Giáo án Ngữ văn 12 tuần 29 đến 34

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 29 đến 34

TUẦN : 29

TIẾT : 87

NGÀY DẠY:

PHÁT BIỂU TỰ DO

A/ MỤC TIÊU :

- Giúp HS có những hiểu biết đầu tiên về phát biểu tự do, phân biệt với phát biểu theo chủ đề.

- Nắm được một số nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do.

- Bước đầu vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc phát biểu tự do về một chủ đề mà các em thấy hứng thú và có mong muốn được trao đổi ý kiến với người nghe.

- Tích hợp môi trường qua nội dung phát biểu.

B/ CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thiết kế giáo án, định hướng nội dung phát biểu, hướng dẫn học sinh chuẩn bị công việc ở nhà theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Thực hiện những công việc được phân công, mỗi HS đều có lời phát biểu.

 

doc 21 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 29 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 29
TIẾT : 87
NGÀY DẠY:
PHÁT BIỂU TỰ DO
A/ MỤC TIÊU :
- Giúp HS có những hiểu biết đầu tiên về phát biểu tự do, phân biệt với phát biểu theo chủ đề.
- Nắm được một số nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do.
- Bước đầu vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc phát biểu tự do về một chủ đề mà các em thấy hứng thú và có mong muốn được trao đổi ý kiến với người nghe.
- Tích hợp môi trường qua nội dung phát biểu.
B/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Thiết kế giáo án, định hướng nội dung phát biểu, hướng dẫn học sinh chuẩn bị công việc ở nhà theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Thực hiện những công việc được phân công, mỗi HS đều có lời phát biểu.
C/ TIẾN TRÌNH:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Đoạn trích tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ đã xây dựng trên tình huống kịch nào?
- Vì sao hồn Trương Ba trở nên xa lạ với chính những người thân trong gia đình mình?
- Hồn Trương Ba lâm vào bi kịch nào và bi kịch ấy được giải quyết ra sao?
2/ Vào bài:
TG
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- GV nêu câu hỏi:
+ Phát biểu tự do là dạng phát biểu thế nào? Chúng ta thường gặp ở đâu?
+ Sự khác biệt giữa phát biểu tự do và với các dạng phát biểu khác?
+ Em thử tưởng tượng mỗi chiến sĩ lái xe trong đoạn văn trên sẽ phát biểu những gì?
+ Nêu lên những yêu cầu của phát biểu tự do?
* HĐ 2: Hướng dẫn HS trực tiếp phát biểu:
- Yêu cầu một HS dẫn CT:
- Người dẫn chương trình lần lượt mời các bạn phát biểu.
- HS sinh khác nhận xét lời phát biểu của bạn.
- GV hỏi: Các bước tiến hành phát biểu tự do.
- GV tích hợp môi trường ở tình huống 2: 
* HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc thêm, nêu phần ghi nhớ.
1/ Thế nào là phát biểu tự do?
Trong cuộc sống, có nhiều lúc con người phải phát biểu tự do, nghĩa là không phát biểu ý kiến mà mình chuẩn bị trước theo một chủ đề định sẵn. Người ta gọi đó là phát biểu tự do.
2/ Nhu cầu phát biểu: do đòi hỏi của cuộc sống hoặc do thúc bách trong lòng mình. Có điều, dù phát biểu tự do như các chiến sĩ lái xe ở đây thì nó cũng có một khuôn khổ nhất định (chủ đề), chứ không phải phát biểu lung tung.
3/ Yêu cầu phát biểu tự do:
- Không được phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú.
- Phải bám chắc vào chủ đề, không để xa đề, lạc đề.
-Tự rèn luyện kĩ năng tìm ý và sắp xếp ý một cách nhanh chóng trong đầu mình.
- Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài văn hoàn chỉnh có mở đề và kết thúc.
- Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm người nghe cảm thấy mới mẻ và thích thú.
- Luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh.
4/ Tình huống phát biểu:
* Tình huống 1: Trong tiết sinh hoạt, mọi người đang bàn về những nguyên nhân không thuộc bài của học sinh và cách khắc phục. Bạn hãy nêu một nguyên nhân hoặc một cách khắc phục nào đó?
* Tình huống 2: Để làm cho cảnh quan trường lớp luôn sạch đẹp, mỗi học sinh phải làm gì?
Em hãy tham gia phát biểu sau cho đúng chủ đề, bất ngờ, thú vị cho người nghe?
3/ Củng cố: Khi phát biểu tự do, chúng ta thường gặp khó khăn gì? Cách khắc phục?
4/ Dặn dò:
