Giáo án Ngữ văn 12 – Chương trình cơ bản - Đặng Thị Lệ Tuyến

Giáo án Ngữ văn 12 – Chương trình cơ bản - Đặng Thị Lệ Tuyến

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh nắm được:

1. Kiến thức: Một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 1945 đến hết thế kỉ XX

3. Thái độ, tư tưởng: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan

 

doc 187 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1661Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 – Chương trình cơ bản - Đặng Thị Lệ Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tiết 1-2.Ngày soạn : 28/6/2009
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH.	 Tuần lễ thứ: 01.
 Lớp: 12. Môn: Ngữ văn. 	 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức: Một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 1945 đến hết thế kỉ XX
3. Thái độ, tư tưởng: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 GV:
 - SGK. SGV, thiết kế giáo án lên lớp
 -Tư liệu có liên quan
 * GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
 2. HS :
 - SGK, SBT 
 - HS đọc lại SGK Ngữ văn THCS , tìm tên tất cả các tác giả, tác phẩm văn học từ 1945 đến hết thế kỉ XX, ghi nhớ nội dung ( văn xuôi), thuộc lòng ( thơ), chọn những tác giả , tác phẩm yêu thích nhất 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 * HOAÏT ÑOÄNG 1: Ổn định lớp ( 1 phuùt)
 * HOAÏT ÑOÄNG 2 : BÀI MỚI : Giới thiệu bài ( GV thuyết giảng lời vào bài) 
 Ở các chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, các em đã được tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ khi hình thành nền văn học dân gian, văn học viết từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX. Ở chương trình Ngữ văn 12 này, các em sẽ được tìm hiểu thêm về một giai đoạn văn học có thể nói là phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc : Chặng đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét khái quát nền văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1975 – HS cần nắm vững về:
+ Hoàn cảnh lịch sử , xã hội, văn hóa
+ Qúa trình phát triển..
+ Đặc điểm cơ bản
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá từ cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1975
+ GV: Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN giai đoạn 1945-1975?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và tóm tắt những nét chính
+ GV: Từ năm 1945 đến 1975, nước ta trải qua những biến cố, sự kiện nào?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và khái quát lại
+ GV: Còn điều kiện kinh tế, văn hoá trong thời kì này như thế nào?
 + HS: Đọc sách giáo khoa và khái quát lại
KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMTT NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- CMT8 thành công đã mở kỉ nguyên độc lập: tạo nên nền văn học thống nhất về tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới (nhà văn - chiến sĩ. .
- Trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài, tác động mạnh và sâu sắc đến nhân dân và văn học.
- Kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. 
 - Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.
+ GV: Lưu ý học sinh: Giai đoạn lịch sử này tuy chưa lùi xa, nhưng những thế hệ sinh ra sau 1975 không dễ lĩnh hội được nếu không hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc đó: Đó là thời kì chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt.
+ Trong chiến tranh, vấn đề đặt lên hàng đầu là sự sống còn của dân tộc. Mọi phương diện khác của đời sống chỉ là thứ yếu, nếu cần phải dẹp đi, hi sinh hết, kể cả tính mạng của mình
+ Nhiệm vụ hàng đầu của văn học lúc bấy giờ là phục vụ cách mạng, tuyên truyền và cổ vũ chiến đấu
+ Tình cảm đẹp nhất là tình đồng chí, đồng bào, tình quân dân...
+ Con người đẹp nhất là anh bộ đội, chị quân dân, thanh niên xung phong và các lực lượng phục vụ chiến đấu
+ Con người tuy sống trong đau khổ nhưng vẫn có niềm lạc quan tin tưởng. Hi sinh cho tổ quốc là hoàn toàn tự nguyện, là niềm vui. Họ sẵng sàn đốt bỏ nhà cửa để kháng chiến, đường ra trận là con đường đẹp, con đường vui:
“Những buổi vui sao cả nước lên đường”
(Tố Hữu). 
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”
(Phạm Tiến Duật). 
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975.
