Bài 1:
Cổng trường mở ra (1 tiết)
Mẹ tôi (1 tiết)
Liên kết trong văn bản (1 tiết)
TIẾT 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh:
Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của bố mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Hiểu được đặc điểm của văn bản nhật dụng này: như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Từ đó có cách đọc phù hợp, diễn cảm, sáng tạo.
Phương pháp: Khai thác nghệ thuật diễn biến tâm trạng của người mẹ, bảo đảm tiến trình khai thác bài văn theo lôgic giảng văn, chú ý đến các yếu tố tích hợp với Tiếng việt và TLV.
Tuần 1 Thứ ngày tháng 9 năm 2003 Bài 1: Cổng trường mở ra (1 tiết) Mẹ tôi (1 tiết) Liên kết trong văn bản (1 tiết) Tiết 1: Cổng trường mở ra Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của bố mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. Hiểu được đặc điểm của văn bản nhật dụng này: như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Từ đó có cách đọc phù hợp, diễn cảm, sáng tạo. Phương pháp: Khai thác nghệ thuật diễn biến tâm trạng của người mẹ, bảo đảm tiến trình khai thác bài văn theo lôgic giảng văn, chú ý đến các yếu tố tích hợp với Tiếng việt và TLV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: A. ổn định lớp: GV ổn định nề nếp lớp. GV giới thiệu bài: gây không khí ngày khai trường đầu năm để dẫn dắt học sinh vào bài mới. Hoạt động 2: B. Dạy bài mới. Tìm hiểu chung Đọc văn bản. Giáo viên nhắc lại nội dung của các văn bản nhật dụng mà học sinh đã được học ở lớp 6 với các chủ đề về di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên, môi trường. Giáo viên nêu nội dung văn bản “Cổng trường mở ra” nêu yêu cầu đọc văn bản này như một nhật kí, giọng thủ thỉ tâm tình. Bài văn ghi lịa, tâm trạng của một người mẹ trong một đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên. Không có cốt truyện chủ yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường. Người mẹ không ngủ, phần vi lo chuẩn bị cho con, nhưng phần vì cả tuổi thơ áo trắng đến trường của chính mình sống dậy: Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm dài và hẹp”. Giáo viên cho một học sinh đọc trước, giáo viên nhận xét và đọc mẫu văn bản. Tìm hiểu chú thích: Giáo viên ch/s học sinh đọc trầm các chú thích ở SGK. Giải thích các từ khó, các từ Hán Việt. Nhạy cảm Bận, tâm Thiết giáp. Phân tích. Công việc của thầy Hoạt động 3: 1, Giới thiệu nhân vật, tìm đại ý và tóm tắt văn bản. ? Trong văn bản này tác giả viết về ai, về việc gì? ? Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản? ? Theo em đại ý của văn bản này là gì? Hoạt động 4: 2, Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con vào lớp Một. ? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó được biểu hiện ở chi tiết nào? ? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ trong đêm trước ngày khai trường của con? Gợi ý: + Vì mẹ lo cho con + Nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mẹ? + Hay vì lí do khác? ? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? ? Câu nào trong văn bản ở đoạn này cho ta thấy sự chuyển đổi tâm trạng của người mẹ một cách thật tự nhiên. Đó chính là sự liên kết trong một văn bản, à giờ TLV hôm sau các em sẽ tìm hiểu rõ hơn. ? Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? Hoạt đông 5: Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ. ? Qua phân tích ở trên, em thấy người mẹ trong bài văn là người mẹ như thế nào? ? Em nghĩ thế nào về câu nói của mẹ: “ Đi đi con sẽ mở ra”? Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? Công việc của trò Giới thiệu Học sinh làm việc độc lập, trả lời các câu hỏi. Lớp nhận xét. Yêu cầu: Văn bản viết về tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường để đưa con vào lớp Một. Học sinh làm việc độc lập, trả lời câu hỏi. Yêu cầu: Mẹ thao thức không ngủ. Con thanh thản nhẹ nhàng. Chi tiết: mẹ đắp mềm, lượm xe thiết giáp, xem lại vài thứ, trằn trọc. Học sinh làm việc theo nhóm (2 nhóm), cử đại diện trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Yêu cầu: Vì mẹ nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mẹ: “Hằng năm dài và hẹp”. Chi tiết: ngày khai trường đầu tiên trong đời mẹ là nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ở ngoài. Học sinh suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi. Yêu cầu: Câu liên kết: “Cái ấn tượng lòng con”. Học sinh suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi, yêu cầu: Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm thời cắp sách tới trường của mẹ à Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp được. Học sinh suy nghĩ độc lập, trao đổi chân thành. Vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm trong sáng: + Thương yêu, chăm chút, quan tâm đến con cái. + Con luôn bé nhỏ trong mắt mẹ. + Con luôn là niềm tin yêu của mẹ. (Học sinh phát biểu cảm tưởng về mẹ của em) Thế giới kì diệu đó là tình cảm thầy trò, bạn bè. Là tình yêu quê hương qua những trang sách. Là tri thức mà em được tiếp nhận. Học sinh bình. Ghi nhó: Sau khi phân tích xong, giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. Học sinh ghi tóm tắt phần ghi nhớ vào vở. Hoạt động 6: III. Tổng kết: Giáo viên kết bài bằng việc lưu ý nội dung văn bản (tình cảm, tâm hồn của người mẹ) và những nét nghệ thuật (ngôn ngữ, giọng điệu). Những liên hệ về tình mẹ con, thầy trò Hoạt động 7: IV. Luyện tập. Bài tập 1: Cho học sinh trao đổi trực tiếp những dấu ấn của ngày khai trường vào lớp Một. Bài tập 2: Cho học sinh viết đoạn văn ngắn về một kỉ niệm đáng nhớ của một ngày khai trường. Hoạt động 8: Hướng dẫn học ở nhà. Đọc diễn cảm văn bản. Đọc văn bản “Trường học” rút ra bài học qua lời dạy của bố. Chuẩn bị bài “Mẹ tôi” (đọc, chú thích, câu hỏi) Tiết 2: mẹ tôi Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:- Qua bức thư người bố gửi cho con để thấm thía công lao và tình cảm của mẹ đối với người con có lỗi. Từ đó suy nghĩ đến trách nhiệm làm con của mình không để bố mẹ buồn phiềm. Đọc văn bản nhật dụng này, học tập cách dùng từ ngữ cách nói trực tiếp, gián tiếp của một bức thư. Phương pháp: Khai thác NT của một bức thư mang tính văn học để thấy được sự thuyết phục của lời thư, tích hợp với Tiếng Việt về từ ghép và TLV ở liên kết văn bản. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: A. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài “Cổng trường mở ra” là gì? GT bài mới: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. Hoạt động 2: B. Dạy bài mới. Tìm hiểu chung Đọc văn bản. Giáo viên nêu sơ lược nội dung, yêu cầu đọc văn bản này, gọi 2 học sinh đọc Giáo viên nhận xét, đọc mẫu. Chú thích: Giáo viên cho học sinh đọc chú thích trong sách giáo khoa, sau đó giới thiệu các từ khó, các từ Hán Việt: Lễ độ, trưởng thành, lương tâm, hối hận Hoạt động 3: II. Phân tích văn bản. Công việc của thầy Thao tác 1: 1. Lý giải tên truyện ? Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? (Giáo viên gợi ý cho học sinh độc lập suy nghĩ). Thao tác 2: Tâm trạng và suy nghĩ của người bố. N1: ? Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bài văn là một thái độ như thế nào? Hãy tìm trong các nguyên nhân sau cách trả lời đúng nhất: Căm tức Chán nản Lo âu. Nghiêm khắc và buồn bã. N2: Dựa vào đâu mà em biết được thái độ đó của người bố? (Tìm những câu nói lên sự xúc động của người bố khi nghe biết con hỗn láo với mẹ?). ? Lý do gì đã khiễn người bố thể hiện thái độ ấy? ? Phân tích từ ghép “nhát dao” và sự so sánh đó đã nói lên nỗi đau của người bố như thế nào? Giáo viên bình Thao tác 3: 3. Hình ảnh người mẹ. ? Tại sao thể hiện sự tiếc giận của mình mà người bố lại gợi đến mẹ? ? Em hãy tìm chi tiết, hình ảnh nói về ngưòi mẹ? ? Em hiểu mẹ của En-ri-cô là người thế nào? ? Người bố đã nêu ra nỗi đau gì khi một đứa con mất mẹ để giáo dục En-ri-cô? ? Hãy kể ra một số từ ghép trong đoạn này nói đến nỗi đau của đứa con mất mẹ? Thao tác 4: Nỗi lòng của En-ri-cô. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng, khi đọc thư của bố”? Hãy lựa chọn các lí do nêu trong SGK? ? Cuối thư, bố đã khuyên En-ri-cô xin lỗi mẹ như thế nào? ? Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? Điều đó có ý nghĩa gì? Công việc của trò Yêu cầu: Tiêu đề là do chính tác giả A-mi-xi đặt cho đoạn trích. Qua bức thư của người bố, hình ảnh người mẹ hiện lên với những chi tiết thể hiện sự cao cả, lớn lao, âm thầm lặng lẽ dành cho con mình. Tăng tính khách quan, thể hiện được tình cảm và thái độ của người kể. Học sinh hoạt động theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Yêu cầu: Thái độ: Nghiêm khắc và buồn bã. Biểu hiện: “Bố không thể nén được cơn tức giận” “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”, “Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”, “trong một thời gian con đừng hôn bố”, “bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Học sinh thảo luận; phát biểu Yêu cầu: Lí do: En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. Bởi người mà En-ri-cô phạm lỗi đó là mẹ. Học sinh hoạt động độc lập Yêu cầu: Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ: Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển, quằn quại của con, khóc nức nở vì sợ mất con. Mẹ là người âm thầm, lặng lẽ hy sinh vì con, đó là tấm lòng cao cả và đẹp đẽ. Học sinh thảo luận Từ ghép: yếu đuối, chở che, cay đắng, đau lòng, thanh thản, lương tâm, Cả lớp trao đổi chung. Học sinh tự trình bày ý kiến của mình En-ri-cô xúc động vì: a, b, c, d, e. Học sinh thảo luận, phát biểu Học sinh hoạt động độc lập Yêu cầu : + Người bố tế nhị, kín đáo + Viết thư để mình En-ri-cô biết + Đây là bài học về ứng xử trong cuộc sống. Hoạt động 4: III. Tổng kết Học sinh suy nghĩ, thảo luận các câu hỏi: Câu 1: Tại sao nói bức thư là một nỗi đau của người bố, một sự tức giận cực độ nhưng cũng là những lời thương yêu vô cùng tha thiết? Nếu em đã từng có lỗi với mẹ, em có thấy bức thư này làm em xúc động không? Câu 2: Hãy chọn 1 đoạn văn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện ý nghĩa vô cùng lớn lao của cha mẹ đối với con, học thuộc lòng đoạn đó? (Phần ghi nhớ ở sách giáo khoa) Câu 3: Tại sao nói câu: “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó” là một câu thể hiện sự liên kết xúc cảm lớn nhất của người cha với 1 lời khuyên dịu dàng? Câu chuyển tâm trạng đó có hợp lý không? Hoạt động 5: Luyện tập Bài tập 1: - Đọc lại - học thuộc lòng phần ghi nhớ Làm bài tập 3 ở phần tổng kết Bài tập 2: Kể lại 1 sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền. Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà Thuộc lòng phần ghi nhớ và đoạn thơ “Thư gửi me” của Hai-Nơ Chuẩn bị cho tiết học về “Từ ghép” Tiết 3: từ ghép Mục tiêu cần đạt: + Giúp học sinh: Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt (đặc điểm về quan hệ, ý nghĩa của từ ghép) Biết phân biệt và sử dụng các loại từ ghép trong những ngữ cảnh cụ thể + Phương pháp: Vận dụng phương pháp quy nạp để hình thành tri thức, vận dụng các ví dụ đã được học sinh kiếm từ văn bản để làm ngữ liệu quy nạp thực hành tri thức và luyện tập. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 A. ổn định lớp, kiểm tra bài cũ Bài cũ: - Tình cảm của người m ... a đất trời mùa xuân sau Rằm tháng Giêng . Phân tích: 1.Tình cảm của con người với mùa xuân Mê luyến với mùa xuân-> quy luật tự nhiên, sẵn có ở mỗi con người. BP NT :đtừ, đngữ, đ.câu: ai bảo, đg` thg`, ai cấm đượcthì mới hết-> sự duyên dáng. NT so sánh, nhân hoá Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời, lòng người Thời tiết, khí hậu lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh, của mùa đông còn vương lại, vừa có cái ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân Âm thanh: chim nhạn, trống trèo , câu hát huê tình, không khí gia đình Sức sống mùa xuân trong lòng người ( làm cho con người muốn phát điên sự sốngcăng lên như mầm non cây cối..) Giọng điệu sôi nổi, tha thiết tạo sức truyền cảm, tâm trạng bồi hòi nhớ thương mùa xuân , quê hương của tác giả Cảnh sắc riêng và hương vị mùa xuân Bắc Việt ngày rằm tháng giêng. Đào hơi phai, nhưng nhuỵ còn phong hửởng, cỏ man mác. có mưa xuân, giàn hoa lý, ong đi kiếm nhuỵ hoa nền trời trong Thịt mỡ dưa hành đã thay thịt thỏ điểm lá tía tôcanh trứng, cua vắt chanh trò vui đã hết. Cuộc sống êm đềm, thường nhật đã lại tiếp tục. -> Hình ảnh so sánh( Nền trời không đục như màu pha lê, làn sáng hồng, rung động như cảnh con ve mỏi lột.. -> miêu tả tinh tế sự biến chuyển của TN sau rằm-> miêu tả tinh tế về TN trong một khoảng thời gian dài. Hoạt động 4: III Tổng kết ? Em cảm nhận những gì sâu sắc nhất từ mùa xuân đất Bắc, Từ VIệt Bắc này ? Qua đó em hiểu thêm tình cảm quý báu nào của nhà văn dành cho mùa xuân đát Bắc. Tình yêu bền chặt với mùa xuân đất Bắc. Tình cảm thuỷ chung với quê hương, mong mỏ đnước hoà bình để được sum họp. Gợi lên cho người đọc tình yêu thiên nhiên, tình yêu mùa xuân,yêu cuộc sống ? Em học tập được gì từ nhà thơ viết văn biểu cảm của tg? Ngôn ngữ giàu chất thơ, NT so sánh , linh hoạt, phát hiện và miêu tả thiên nhiên mùa xuân tinh tế, giàu cảm xúc đúng phong cách tuỳ bút. Học sinh thảo luận, phát biểu giáo viên tổng hợp cho học sinh ghi nhớ. Hoạt động 5: IV Luyện tập -Đọc diễn cảm bài văn. -Bình 1 đoạn hay nhất Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà Nắm ND- NT của bài Ôn tập thơ chữ tình *Rút kinh nghiệm giờ dạy Kiến thức: nội dung phù hợp, hay, học sinh học sôi nổi, hiểu bài - - - - - - -- ***** - - - - - - - -- Tuần 17 Tiết 65 Luyện tập sử dụng từ *Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh -Qua việc nắm yêu cầu về chuẩn mực sử dụng từ để luyện tập sử dụng từ có hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp -Học sinh liên hệ với bản thân qua các bài văn viết, thấy được những tồn tại khuyết điểm khi dùng từ để sửa chữa *Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 ổn định lớp kiểm tra bài cũ. GV ổn định nề nếp bình thường. -Kiểm tra bài cũ + Kiểm tra vở bài tập của học sinh +Kiểm tra lý thuyết về y/c chuẩn mực sử dụng từ +GV chuyển tiếp vào bài mới Tổ chức luyện tập sử dụng từ Hoạt động 2 1.Bài tập1: GV cho từng học sinh tình bày những lỗi dùng từ sai qua các bìa kiểm tra, các bài TLV từ đầu năm đến nay (về âm, chính tả, nghĩa, tính chất ngữ pháp, sắc thái tu từ) và nêu cách sửa chữa -Lớp nhận xét( nhất là cách sửa lỗi dùng từ của bạn GV bổ sung Hoạt động3: 2.Bài tập2: -Gọi học sinh viết đoạn văn về cơn mưa rào và đọc to( 3 h/s ở 3 mức độ yếu- khá-giỏi) Lớp nhận xét về việc dùng từ (đúng- sai, hay..) -GV kết luận và nêu cách sửa Hoạt động 4: Cách hướng dẫn học ở nhà -Nhắc nhở thêm về yêu cầu sử dụng từ ngữ để tạo lập văn bản -Hệ thống hoá kiến thức về văn-TV –TLV đã học từ đầu năm đến nay, chuẩn bị cho những tiết ôn tập ở tuần tiếp theo - - -- - - -- **** - - -- -- - Tiết 66 Trả bài tập làm văn số 3 *Mục tiêu cần đạt -Giúp học sinh -Tự nhận thấy năng lực làm văn biểu cảm( về con người) những ưu nhược điểm của bài viết Bài viết rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những