- Bài học: Thuộc phần ghi nhớ, sưu tầm lời phát biểu tự do, học hỏi kinh nghiệm.
- Bài soạn: NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC
+ Đọc tiểu dẫn, tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Tìm bố cục của tác phẩm.
+ Thảo luận các câu hỏi hướng dẫn học bài.
TUẦN : 30
TIẾT : 90-91
NGÀY DẠY:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
A/ MỤC TIÊU:
-Giúp Hs nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác: chính luận, khoa học, nghệ thuật
-Có kĩ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của Nhà nước, hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như: đơn từ, biên bản khi cần thiết.
B/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Thiết kế giáo án, hướng dẫn học sinh soạn bài, chuẩn bị một số văn bản hành chính minh họa.
- Học sinh: Đọc kĩ SGK, nắm những kiến thức cơ bản, vận dụng vào làm bài tập.
C/ TIẾN TRÌNH:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Theo tác giả Trần Đình Hượu, nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta có những hạn chế gì?
- Cũng theo tác giả, mặt tích cực của văn hóa Việt Nam?
2/ Vào bài:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HĐ 1: Tìm hiểu văn bản hành chính:
- Cho HS đọc to các văn bản trước lớp.
- Gợi ý HS phát biểu ý kiến nhận xét các loại văn bản.
+ Những điểm giống nhau của các văn bản về khuôn mẫu?
+ Những điểm khác nhau về nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp?
* HĐ 2: Tìm hiểu về đặc trưng của p/c ngôn ngữ hành chính:
- HS dựa vào SGK, nêu các đặc trưng về ngôn ngữ dùng trong các văn bản.
+ Khi soạn thảo văn bản, cần nên có phần nào trước tiên?
+ Tại sao cần phải thận trọng dùng dấu câu?
+ Tại sao không sử dụng biện pháp tu từ?
- GV chốt lại những nội dung chính.
- HS nêu khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
-GV phân nhóm, yêu cầu HS làm bài tập.
-HS thực hiện bài tập theo nhóm, cử đại diện trình bày.
I/ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH, NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH:
1/ Tìm hiểu văn bản:
a) Các văn bản:
- Văn bản 1: Nghị định của chính phủ ban hành điều lệ bảo hiểm y tế.
- Văn bản 2: Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (tạm thời).
- Văn bản 3: Đơn xin học nghề.
b) Nhận xét văn bản:
- Văn bản 1 là nghị định của chính phủ. Gần với nghị định là văn bản của các cơ quan Nhà nước như: thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh.
- Văn bản 2 là giấy chứng nhận của thủ trưởng một cơ quan nhà nước. Gần với giấy chứng nhận làcác loại văn bản như văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,
- Văn bản 3 là đơn của một công dân gửi một cơ quan thuộc Nhà nước, hay do Nhà nước quản lí. Gần với đơn là các loại văn bản khác như bản khai, báo cáo, biên bản
2/ Ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành chính: có các đặc điểm sau: 
- Về trình bày văn bản: các văn bản đều được trình bày thống nhất. Mỗi văn bản thường gồm ba phần theo một khuôn nhất định.
- Về từ ngữ: có một lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao.
- Về câu văn: có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu.
II/ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH:
1/ Tính khuôn mẫu: thể hiện ở một kết cấu văn bản thống nhất, bao gồm ba phần: Phần đầu, phần chính và phần cuối.
2/ Tính minh xác: 
- Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý.
- Không dùng từ ngữ địa phương, từ khẩu ngữ.
- Không dùng các biện phát tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý.
- Ngôn từ trong văn bản hành chính là chứng tích pháp lí, nên không thể tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa, phải chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy.
- Các văn bản nhà nước cần chính xác và cả những ngày tháng mà văn bản có hiệu lực, cả chữ kí của người ban hành văn bản
3/ Tính công vụ:
- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp công vụ, do vậy những biểu đạt tình cảm của cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa.
- Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ có tính ước lệ, khuôn mẫu.