+ GV: Văn học VN 1945-1975 phát triển qua mấy chặng?
+ HS: Đọc thầm SGK, phát biểu: 3 chặng: 1945 - 1954; 1955 - 1964; 1965 – 1975.
+ GV: Nội dung của những tác phẩm trong giai đoạn này là gì?
+ HS: Phát biểu
 + GV: Giảng thêm: Các tác phẩm Dân khí miền Trung, Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt, Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông,.. phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954:
* Nội dung chính: 
- Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó sâu sắc với đời sống và cách mạng.
- Khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
 - Niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai chiến thắng.
+ GV: Trong văn xuôi, những thể loại nào đóng ai trò tiên phong của văn học kháng chiến chống Pháp?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Truyện ngắn và kí có những tác phẩm tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
* Thành tựu:
- Truyện ngắn và kí: 
+ Một lần tới Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng) , 
+ Trận phố Ràng (Trần Đăng) , 
+ Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao) ; 
+ Làng (Kim Lân) ; 
+ Thư nhà (Hồ Phương) ,
+ Vùng mỏ (Võ Huy Tâm) ; 
+ Xung kích (Nguyễn Đình Thi) ; 
+ Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc) ,
+ GV: Nêu tên những bài thơ hoặc tập thơ hay ra đời trong kháng chiến chống Pháp?
+ HS: Phát biểu
- Thơ ca: 
+ Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng,..( Hồ Chí Minh), 
+ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), 
+ Tây Tiến (Quang Dũng),..
+ Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ GV: Kịch nói trong giai đoạn này có nét gì nổi bật?
+ HS: Phát biểu
- Một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
+ GV: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1955-1964?
+ HS: Đọc thầm SGK và nêu:
o Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng hoà bình và CNXH. 
o Miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai
+ GV: Nội dung chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này có gì khác trước?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Khái quát lại
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964:
* Nội dung chính: 
- Hình ảnh con người lao động
- Ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt
+ GV: Văn xuôi trong giai đoạn này viết về những đề tài nào? Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu ?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu ?
+ HS: Phát biểu
* Thành tựu:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, phạm vi của đời sống:
 + Sự đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người:
o Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương)
o Mùa lạc (Nguyễn Khải)
o Anh Keng (Nguyễn Kiên) 
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp:
o Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng)
o Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai) 
o Trước giờ nổ súng (Lê Khâm) 
+ Hiện thực trước CM:
o Tranh tối tranh sáng (Nguyễn Công Hoan). 
o Mười năm (Tô Hoài). 
o Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi). 
o Cửa biển (Nguyên Hồng). 
+ Công cuộc xây dựng CNXH:
 o Sông Đà (Nguyễn Tuân). 
 o Bốn năm sau (Nguyễn Huy Tưởng). 
o Cái sân gạch (Đào Vũ). 
+ GV gợi mở : Tình hình thơ ca trong giai đoạn này như thế nào? Có những thành tựu thơ ca tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
- Thơ ca: nhiều tập thơ xuất sắc 
+ Gió lộng (Tố Hữu). 
+ Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên). 
+ Riêng chung (Xuân Diệu). 
+ Đất nở hoa (Huy Cận). 
+ Tiếng sóng (Tế Hanh). 
+ GV: Tình hình kịch nói trong giai đoạn này ra sao? Có những tác phẩm tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
- Kịch nói:
+ Một Đảng viên (Học Phi). 
+ Ngọn lửa (Nguyễn Vũ). 
+ Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm). 
+ GV: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1965-1975?
+ HS: Phát biểu
 o Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng hoà bình và CNXH. 
 o Miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai
+ GV: Nội dung chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này là gì?
+ HS: Phát biểu
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975:
* Nội dung chính: 
 Đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ GV: Hãy nêu tên những tác phẩm tiêu biểu trong thể loại văn xuôi?
+ HS: Phát biểu
* Thành tựu:
- Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường và bất khuất.
+ Miền Nam:
o Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi) 
o Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). 
o Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). 
o Hòn đất (Anh Đức). 
o Mẫn và tôi (Phan Tứ). 
