ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn này.
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn, tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩ, tình cảm những nhu cầu trong cuộc sống.
(Quay trở lại đoạn hội thoại trong SGK để phân tích)
+ Nhân vật tham gia hội thoại.
+ Nội dung hội thoại.
+ Thái độ, cách nói của mỗi người.
- Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói, độc thoại, đối thoại. Một số trường hợp thể hiện ở dạng viết; nhật kí, hồi kí, thư từ.
- Chú ý trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên như: kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết, khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.
Song ở trường hợp nào nói hay viết, tái hiện hay sáng tạo ngôn ngữ sinh hoạt vẫn là tiếng nói hành ngày chưa được gọt giũa.
- Câu thứ nhất “Lời nóinhau”. Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng và giữ phép lịch sự (Phương châm lịch sự). Hãy biết lựa chọn “từ ngữ nào”
- Cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.
- Câu thứ hai: “vàng lời” : Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được người ấy có tính nết như thế nào người nói dễ nghe hay sỗ sàng, cục cằn.
- Đây là đoạn trích trong tác phẩm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” của Sơn Nam. Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo. Nhưng người ta vẫn nhận ra ngôn ngữ sinh hoạt về cách dùng từ ngữ hàng ngày.
+ Đi ghe xuồng.
+ Ngặt tôi không mang thứ phú quý đó.
+ Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá.
Tiết Ngày soạn / / 2006
Tỏ lòng
(Thuật hoài)
 Phạm Ngũ Lão
 A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
1. Cảm nhận được vẻ đẹp của trang nam nhi lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao, vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh hào hùng.
2. Thấy được nghệ thuật của bài thơ: cô đọng, ngắn gọn.
3. Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí quyết tâm thực hiện lí tưởng.
phương tiện thực hiện
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
Người ta kể lại rằng: Giặc Nguyên Mông kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế của chúng mình rất mạnh, Vua Trần phái quan lại trong triều đi tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước. Trên đường đi tới làng Phù ủng, huyện Đường Hào nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, quan quân nhà vua gặp một người thanh niên ngồi đan sọt giữa đường. Quân lính quát, người ấy không nói gì, không chạy chỗ. Quân lính đâm một nhát giáo vào đùi, người ấy không hề kêu, không hề nhúch nhích. Biết là người có chí khí. Hỏi tại sao không tránh và bị đâm sao không phản ứng gì. Người ấy thưa vì đang mải nghĩ cách đánh giặc Nguyên. Người ấy chính là Phạm Ngũ Lão, tác giả bài thơ “Tỏ lòng”.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc- hiểu
(H/S đọc phần tiểu dẫn)
1. Tiểu dẫn
Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
2. Văn bản 
(H/ S đọc )
a. Tìm hiểu chú thích giải nghĩa các từ.
b. Chủ đề.
- Tìm chủ đề bài thơ
II. Đọc- tìm hiểu
1. Bài thơ miêu tả khí phách của một con người.
- Em hiểu gì về hai chữ “tỏ lòng”.
- Hai câu mở đầu nhà thơ đã miêu tả nội dung gì?
- Sức mạnh ấy được thể hiện như thế nào?
- Theo anh (chị) hiểu cách nào cho hay hơn, có yếu tố thẩm mĩ hơn? 
So sánh giữa câu thơ đầu (nguyên tác) và bản dịch
2. Khát vọng hoài bão lớn lao của người tráng sĩ (đọc 2 câu cuối)
- Hoài bão được thể hiện như thế nào?
- Em hiểu gì về chữ thẹn. Hãy phân tích.
III. Củng cố
- Giới thiệu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp Phạm Ngũ Lão.
+ Sinh 1255, mất 1320, người làng Phù ủng- huyện Đường Hào nay là Ân Thi- Hưng Yên.
+ Là khách trong nhà (gia khách) sau là con rể của Trần Quốc Tuấn.
+ Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quan Nguyên- Mông làm đến chức Điện Suý được phong tước Quan Nội hầu. Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và được ngợi ca là người văn võ toàn tài.
+ Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều năm ngày (nghi lễ quốc gia).
+ Tác phẩm còn hai bài thơ: Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Vương).
- Nam tử, công danh, vương nợ,, vũ hầu, tam quân, nuốt trôi trâu.
+ Nam tử: chỉ trang nam nhi thời phong kiến- chỉ mình (nhân vật trữ tình).
+ Công danh: Công lao và danh vọng thể hiện lí tưởng của kẻ làm trai.