- Trong đơn từ cá nhân, khi muốn trình bày sự việc, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là biểu cảm.
- Những giấy tờ giao dịch cũng cần sử dụng ngôn ngữ hành chính để đảm bảo tính pháp lí.
* Ghi nhớ: SGK, trang 171.
III/ LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1: một số văn bản như: giấy khai sinh, đơn xin phép, giấy chứng nhận tốt nghiệp, đơn xin rút học ba, biên bản...
2/ Một số đặc điểm tiêu biểu của văn bản:
- Kết cấu ba phần theo khuôn mẫu chung.
- Dùng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, ban hành, căn cứ, nghị định, quyền hạn, trách nhiệm
- Ngắt dòng, ngắt ý và đánh số rõ ràng, mạch lạc, có thể các ý đó viết thành câu dài.
3/ Bài tập 3: Khi ghi biên bản, cần chú trọng những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tên biên bản.
- Địa điểm, thời gian họp.
- Thành phần cuộc họp.
- Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận. Kết luận cuộc họp.
- Chủ tọa và thư kí kí tên.
3/ Củng cố: HS không nhìn sách, nêu cách hiểu của mình về phong cách ngôn ngữ hành chính.
4/ Dặn dò:
- Bài học: Thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập còn lại.
- Bài soạn: VĂN BẢN TỔNG KẾT
+ Đọc SGK, tìm hiểu cách viết một văn bản tổng kết.
+ Vận dụng viết một văn bản tổng kết một hoạt động của lớp.
TUẦN : 31
TIẾT : 92
NGÀY DẠY:
VĂN BẢN TỔNG KẾT
A/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS hiểu mục đích và yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường.
- Biết cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ HS THPT.
B/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Thiết kế giáo án, hướng dẫn HS chuẩn bị bài, tìm văn bản tổng kết minh họa.
- Học sinh: đọc sách giáo khoa, làm bài tập ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Ngôn ngữ hành chính là gì?
- Phong cách ngôn ngữ hành chính có những đặc trưng cơ bản nào?
2/ Vào bài:
TG
HOẠT ĐỘNG GV, HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HĐ 1: Học sinh tìm hiểu chung về văn bản tổng kết:
- Thế nào là văn bản tổng kết?
- Vì sao phải viết văn bản này?
- Phân loại văn bản?
- GV nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa chung của văn bản tổng kết.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS viết văn bản:
- HS đọc bản báo cáo kết quả tình nguyện.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Văn bản thuộc loại nào?
+ Mục đích? Bố cục?
+ Cách dùng từ, đặt câu?
- HS nêu phần ghi nhớ.
* HĐ 3: Hướng dẫn giải bài tập:
- GV phân nhóm học sinh thực hiện bài tập.
- Mỗi học sinh phải viết một đoạn văn tổng kết ở bài tập 2.
I/ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN TỔNG KẾT: (sgk)
II/ CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT:
1/ Đọc văn bản báo cáo:
* Tóm tắt báo cáo: gồm các mục sau
- Tổ chức: địa điểm hoạt động, số lượng sinh viên tình nguyện
- Kết quả hoạt động:
+ Chăm sóc thương binh, bện ... , vừa là âm tiết, vừa là đơn vị ngữ pháp cơ sở, có thể là từ đơn. Đó là tiếng.
b/ Tất cả các từ đều không biến đổi hình thái.
c/ Phương thức ngữ pháp chủ yếu để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau là phương thức trật tự từ và hư từ.
* Bài tập 2: HS nhóm 2 thực hiện.
PCNN
sinh hoạt
PCNN
nghệ thuật
PCNN
chính luận
PCNN
báo chí
PCNN
khoa học
PCNN
hành chính
Thể loại văn bản tiêu biểu
-Ngôn ngữ nói trong hội thoại hằng ngày
-Dạng viết: thư từ, nhật kí, tin nhắn
-Thơ ca, hò vè
-Truyện, tiểu thuyết, kí
-Kịch
-Cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố
-Bình luận, xã luận.
-Bản tin
-Phóng sự
-Tiểu phẩm
-Phỏng vấn
-Chuyên luận, luận án, luận văn,
-Giáo trình, giáo khoa..
-Sách báo khoa học thường thức.
-Quyết định, biên bản, báo cáo, chỉ thị, nghị quyết,
-Các loại văn bằng, chứng chỉ..
-Đơn từ, hợp đồng.
* Bài tập 3: HS nhóm 3 thực hiện.
PCNN
sinh hoạt
PCNN
nghệ thuật
PCNN
chính luận
PCNN
báo chí
PCNN
khoa học
PCNN
hành chính
Các đặc trưng cơ bản
- Tính cụ thể 
- Tính xúc cảm
- Tính cá thể
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
- Tính công khai quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm
-Tính thông tin thời sự
-Tính ngắn gọn
-Tính sinh động, hấp dẫn lôi cuốn
-Tính trừu tượng, khái quát