+ Miền Bắc:
o Vùng trời (Hữu Mai). 
o Cửa sông và Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu). 
o Bão biển (Chu Văn). 
+ GV: Tình hình thơ ca trong giai đoạn này có gì mới? Có những tác phẩm tiêu biểu nào?
+ HS: Phát biểu
* GV chốt lại và nhấn mạnh trọng tâm kiến thức
- Thơ: mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận.
+ Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu)
+ Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên)
+ Đầu súng trăng treo (Chính Hữu)
+ Vầng trăng quầng lửa (Phạm Tiến Duật)
+ Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)
+ Gió Lào cát trắng (Xuân Quỳnh)
+ Hương cây và Bếp lửa (Lưu Quang Vũ và Bằng Việt)
+ Cát trắng, Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa)
à Xuất hiện đông đảo các nhà thơ trẻ.
+ GV: Kịch nói đạt được những thành tựu nào?
+ HS: Phát biểu
- Kịch nói: gây được tiếng vang
+ Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình)
+ Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)
+ Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)
+ GV: Cho HS đọc SGK và tóm tắt những đóng góp của xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.
+ HS: Đọc thầm SGK và tóm tắt những đóng góp của xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.
d. Văn học vùng địch tạm chiếm: 
- Nội dung: phản ánh chế độ bất công tàn bạo, kêu gọi và cổ vũ tầng lớp thanh niên.
- Hình thức thể loại: gọn nhẹ như truyện ngắn, phóng sự, bút kí
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam)
+ Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
+ GV: Nhìn một cách bao quát văn học VN 1945- hết TK XX mang những đặc điểm nào?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời
+ GV: Em hiểu thế nào là cách mạng và cách mạng hoá?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Định hướng cách hiểu: 
o Cách mạng: là cuộc biến đổi chính trị và xã hội lớn và căn bản, thực hiện bằng cuộc lật đổ chế xã hội, lập nên chế độ mới và tiến bộ hơn.
o Cách mạng hoá: làm cho có tính chất cách mạng.
+ GV: Liên hệ với cách mạng hoá trong văn học.
+ GV: Khuynh hướng chủ đạo của nền văn học cách mạng là gì?
+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời
+ GV: Phân tích câu nói của Nguyễn Đình Thi
+ GV: Văn học giai đoạn này tập trung vào những đề tài nào?
+ HS: Đọc thầm sách giáo khoa và trả lời
* GV Khẳng định lại.
3. Nhữ ... ện trong mây trời Tây Bắc bung nở hao ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”
- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.
 + Quan sát nhiều lần để nhận thấy màu nước sông Đà biến đổi theo mùa:
“Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”
 + Con sông giống như “một cố nhân” lâu ngày gặp lại.
 + Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”
“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
 + Bờ sông “hoang dại” và “hồn nhiên” như “một bờ tiền sử”, phảng phất “nỗi niềm cổ tích”.
 + Sự im lặng thì tịch mịch đến nỗi con người thèm được giật mình:
“Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên”
 + “Con hươu thơ ngộ” trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời:
“Hươu vểnh tai nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”
 + Đàn cá dầm xanh: “quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”
 + Con thuyền: lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ như “một người tình nhân chưa quen biết”.
=> Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút. Nguyễn Tuân đã dựng nên cả một không gian trữ tình khiến người đọc say đắm, ngất ngây, thêm yêu thêm cuộc đời này?
3. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà:
- Tính chất cuộc chiến: không cân sức
+ Sông Đà: 
 o Đá trên sông như bầy thuỷ quái dàn trận đợi sẵn:
“Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông”
 o Khi thuyền đến nơi:
“Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi vật ngửa mình ra”
à sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền, sóng thác tung ra những miếng đòn hiểm quyết bóp chết người lái đò.
 + Thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm:
“”Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền”
à Thiên nhiên lớn lao, dữ dội và hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh.
 + Con người:
 nhỏ bé, không có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên “một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận điạ sẵn”
- Kết quả: 
Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên:
 + Đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông:
“Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh về cửa sinh”
 + Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận:
“Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh cửa mở cánh khép.” 