bài viết sau, biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả trong làm văn biểu cảm và các phương tiện ngôn ngữ một cách có hiệu quả Tiến trình lên lớp Hoạt động 1: 1, tổ chức tìm hiểu đề, tìm ý GV cho chép lại đề văn: cảm nghĩ về người thân GV cho học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề văn, các ý của đề văn biểu cảm Hoạt động 2 2, lập dàn ý GV cho học sinh lập dàn ý chi tiết ( nội dung từng phần) GV cho học sinh xácc định các cách sử dụngtừ ngữ diễn đạt, sử dụng yếu tố tưj sự miêu tả trong bài văn biểu cảm nay như thế nào cho phù hợp. Hoạt động 3: Nhận xét bài làm của học sinh Nội dung bài làm Đặc trưng văn bản biểu cảm Cách dùng từ , đặt câu, diễn đạt liên kết đoạn Những ưu điểm chung của cả lớp Những bài làm tốt Những bài làm yếu, kém Hoạt động 4 Trả bài, đọc mẫu giáo viên trả bài và nhận xét bài làm( ưu, nhược điểm) của từng học sinh học sinh đọc bài của mình, liên hệ với giáo án lời phê giáo viên giáo viên cho đọc mẫu những bài đạt điểm khá giỏi động viên học sinh làm bài tốt hơn trong các bài sau Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà Xem lại các bài văn biểu cảm Hệ thống hoá các tác phẩm trữ tình đã học từ đầu năm để ôn tập Tiết 67 – 68 ôn tập các tác phẩm trữ tình Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh Qua hệ thống các tác phẩm văn học bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuât phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình tiếp tục được củng cố, rèn luyện một số kỹ năng đơn giản khi tiếp cận một tác phẩm trữ tình. - - -- -- - -- - -**** 0- - - -- -- - - -- - - Tiết 67: tổ chức ôn tập Bài tập 1: - giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Học sinh đứng tại chỗ trả lời Lớp nhận xét giáo viên kết luận, bổ sung Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập Gv chia lớp theo nhóm Đại lên trình bày yêu cầu: Bài ca nhà tranh đ tình cảm nhân đạo là vị tha cao cả Qua đèo ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ .hoang sơ Ngẫu nhiên viết đ tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. Sông núi nước Namđ ý thứ độc lập tự chủ ..tiêu diệt địch Tiếng gà trưa đ tình cảm quê hương gia đình qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ Bài ca côn sơn: Nhân cách thanh cao và sự giao hoà đối với thiên nhiên Tính dạ tứ: tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng Cảnh khuya : Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan. Bài tập 3: học sinh làm việc theo nhóm, trả lời, lớp nhận xét Yêu cầu Sau phút chia ly : song thất lục bát Qua đèo ngang: thất ngôn bát cú Bài ca côn sơn: lục bát Tiếng gà trưa: thơ 5 chữ ( thơ mới, tự do) Cảm nghĩtĩnh : ngũ ngôn tứ tuyệt Bài tập 4: Học sinh làm việc độc lập ý kiến sai: a,e,i,k ý kiến đúng : b,c,d ,g,h giáo viên hỏi thêm về đặc điểm tác phẩm chữ tình và văn biểu cảm bài tập 5: học sinh trình bày, lớp nhận xét, giáo viên bổ sung a, ca dao trữ tình là các bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể, truyền miệng Thơ trữ tình là tác phẩm của các cá nhân b Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát c,Thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình: ẩn dụ, so sánh đối ngữ học sinh đọc ghi nhớ, giáo viên diễn giải Hướng dẫn học ở nhà: Nắm đặc điểm của thơ trữ tình và văn biểu cảm Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 68: Tổ chức ôn tập tiếp theo Bài tập 1:So sánh nôi dung trữ tình và hình thức thể hiện trong các câu thơ của Nguyễn Trãi Gv cho học sinh chuẩn bị, trả lời trước lớp, lớp nhận xét giáo viên bổ sung giống nhau: hai cặp câu thơ đều nói lên lỗi lòng, lo nghĩ đối với đất nước của Nguyễn Trãi, nỗi niềm ấy luôn thường trực. ở mỗi dòng thứ nhất : biểu cảm trực tiếp ở dòng thứ 2: biểu