-Tính lí trí, lôgic
-Tính phi cá thể
-Tính khuôn mẫu
-Tính minh xác
-Tính công vụ
* Bài tập 4: So sánh hai văn bản: HS nhóm 4 thực hiện.
Văn bản a
Văn bản b
- Mục đích: giải thích nghĩa của từ mặt trăng, qua đó cung cấp kiến thức về mặt trăng.
- Là văn bản thuộc PCNN khoa học
- Không mang tính hình tượng, tính biểu cảm và tính cá thể, thiên về tính trí tuệ, khái quát, lô gic
- Mục đích: tạo dựng hình tượng giăng, biểu tượng cho cái đẹp thơ mộng mà con người khao khát vươn tới.
-Là văn bản thuộc PCNN nghệ thuật, thể loại truyện ngắn.
-Nổi bật tính hình tượng, tính biểu cảm và tính cá thể hóa.
-Có hai lớp nghĩa: nói về giăng và nói về cái đẹp mơ mộng mà con người luôn khát khao.
* Bài tập 5: HS nhóm 5 thực hiện.
a/ Văn bản thuộc PCNN hành chính: một bản quyết định.
b/ Văn bản được cấu tạo theo khuôn mẫu chung của văn bản hành chính; phần đầu, phần nội dung quyết định và phần cuối (kí tên, đóng dấu). Văn bản dùng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, căn cứ, đề nghị, nhiệm vụ, tổ chức, tuyên truyền, thi hành quyết định. Văn bản mang tính khách quan trung hòa về sắc thái cảm xúc. Câu văn ngắt dòng thể hiện rõ ràng từng ý.
c/ Viết một tin ngắn để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản trên: HS tự làm.
3/ Củng cố: Các thể loại như tùy bút, bút kí, tóm tắt tiểu sử thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
4/ Dặn dò: 
- Bài học: Nắm vững các đặc trưng của từng phong cách ngôn ngữ chức năng.
- Bài soạn: ÔN TẬP VĂN HỌC 
+ Củng cố kiến thức về các tác phẩm truyện và tác phẩm kịch, văn học nước ngoài.
+ Vận dụng kiến thức làm bài tập.
TUẦN : 34
TIẾT : 100-102
NGÀY DẠY:
ÔN TẬP VĂN HỌC
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học trong sách Ngữ văn, tập 2, vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
- Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học
B/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Thiết kế giáo án, tham khảo tài liệu, hướng dẫn HS học tập, giao trước công việc của mỗi tổ thực hiện bài tập SGK.
- Học sinh: Đọc SGK, tự ôn lại kiến thức, thực hành qua các bài tập.
C/ TIẾN TRÌNH:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Vào bài:
TG
HOẠT ĐỘNG GV, HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
* HĐ 1: Phân nhóm trình bày các câu hỏi:
- HS nhóm 1 trình bày những khác biệt về số phận người lao động.
-HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS nhóm 2 trình bày những tác phẩm thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS nhóm 3 trình bày tình huống của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS nhóm 4 trình bày ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, ”
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS nhóm 5 trình bày tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của truyện “Số phận con người”.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS nhóm 6 trình bày ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” và ý nghĩa hình tượng “Ông già và biển cả”?
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
*HĐ 2: GV kiểm tra kiến thức tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vật của học sinh.
1/ Những phát hiện khác nhau về cảnh ngộ và số phận người lao động:
- Vợ chồng A Phủ: nói về nỗi khổ nhục của cô Mị, người con dâu gạt nợ của nhà thống lí PáTra. Dưới ách áp bức nặng nề, Mị như bị tê liệt về tinh thần, không còn hi vọng gì. Thế nhưng, từ trong đáy tâm hồn, Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt của một cô gái tài sắc và trẻ trung, khát khao tự do, tình yêu hạnh phúc. Sức sống ấy gặp hoàn cảnh thuận lợi sẽ bùng lê như ngọn lửa. Mị cắt dây trói cho A Phủ, cùng trốn đi với A Phủ, tự giải thoát cuộc đời mình.
- Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Trong thiên truyện này, Kim Lân đã làm nổi bật thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng; đồng thời phản ánh tính cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
2/ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
- Rừng xà nu: chủ nghĩa anh hùng thể hiện ở ý thức cộng đồng, ở lòng căm thù giặc sôi sục và tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng lên quật khởi, ở sự nối tiếp cách mạng từ thế hệ này đến thế hệ khác. 
- Những đứa con trong gia đình: CNAH bắt nguồn từ thù nhà gắn với nợ nước, là sự hòa hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống của quê hương và cách mạng đã tạo ra những con người coi đánh giặc, trả thù nhà nợ nước là bổn phận, là lẽ sống.
3/ Tình huống trong “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
- Ý nghĩa của tình huống: là một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn. Tình huống giữ vai trò hạt nhân của tác phẩm. Tình huống là một hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự thể hiện đặc biệt. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn:
+ Tình huống hành động.
+ Tình huống tâm trạng.
+ Tình huống nhận thức.
- Tình huống trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là tình huống nhận thức: người đàn ông thuyền chài đánh vợ, thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà, phản ứng của cậu bè Phác trước hành động vũ phu của người cha. Người đàn bà được mời đến tòa án huyện để giải quyết bi kịch gia đình đều dẫn đến sự bừng tỉnh, giây phút giác ngộ chân lí, làm sáng tỏ nhận thức mới mẻ của nhân vật Đẩu: “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”.
4/ Ýù nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: thể hiện ở sự phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời. Cần xác định rõ, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm sống và tình trạng sống như thế nào qua hai bình diện của vở kịch:
- Mâu thuẫn giữ linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.
- Bi kịch của con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình.
Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm gửi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống thật đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hòa giữ linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
5/ Ý nghĩa tư tưởng đặc sắc và nghệ thuật của truyện “Số phận con người” (Solokhop)
* Nội dung tư tưởng:
- Phơi bày số phận nghiệt ngã của con người trong chiến tranh.
- Lên án chiến tranh tàn khốc và bộc lộ tấm lòng thông cảm với con người bất hạnh.
- Ca ngợi tính cách và tâm hồn của con người Nga.
* Nghệ thuật đặc sắc:
- Ngòi bút miêu tả hiện thực: dũng cảm nói lên sự thật cay đắng của số phận con người sau chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện, tả cảnh, chọn lọc chi tiết, xây dựng tình huống hàm chứa nhiều ý nghĩa.
6/ Trong truyện ngắn “Thuốc”, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
* Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”: là nhan đề có nhiều ý nghĩa:
- Nghĩa đen: là một phương thuốc của sự lạc hậu, ngu muội, mê tín của người TQ xưa, lấy bánh bao tẩm máu người chữa bệnh lao.
- Nhưng “thuốc” còn có ý nghĩa khác sâu sắc hơn:
+ Phê phán sự lạc hậu của quần chúng và ước mong quần chúng có một cái nhìn đúng đắn về người chiến sĩ cách mạng.
+ Bi kịch của người chiến sĩ cách mạng tiên phong do xa rời quần chúng. Từ đó chỉ ra phương thuốc cho dân tộc mình: cuộc đấu tranh gắn bó với nhân dân.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện trong sáng, giản dị, cô đọng.
- Nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng nhiều hình tượng giùa ý nghĩa.
7/ Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích “Ông già và biển cả”:
- Qua đoạn văn miêu tả của ông lão với đán cá mập, chúng ta thấy được nguyên lí “Tảng băng trôi”. Tác giả mô tả bề nổi của tảng băng là cuộc chiến đấu của ông lão với đàn cá dữ trong tình thế tuyệt vọng. Và ông đã thất bại, không cứu vãn nỗi.
- Phần ý nghĩa biểu tượng:
+ Ông lão: một người lao động có khát vọng lớn lao, đẹp đẽ; chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành quả lao động của mình.
+ Đàn cá mập: chúng là sức mạnh phá hoại, là sự cản trở ước mơ của con người.
- Con cá kiếm chỉ còn bộ xương: thành quả lao động một đời người chỉ còn lại rất ít so với điều con người mong muốn.
3/ Củng cố: HS nêu lên những gì còn thắc mắc về tác phẩm, tác giả văn xuôi vừa ôn tập.
4/ Dặn dò: Chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12(1).doc