+ Vương nợ: Chưa trả xong nợ công danh.
+ Vũ Hầu: Gia Cát Lượng: Giỏi mưu mẹo dùng binh, dùng người, ông còn là bề tôi rất mực trung thành của nhà Hán, là người hi sinh trọn đời cho nhà Hán, là người hi sinh trọn đời cho nhà Hán được phong là Vũ Lượng Hầu gọi tắt là Vũ Hầu.
+ Tam quân (Tiền, trung, hậu quân).
+ Nuốt trôi trâu (SGK): Sức mạnh như hổ báo nuốt trôi cả trâu.
- Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn lao của một vị tướng đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- “Tỏ lòng” dịch từ Thuật hoài nghĩa là bày tỏ khát vọng và hoài bão trong lòng của một vị tướng đời Trần.
- Hai câu thơ mở đầu nhà thơ đã miêu tả sức mạnh chiến đấu của quân dân nhà Trần trong đó có bản thân mình.
- Sức mạnh ấy được thể hiện ở hình ảnh người tráng sĩ.
+ Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu.
Hình ảnh ấy khẳng định tư thế của người tráng sĩ xông xáo, tung hoành, đánh đông dẹp bắc. Đó là sức mạnh chiến đấu chống quân thù. Sức mạnh ấy còn thể hiện:
+ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
(Ba quân như hổ báo trước sức mạnh át cả sao ngưu)
Cũng có thể hiểu là nuốt trôi trâu. Hiểu cách nào cũng đều biểu hiện sức mạnh của quân dân nhà Trần.
- Hiểu như SGK chú thích không sai. Ba quân sức mạnh như hổ, báo nuốt trôi trâu. Song cách hiểu này không tạo ra được yếu tố thẩm mĩ của thơ. Nên hiểu: Ba sức mạnh như như hổ báo, sức mạnh mạnh xung thiên làm át cả sao ngưu. Hiểu như vậy vừa mạnh mẽ, khoẻ khoắn vừa thanh tú giàu yếu tố thẩm mĩ.
- So sánh câu thơ đầu giữa nguyên tác và bản dịch thơ ta thấy:
+ Hoành àngang. Hoành sóc là cắp ngang ngọn giáo tư thế con người dũng mãnh đang xông xáo. Nếu dịch là múa giáo mới chỉ là chờ giặc tới để đón, đánh địch, vả lại “đã mấy thu” gợi ra không gian thời gian chiến đấu bảo vệ đất nước. Người tráng sĩ ấy đã dạn dầy sương gió, đã từng đối mặt với kẻ thù, bất chấp mọi nguy hiểm gian nan. Song con người luôn vươn tới khát vọng, hoài bão lớn lao, để thấy được ta tìm hiểu hai câu còn lại.
- Hoài bão và khát vọng được thể hiện ở chí làm trai.
+ Theo tinh thần của Nho giáo lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm (phải có danh gì với núi sông- Nguyễn Công Trứ) song ở Phạm Ngũ Lão không hẳn là thế. Nó còn thể hiện: 
+ Chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước. Hai chữ vương nợ, khắc sâu đều da diết trong lòng đã là trang nam nhi phải xác định công danh là món nợ ấy, chưa lập được công danh là bao. Nhà thơ hạ chữ “thẹn”.
- Thẹn à có nghĩa là hổ thẹn. So với cha ông mình chưa có gì đáng nói. Lí tưởng hoài bão vừa lớn lao khiêm nhường. Lớn lao khiêm nhường vì so sánh với Vũ Hầu Lượng (Gia Cát Lượng) một mưu thần giỏi dùng binh, dùng người, còn là bề tôi nhất mực trung thành với Hán ý chí nam nhi thời Trần thật đẹp biết bao.
- Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
- Học thuộc lòng bài thơ cả phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.
Tiết Ngày soạn / / 2006
 Cảnh ngày hè
(Bảo kính cảnh giới – 43)
 Nguyễn Trãi
Mục tiêu bài học
 Giúp h/s:
 1.Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.
2.Thấy được vẻ đẹp của thơ nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên đan xen câu lục ngôn vào câu thơ thất ngôn.
Phương tiện thực hiện
SGK, SGV
Thiết kế bài học
Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi, trả lời các câu hỏi.
Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
Trên báo chí văn nghệ tháng 8 năm 1957, nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận viết: “Cảnh vật của Nguyễn Trãi là cảnh vật đầy tư tưởng. Cảnh vật có tư tưởng, cảnh vật từ tư tưởng mà ra. Nguyễn Trãi thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cảnh, không bắt nó thành non bộ của mình. Nhà thơ và cảnh vật tự nguyện hoà quyện với nhau như bầu bạn, như anh em, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Cảnh ngày hè là bài bài thơ của Nguyễn Trãi chứng minh cho lời nhận ấy của Xuân Diệu và Huy Cận.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc- tìm hiểu 
1. Tiểu dẫn
(H/S đọc phần tiểu dẫn)
- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
- Em hãy trình bày cụ thể những nét khái quát ấy?
2. Văn bản
(H/ S đọc SGK)
+ Giải nghĩa các từ khó- SGK
a. Xác định cảm hứng chủ đạo.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
II. Đọc- hiểu
1. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trước thiên nhiên, cuộc sống, con người (H/ S đọc 6 câu)
2. Thiên nhiên và cuộc sống con người được thể hiện như thế nào trong sáu câu thơ đầu (câu hỏi 1,2)
3. (Chú ý không gian màu sắc, âm thanh và nhân vật trữ tình)
- Em có nhận xét gì về cảnh vật này?
- Em có nhận xét gì về từ “rồi” đầu câu thơ?
2. Khát vọng về một cuộc sống thanh bình hạnh phúc cho nhân dân
(H/S đọc hai câu kết)
- Hai câu kết diễn tả nội dung gì?
- Em có suy nghĩ gì về lí tưởng ấy?
- Em có nhận xét gì về âm điệu của câu thơ sáu tiếng xen vào câu thơ bảy tiếng?
- Qua bài thơ ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi như thế nào?
- Nghệ thuật câu thơ như thế nào?
- Nghệ thuật của thơ như thế nào?
III. Củng cố
- Phần tiểu dẫn giới thiệu vài nét về “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Tập thơ gồm 254 bài. Giá trị của nó hoàn thiện một bước về thơ quốc âm, đặt nền móng cho thơ tiếng Việt.
+ Nội dung: “Quốc âm thi tập” phản ánh tư tưởng, tình cảm, vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi. Đó là tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, yêu nước thương dân, giữ gìn nhân cách, hoà cảm với thiên nhiên.
+ Nghệ thuật: Sáng tạo trong thể thơ Nôm, Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
+ Bố cục củ ...  được coi là những sứ giả báo tin xuân. Liễu còn tượng trưng cho sự li biệt. Sự xuất hiện bạt ngàn dương liễu lập tức làm dấy lên bao cảm xúc liên tưởng, hồi ức của người thiếu phụ. Chắc hẳn nàng nhớ lại giờ phút chia tay năm nào và nhớ bao ngày tháng sống trong cô đơn, nghĩ tới tuổi xuân dần qua, nghĩ tới những điều rủi ro mà chồng mình có thể gặp phải. Câu thơ thứ ba đóng vai trò ý chuyển trong mạch cảm xúc. Nó làm bùng nổ mạnh mẽ để từ đấy lòng người thiếu phụ ấy thốt lên lời tự oán trách sâu lắng mà quyết liệt.
(“Phong hầu” nghĩ dại xui chàng kiếm chi)
(Hối để chàng đi kiếm tước hầu). Vậy hình thức là lời oán trách song bản chất là sự phủ định công danh thời phong kiến.
Cấu tứ của bài thơ rất phù hợp với tâm trạng của người thiếu phụ.
- Cây liễu xuất hiện trong thơ báo hiệu mùa xuân. Liễu còn chứng kiến sự li biệt. Người phương bắc Trung Quốc xưa khi chia tay thường tặng nhau cành liễu. Vì thế nhìn “ màu dương liễu” nàng chợt nghĩ tới tuổi xuân ngày một qua đi, cái già sẽ đến với nàng. Những năm tháng sống trong cô đơn chờ đợi và biết đâu người chồng ấy lại không về. Chính vì thế mà nàng hối hận vì đã khuyên chàng đi kiếm ấn phong hầu.