cảm gián tiếp cho dòng thứ nhất , dùng để kể và tả. Khác nhau: dòng thứ hai cặp câu thứ 2 có sử dụng nối ẩn dụ để tô đậm sắc thái biểu cảm. Bài tập 2: học sinh đọc kỹ đề, chia nhóm để trao đổi đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét giáo viên kết luận, bổ sung. Bài cảm nghĩ .tĩnh: Tình cảm biểu hiện lúc xa quê hương , trực tiếp nhẹ nhàng mà sâu lắng. Ngẫu nhiên.quê: Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê gián tiếp, đượm màu sắc hóm hỉnh mà chua chát. Cho học sinh đánh giá về tình cảm quê hương của hai tác giả. Bài tập số 3: Học sinh làm việc trả lời, lớp nhận xét giáo viên bổ sung Bài : Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Cảnh vật có nhữtn yếu tố giống nhau ( đêm khuya, dòng sông, con thuyền .) nhưng ở đây yên tĩnh và chìm trong bóng tối. Là nỗi lòng của kẻ lữ thư, thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ. Bài rằm tháng giêng Cảnh sống động có nét huyền ảo trong sáng vì trời sôg thuyền đầy trăng. là nỗi lòng của người chiến sĩ vừa hoàn thành việc quan trọng “ làm việc quân “ từ đó thấy được mối quan hệ giữa tình với cảnh rất hoà quyện trong thơ trữ tình. Bài tập 4: học sinh làm việc theo nhóm Câu trả lời đúng là câu b,c,e Hướng dẫn học ở nhà Học sinh đọc kỹ nghi nhớ Chuẩn bị ôn tập bài: ôn tập tiếng việt Tiết 69- 70 ôn tập tiếng việt Chương trình địa phương A .Mục tiêu cần đạt: -Hệ thống hoá những kiến thức tiếng việt đã học ở kỳ I : Từ ghép ,từ láy, đại từ ,quan hệ từ -Rèn kỹ năng :Luyện kỹ năng tổng hợp về giải nghĩa từ sử dụng từ để nói , viết. B . Thiết kế bài dạy – hoc : Hoạt động 1 I . Ôn tập từ phức ? từ phức là gì ? Cho ví dụ. ? Có mấy loại từ phức ? Cho ví dụ. ? Các tiểu loại của từ ghép ? Cho ví dụ. ? Các loại từ láy ? Cho ví dụ. Học sinh thảo luận , trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, chốt: Trong từ phức , các tiếng có quan hệ về nghĩa thì gọi là từ ghép , có quan hệ về âm thì gọi là là từ láy. Hoạt động 2 Ôn tập đại từ ? Đại từ là gì ? Cho ví dụ ? ? Có mấy loại đại từ ? cho ví dụ ? Học sinh trả lời , giáo viên chốt Ngoài chưc năng dùng để chỉ ,hỏi, đại từ còn đóng vai trò np như : cn,vn,đn,bn, Hoạt động 3 III . Ôn tập quan hệ từ ? Quan hệ từ là gì ? cho ví dụ ? ? vai trò của quan hệ từ ? cho ví dụ ? Hoạt động 4 IV . Ôn tập từ Hán Việt -Giáo viên cho học sinh một số từ Hán Việt : lộ , thiên -Phân biệt các yếu tố thuần Việt với các yếu tố hán Việt . Hoạt động 5 V . Ôn tập từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , từ đồng âm -Học sinh đã được chuẩn bị ở nhà ,những kiến thức lý thuyết đã có . -Hình thức ôn tập : Vấn đáp . -Thực hành : Bài tập 3 :Tìm 1 số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với Ttừ đồng nghĩa Trái nghĩa bé nhỏ To, lớn Chăm chỉ Siêng năng Lưởi biếng Thắng Được Thua Hoạt động 6 ôn tập thành ngữ ? Thành ngữ là gì? nêu ví dụ ? đặc điểm về nghĩa của thành ngữ? Ví dụ? Bài tập 6: Tìm thành ngữ thuần việt đồng ngữ với từng thành ngư hán việt Bách chiến, bách thắng: trăm trận, trăm thắng Bán tín, bán nghi : nửa tin nửa ngờ Kim chỉ ngọc điệp: Cành vàng lá ngọc Khẩu phật tâm xa: Miệng nam mô bụng một bồ giao găm Bài tập 7: thay các thành ngữ tương đương là: Câu 1: đồng không mông quạnh Câu 2: còn nước còn tát Câu 3: con dại cái mang Câu 4: giàu nứt đố đổ vách Hoạt động 7 Chương trình địa phương phần tiếngviệt gv cho học sinh lẫn lướt lên bảng đọc các bài tập ( đã chép lên bảng) gọi 1,2 học sinh lên bảng trình bày các học sinh khác làm vào giấy nháp giáo viên kiểm tra tổ chức cho học sinh chữa, nhận xét. GV bổ sung, kết luận giáo viên có thể đọc một đoạn văn không phân biệt phụ âm đầu vần, thanh điệu học sinh chép rồi đối chiếu, so sánh sửâ chữa Hoạt động 8 Hướng dẫn học sinh học ở nhà Hết
Tài liệu đính kèm: