Giáo án Ngữ văn 12: Làm văn Bài viết số 1, 2

Giáo án Ngữ văn 12: Làm văn Bài viết số 1, 2

Ngày soạn:

Tiết LÀM VĂN

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(Bài làm ở lớp)

 A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 - Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học, viết được bài nghị luận xã hội bàn bạc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận

- Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Làm văn Bài viết số 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết Làm văn
Viết bài làm văn số 1- Nghị luận xã hội 
(Bài làm ở lớp)
 A- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
 - Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học, viết được bài nghị luận xã hội bàn bạc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận
- Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
B. chuẩn bị của thầy và trò
1. Công việc của trò
+ Xem lại bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Xem phần hướng dẫn và phần gợi ý một số đề tham khảo.
2. Công việc của thầy
+ Hướng dẫn trò chuẩn bị tốt cho bài viết số 1.
+ Ra đề và đáp án.
c. Tổ chức làm bài trên lớp
- ổn định lớp, nắm sĩ số HS.
- Nêu một số yêu cầu trong khi làm bài: tự giác, độc lập, không dùng tài liệu, không nhìn bài của bạn,
- Phát đề bài.
- Giám sát quá trình làm bài của HS.
- Thu bài.
I. Đề bài
1. Phần trắc nghiệm
Câu1. Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn ái Quốc
A. Vi hành B. Đập đá ở Côn Lôn C. Lưu biệt khi xuất dương D. Chạy giặc
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu thơ trong bài “ Lên núi” của HCM
 “ Ngẩng đầu mặt trời đỏ
 Bên suối một .”
Câu 3. Mục đích của tác giả khi viết “ Vi hành” là gì?
Câu 4. Nguyễn ái Quốc là tác giả của “Nhật kí trong tù” , đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 5. Sắp xếp theo thứ tự ra đời các tác phẩm của NAQ- HCM
1. Vi hành 2. Chiều tối 3. Di chúc 4. Lên núi 5. Tuyên ngôn độc lập 6. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 6. Nối tên tác phẩm cho phù hợp với tác giả:
 A B
1. Nhớ máu a. Phan Thị Thanh Nhàn
2 . Nhớ b. Trần Mai Ninh
3. Viếng bạn c. Hồng Nguyên
4. Hương thầm d. Chế Lan Viên
 e. Hoàng Lộc
2. Phần tự luận
 “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
ý kiến trên của nhà văn Pháp M.Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân ?
II. Hướng dẫn chấm:
1. Phần trắc nghiêm.
2. Phần tự luận:
 Bài làm của HS cần có các nội dung sau:
a) Giải thích khái niệm “đức hạnh” và “hành động”, mối quan hệ của chúng với tầm quan trọng của hành động. Hành động lại gắn với hiểu biết, tài năng. Cho nên nói đến một đức hạnh được thực thi là đã hàm chứa các điều kiện làm nên sức mạnh của đức hạnh ấy (ý chí, tình cảm, tài năng)
b) Phân tích các khía cạnh của mối quan hệ “đức hạnh” và “hành động”.
- Có “đức hạnh” mà không “hành động” chỉ là nói suông. Thực chất không thể hiện “đức hạnh” nào cả. Ngược lại "hành động" mà không bắt nguồn từ một "đức hạnh" thì rất nguy hiểm, dễ trở nên tàn nhẫn, độc ác. 
- Chứng minh cụ thể sự thể hiện đức hạnh bằng hành động. Ví dụ : sự tôn kính ông bà, cha mẹ, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, lòng vị tha, tính khoan dung, cần cù, chăm chỉ. Làm rõ, những hành động sai quấy hay độc ác đều thiếu đức, vô hạnh.
c) Bình luận ý nghĩa đúng đắn của quan niệm này và định hướng rèn đức, luyện tài của bản thân, nhất là thế hệ trẻ.
--------------------
Trả bài làm văn số 1
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
 - Củng cố và nâng cao thêm tri thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí.
- Rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho bài viết số 2.
b- tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 - Tổ chức phân tích đề
1. GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân tích đề (Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì?) HS áp dụng để phân tích đề bài viết số 1.
- HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích đề bài số 1.
- GV định hướng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề.
I. Phân tích đề
1. Phần Trắc ngiệm
2. phần tư luận
a. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích :
- Nội dung vấn đề.
- Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính.
- Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết.
a. Phân tích đề bài viết số 1
 “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
ý kiến trên của nhà văn Pháp M.Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân ?
- Nội dung vấn đề : Mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động
- Thể loại : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Thao tác chính : giải thích, chứng minh và bình luận.
- Phạm vi tư liệu : thực tế cuộc sống.
Hoạt động 2 - Tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý) 
II- Xây dựng đáp án (dàn ý) 
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 1 (GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình).
+ Dàn ý được xây dựng theo 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm cần có các luận cứ, luận chứng.
+ Dàn ý cho đề bài số 1 
Nội dung : Hướng dẫn chấm ở tiết Viết bài làm văn số 1.
Hoạt động 3 - Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết
- GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét những ưu, khuyết điểm.
III- Nhận xét, đánh giá bài viết 
Nội dung nhận xét, đánh giá :
- Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận 
- Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận một cách có hiệu quả
- Hệ thống luận điểm nhìn chung đầy đủ
- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) tiêu biểu, phù hợp với vấn đề 
- Tuy nhiên một só bài mắc những lỗi về kĩ năng, diễn đạt, sắp xếp ý chưa thật hệ thống
Hoạt động 4 - Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết
GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. 
IV- Sửa chữa lỗi bài viết
Các lỗi thường gặp :
+ Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.
+ Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý.
+ Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.
+ Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp,
Hoạt động 5 - Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm
GV tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm 
V- Tổng kết rút kinh nghiệm
- Cần xác định đúng trọng tâm
- Diễn đạt phải mạch lạc, sâu sắc
- Có những dẫn chứng thực tế thuyết phục( tránh nói thiếu căn cứ)
làm văn Viết bài làm văn số 2 - nghị luận xã hội
(Bài làm ở nhà)
I- Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng về nghị luận xã hội để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Biết vận dụng những tri thức về xã hội, những kinh nghiệm và vốn sống cá nhân để bình luận, đánh giá về một hiện tượng đời sống.
- Nâng cao ý thức và có thái độ đúng đắn với những hiện tượng đời sống xảy ra hàng ngày.
II. chuẩn bị của thầy và trò
1. Công việc của trò
+ Tìm hiểu những hiện tượng hàng ngày được nhiều người quan tâm đặc biệt là những hiện tượng gần gũi đối với thanh niên học sinh ngày nay.
+ Tìm hiểu lắng nghe hoặc đọc trên các phương tiện thông tin để nắm bắt dư luận xã hội về hiện tượng đời sống. Đồng thời suy nghĩ đánh giá về các hiện tượng để tỏ rõ trách nhiệm của mình chuẩn bị cho bài viết số 2.
+ Ôn lại hai bài học về nghị luận xã hội : Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống nhằm củng cố kiến thức và các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
2. Công việc của thầy
+ Hướng dẫn trò chuẩn bị tốt cho bài viết số 2.
+ Ra đề và đáp án.
Iii. Đề bài và hướng dẫn chấm
 1.Đề bài 
Hiện nay vẫn còn tình trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố, thị trấn. Nhưng đã và đang xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận các em về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
 2. Hướng dẫn chấm
Bài viết cần triển khai theo hướng:
+ Tình trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố, thị trấn.
+ ý nghĩa của việc xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận các em về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
+ Bản thân có suy nghĩ như thế nào ? Từng biết những nghĩa cử cao đẹp ở đâu ? Cần phải làm gì để nhân rộng hiện tượng đó ?
D. dặn dò: - Nạp bài theo đúng kế hoạch
Làm văn
Trả bài làm văn số 2
 I- Mục tiêu cần đạt
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn có liên quan đến bài làm.
- Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kỹ năng viết bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng.
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau.
II- tiến trình lên lớp
- HS chuẩn bị dàn ý bài viết (ở nhà).
- GV chấm chữa bài, chuẩn bị nhận xét chung và nhận xét cụ thể.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 - Tổ chức phân tích đề
1. GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân tích đề (Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì ?) HS áp dụng để phân tích đề bài viết số 2.
- HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích đề bài số 2.
- GV định hướng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề.
I. Phân tích đề
1. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích :
- Nội dung vấn đề.
- Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính.
- Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết.
2. Phân tích đề bài viết số 2 (ví dụ chọn đề : Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có một số thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang tài liệu và sử dụng trong phòng thi)
- Nội dung vấn đề : bàn về hiện tượng thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi. 
- Thể loại : Nghị luận về một hiện tượng đời sống. 
- Thao tác chính : Bình luận.
- Phạm vi tư liệu : thực tế cuộc sống.
Hoạt động 2 - Tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý) 
II. Xây dựng đáp án (dàn ý) 
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 2 (GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình).
Dàn ý được xây dựng theo 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm cần có các luận cứ, luận chứng.
Mở bài : Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung
Thân bài :
1. Phân tích hiện tượng :
+ Hiện tượng thí sinh vi phạm quy chế thi là một hiện tượng xấu, nó chứng tỏ một bộ phận thí sinh chưa có thái độ học tập, thi cử đúng đắn.
+ Hiện tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi nhằm mang tài liệu vào phòng thi chứng tỏ đã có sự chuẩn bị công phu từ ở nhà tức là có chủ trương vi phạm hẳn hoi. Đó là hành động vi phạm có ý thức.
+ Toàn bộ hiện tượng đó nói lên rằng một bộ phận thí sinh muốn đạt kết quả bằng hành động gian lận.
2. Bình luận hiện tượng
+ Đánh giá chung về hiện tượng.
+ Phê phán các biểu hiện sai trái : thái độ gian lận, cố tình vi phạm làm mất tính chất công bằng của kì thi.
Kết bài : Kêu gọi HS có thái độ đúng đắn trong thi cử, đảm bảo chất lượng các kì thi.
Hoạt động 3 - Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết
- GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét những ưu, khuyết điểm.
III. Nhận xét, đánh giá bài viết 
Nội dung nhận xét, đánh giá :
- Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa ?
- Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa ?
- Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu ? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợp lí ?
- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề hay không ?
- Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt,
Hoạt động 4 - Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết
GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. 
IV. Sửa chữa lỗi bài viết
Các lỗi thường gặp :
+ Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.
+ Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý.
+ Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.
+ Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp,
Hoạt động 5 - Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm
GV tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm 
V. Tổng kết rút kinh nghiệm
Nội dung tổng kết và rút kinh nghiệm dựa trên cơ sở chấm, chữa bài cụ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai van 1,2.doc