- Bài thơ là sự diễn biến tâm trạng của người thiếu phụ. Nàng sung sướng, lâng lâng đầy lãng mạn trong trẻ trung, ngày xuân phơi phới từng bước lên lầu, ngắm gương trang điểm. Song cách vào đề ấy chỉ là đẩy cao nhận thức và chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ có chồng nơi trận mạc khi nàng bất chợt bắt gặp “màu dương liễu”. Nàng nghĩ bao mùa xuân đã trôi qua, ai gây nên cảnh chia li này để nàng phải sống trong cô đơn buồn tẻ? Chồng nàng nơi chiến trận sẽ ra sao? Liệu có ngaỳ trở về hay không Rút cục chiến tranh phi nghĩa là nguyên nhân của mọi điều đau khổ. Vì vậy “Khuê oán” đâu chỉ là lời oán trách mình của người thiếu phụ. Oán trách mình chỉ là hình thức, là cái cớ để Vương Xương Linh lên án chiến tranh phi nghĩa đời Đường. Một lẽ khác, chiến tranh để lại biết bao hậu quả. Nạn nhân của nó là lời tố cáo chiến tranh, những vần thơ phản chiến.
- Học thuộc lòng phần phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.
Tiết Ngày soạn / / 2006
Khe chim kêu
(Điểu minh giản)
 Vương Duy
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc- tìm hiểu
1. Tiểu dẫn
(H/S đọc phần tiểu dẫn SGK)
- Phần tiểu dẫn (SGK) trình bày nội dung gì?
2. Văn bản 
(H/S đọc SGK)
Phần phiên âm chữ Hán và hai bản dịch thơ
- Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi chi tiết ấy nói lên về cảnh vật đêm xuân và tâm hồn thi sĩ như thế nào?
- Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
- Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ.
II. Củng cố
- Phần tiểu dẫn (SGK) trình bày vài nét về Vương Duy và đặc điểm thơ ông.
+ Vương Duy (701- 761) thọ 60 tuổi. Tự là Ma Cật người đất Kì- Thái Nguyên nay thuộc tỉnh Sơn Tây- Trung Quốc. Đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi là nhà thơ, hoạ sĩ nổi tiếng đời Đường. Vương Duy suốt đời làm quan song trong một thời gian dài lại sống gần như một ẩn sĩ. “Mỗi lần bãi triều về là đốt hương ngồi một mình đọc kinh niệm phật”
+ Vương Duy để lại hơn bốn trăm bài thơ và nhiều tác phẩm hội hoạ. Đại bộ phận thơ ông là điền viên, sơn thuỷ (miêu tả ruộng vườn núi sông). Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng song thể hiện sự thanh nhàn, yên tĩnh. Sự thanh nhàn biểu hiện ở cảnh vật có khi là màu sắc thanh tịch vô vi của đạo Phật.
Đọc đúng âm điệu.
Tra phần giải thích để củng cố hiểu biết.
- Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa quế rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Điều ấy chứng tỏ đêm xuân rất thanh tĩnh. Cảm nhận của nhà thơ rất tinh tế. Ông sống trong một tâm trạng thật thanh nhàn. Nhà thơ lắng nghe được tiếng rơi rất nhỏ ấy.
“Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”.
(Người nhàn hoa quế rụng. Đêm xuân núi vắng teo)
Tâm hồn nhà thơ giao cảm chan hoà với thiên nhiên.
- Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện: 
+ Giữa người và cảnh (người nhàn/ hoa quế rụng).
+ Giữa đêm trăng thanh tĩnh và tiếng chim kêu.
Mối quan hệ này biểu hiện cảm xúc vừa tinh tế vừa sôi động trong mối quan hệ hoà cảm giữa thiên nhiên và con người. Nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé xao động xung quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân. Núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn, sự sống vẫy gọi.
- Đêm xuân trăng sáng, hoa quế rụng, tiếng chim kêu, người nhàn nhã.
- Học thuộc lòng bài thơ.
Tiết Ngày soạn / / 2006
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
a. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2. Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
b. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK.
- Thiết kế bài học
c. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành.
d. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(H/S đọc SGK)
I. Khái niệm
1. Thế nào là văn bản thuyết minh
- Theo em có mấy kiểu thuyết minh?
2. Kết cấu của văn bản thuyết minh
(H/S đọc hai văn bản SGK)
- Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản?
- Tìm các ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản?
- Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản, giải thích cơ sở cách sắp xếp ấy?
- Từ cách trả lời trên đây, hãy nêu thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh?
II. Luyện tập
Nếu phải thuyết minh bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thì chọn hình thức kết cấu nào?
- Nếu phải thuyết minh một di tích một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) giới thiệu nội dung nào, sắp xếp ra sao?
III. Củng cố
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
- Có nhiều loại văn bản thuyết minh. Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp. Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng.
- Văn bản một: Giới thiệu Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn thuộc Đồng Tháp- huyện Đan Phượng- Hà Tây.
- Văn bản hai: Giới thiệu bưởi Phúc Trạch- Hà Tĩnh
- Văn bản một gồm các ý chính là:
+ Giới thiệu sơ qua làng Đồng Văn thuộc Đồng Tháp- huyện Đan Phượng- Hà Tây.
+ Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng giêng.
+ Luật lệ và hình thức thi.
+ Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi)
+ Đánh giá kết quả
+ ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn.
- Văn bản hai gồm các ý chính là:
+ Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
+ Miêu tả quả bưởi Phúc Trạch (hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, voẻ mỏng)
+ Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh.)
+ ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi.
+ Thời kì chống Mỹ, thương binh mới được ưu tiên.
+ Bưởi đến các trạm quân y
+ Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng.
+ Trước Cách mạng có bán ở Hồng Kông. Theo Việt Kiều sang Pari và nước Pháp.
+ Năm 1938 bưởi Phúc Trạch được chúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng quả ngon xứ Đông Dương.
- Văn bản một: Các ý đã được sắp xếp theo trình tự thời gian, giới thiệu hội thi và thi một công việc cụ thể nên người trình bày phải theo thời gian. Sự việc ấy được diễn ra từ lúc nào, người giới thiệu đã theo quá trình vận động của cuộc thi mà lần lượt trình bày.
- Văn bản hai: Là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau
+ Lúc đầu giới thiệu quả bưởi Phúc Trạch theo trình tự không gian (từ bên ngoài vào trong)à từ hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong.
+ Sau đó giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch.
. Người ốm
. Thương bệnh binh
. Bộ đội qua làng
. Sang cả Hồng Kông, Pari
Phần này theo trật tự lôgíc.
- Kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người.
- Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp:
+ Giới thiệu Phạm Ngũ Lão- một vị tướng và cũng là môn khách, là con rể Trần Quốc Tuấn. 
+ Đã từng đánh đông dẹp bắc.
+ Ca ngợi sức mạnh của công dân đời Trần trong đó có Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh. 
+ So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước.
Gợi ý học sinh làm
- Tham khảo phần ghi nhớ SGK.
Tiết Ngày soạn / / 2006
Lập dàn ý bài văn thuyết minh
a. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Biết lập dàn ý về văn thuyết minh và đề tài gần gũi, quen thuộc. 
b. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
c. Cách thức trình bày
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành.
d. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Ôn tập về dàn ý
1. Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.
2. Bố cục ba phần bài văn có phù hợp với văn bản thuyết minh không vì sao?
3. So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
4. Các trình tự sắp xếp ý cho phần thân bài kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của bài thuyết minh không?
II. Luyện tập tại lớp
- Muốn giới thiệu về một danh nhân một tác phẩm, tác giả tiêu biểu ta phải làm những công việc gì?
- (H/S đọc SGK và trả lời)
III. Củng cố
- Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, đời sống cụ thể của bài viết.
- Thân bài: Nội dung chính của bài viết.
- Kết bài: Nên suy nghĩ, hành động của người viết.
- Phù hợp. Bởi lẽ văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc.
- Nhìn chung là tương đồng giữa văn bản tự sự và thuyết minh ở hai phần mở bài và kết bài. Song có điểm khác ở phần kết bài. ở văn bản thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả. Điều này thì văn bản tự sự không cần thiết. 
- Trình tự thời gian (từ xưa đến nay)
- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới).
- Điều này tuỳ thuộc vào từng đối tượng. Song nên đi ngược lại. Từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên.
- Trình tự chứng minh à chứng minh cụ thể, ngắn gọn, tiêu biểu không có sự phản bác trong văn thuyết minh.
- Muốn giới thiệu một danh nhân, một tác phẩm, tác giả tiêu biểu.
+ Xác định đề tài
Một danh nhân văn hoá.
Một người tìm hiểu kĩ và yêu thích.
Nguyễn Du, Nguyễn Trãi.
+ Xây dựng dàn ý.
* Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên danh nhân văn hoá ấy. Lời giới thiệu phải thực sự thu hút mọi người về đề tài lựa chọn.
* Thân bài: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, có độ tin cậy hay không.
+ Sắp xếp các ý theo hệ thống nào thời gian, không gian trật tự lôgíc.
* Kết bài:
+ Nhìn lại những nét chính đã thuyết minh về danh nhân.
+ Lưu giữ cảm xúc lâu bền trong độc giả.
- Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van cuc hay Tai mau.doc