 + Những thằng đá tướng:
 “đã tiu nghỉu qua bộ mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng cửa sinh mà nó trấn lấy”.
- Nguyên nhân làm nên chiến thắng: 
 + Sự ngoan cường, dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua thử thách của cuộc sống
 + Tài trí, sự hiểu biết và nhất là kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghề sông nước, lên thác xuống ghềnh.
- Cảm hứng của tác giả:
 + Thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, còn con người lao động Tây Bắc là vàng mười của đất nước
 à trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
 + Con người quý giá ấy lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
 + Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của con người.
=> Người lái đò dũng cảm, tài hoa, trí dũng chính là “vàng mười” của vùng Tây Bắc.
* Hoạt động 8: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh rút ra chủ đề của tác phẩm.
+ GV: Người lái đò sông Đà ngợi ca điều gì?
- Thao tác 2: Hướmg dẫm học sinh nhận xét về nghệ thuật tác phẩm.
+ GV: Qua tác phẩm, em có thể rút ra được điều gì về tác giả Nguyễn Tuân?
* Hoạt động 9: Hướng dẫn luyện tập 
- GV: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau bài học.
- HS: Ghi nhận sự hướng dẫn 
III. Tổng kết:
1. Nội dung
 Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc 
2. Nghệ thuật:
 Công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.
IV .Luyện tập :
Hai nhân vật Sông Đà và người Lái ĐÒ s. Đà bbộic lộ đầy đủ tính cách của mình khi nhà văn đặt vào một cuộc giảotanh dữ dội . Đây cũng là cơ hội để Nguyễn Tuân khoe hết tài hoa , sự uyên bác và chữ nghĩa phong phú của mình 
Cuộc giao tranh giữa ông lái đò trí dũng và thác dữ sông Đà diễn ra song song cvới cuộc đua tranh giữa NT Và tạo hóa 
Sông Đà trở thành một loài thủy thác vừa hung bạo vừa nham hiểm
 Tác giả khăc họa được hình ảnh thâtk oai hùng của người lái đò đầy trí dũng , cưỡi lên luồng nước hung dữ đang tế mạnh , nắm chắc lấy bờm sóng , lao vút qua lớp lớp mhững cửa đa đầy hiểm ác .._ tca sgiả ném ra bao nhiêu là cái nghĩa góc cạnh , gợi lên liên tưởng so sánh độc đáo và chính xác
Ong lái đò gọi sông Đà có thác dữ “ quảng ( sông) vừa ầm ầm vừa quạnh hiu ”. Ông dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri vô giác 
 * Hoạt động 10 : Củng cố 
 - HS cần nắm vững :
 - Hình tượng con sông Đà hùng vĩ được miêu tả như thế nào qua bút pháp tài hoa của tác giả? Hình tượng con sông Đà trữ tình được thể hiện qua những câu văn như thế nào?
 - Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
 * Hoạt động 11: Dặn dò
 - Hoàn thiện 2 bài tập Luyện tập.
 - Soạn bài “Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận”
 &&&&&&&&&&&&&&&&
 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tuần 16
 Ngày soạn : 25/11/09
Trường THPT Nguyễn Thị Định
Lớp 12 . Môn : Làm văn
CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
 --------aðb-------- 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hệ thống hóa những lỗi thường gặp khi lập luận.
- Tự phát hiện, phân tích và sữa những lỗi về lập luận trong bài nghị luận.
- Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: - SGK , SGV, STK , soạn giáo án lên lớp 
	-GV nêu vấn đề, gợi tìm hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận.
2. HS : SGK. SBT , STK, và tài liệu văn bản cần sửa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài soạn của HS
* Hoạt động 2: Vào bài mới( thuyết giảng):Văn nghị luận nói chung rất phong phú và đa dạng . Người viết thường mắc phải những lỗi diễn đạt do : thiếu kĩ năng diễn đạt , lập luận vè luận điểm và luận cứ ,,	
Họat động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
* Họat động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.
 - GV Hướng dẫn HS phát hiện lỗi và sửa nêu luận điểm trong ví dụ a,b,c ở SGK.
+ GV cho HS thảo luận theo 3 nhóm với 3 đoạn văn a,b,c. Cử đại diện trả lời, có bổ sung trong nhóm và giữa các nhóm.(5ph).
 + HS thảo luận - HS trả lời
* GV chốt lại.
 - Câu a : Luận điểm nêu ra trong bài thu điếu chi tiết trùng lặp (“Cảnh vậtvắng vẻ”, “ngưng đọng im lìm” “cảnh sắc im ắng”)
 - Câu b : Ý nghĩa thật sự của 2 câu thơ trong Thuật hoài diễn đạt trùng lặp mà không trình bày được luận điểm quan trọng cần nêu: Ý nghĩa của nợ công danh theo quan niệm của riêng PNL là gì? 
- Câu c : Giữa luận điểm : “VHDG ra đời từphát triển”, với luận cứ tiếp theo “Nhắc đến nócuộc sống” rời rạc và không có liên kết về nội dung.
@ GV củng cố những thao tác cách xây dựng luận điểm gợi SGK trang 198. 
HS phát biểu độc lập có bổ sung.
 @ GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ về các lỗi nêu luận điểm.
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ.
- GV : Hướng dẫn HS lần lượt xác định các lỗi nêu luận cứ trong từng ví dụ và sửa lại bằng những cách khác nhau. 
+ GV yêu cầu HS lần lượt trả lời từng câu có nhận xét bổ sung.
* GV nhận xét :
- Câu a : Cần nêu rõ luận cứ quan trọng đó là sự tương đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ- tâm trạng riêng của Huy Cận nhưng trong đó cũng hàm chứa tâm trạng chung của cái tôi thơ mới. Sửa lại luận cứ : Nắng xuống trời lên sâu chót vót.
- Câu b : Luận cứ thiếu chính xác “ Đất nước sau hơn hai thế kỉhoàn toàn”. Luận cứ thiếu toàn diện vì chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng. Cần bổ sung các luận cứ phù hợp với luận điểm :”Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”.
- Câu c : Cần sắp xếp lại theo trình tự hợp lý. Luận cứ không phù hợp với luận điểm :”Ải Chi Lăng của biển Bạch ĐằngCác địa danh này không phải là tên tuổi”.
@ GV nhấn mạnh cho HS cách tạo lập luận chặt chẽ và chú ý về lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ (SGK / 199).Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
* Họat động 5: GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi về cách thức lập luận
- Hướng dẫn HS xác định phân tích các lỗi về cách thức lập luận và sửa theo một số cách. +Yêu cầu HS trả lời và nhận xét bài làm của bạn.
* GV tóm lại :
-Câu a : Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ luận điểm chính .
-Câu b : Luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào “cái đói “khi viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao).
- Câu c : Luận điểm không rõ ràng, chưa nêu bật được luận điểm chính . Luận cứ mở rộng , tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu : Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ( Thu hứng).
 * GV cần nhấn mạnh lại cách tổ chức lập 
luận.Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ 
I.Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm:
Câu a: Luận điểm nêu chưa rõ, nội dung trùng lặp không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý.
Câu b: Không nêu được luận điểm khái quát 
Câu c: Luận điểm không rõ ràng, chưa logic với luận cứ đưa ra.
*Ghi nhớ : SGK trang 196
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ:
Câu a:Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác.
Câu b: Luận cứ thiếu chính xác và không phù hợp với luận điểm
Câu c: Luận cứ thiếu tính hệ thống , logic
*Ghi nhớ: SGK trang 196
III. Lỗi về cách thức lập luận: 
Câu a: Trình bày luận cứ thiếu logic ,lộn xộn . 
Câu b: Luận điểm không rõ ràng.
Câu c: Luận điểm và luận cứ lôn xộn không phù hợp.
*Ghi nhớ: SGK trang 196
*Hoạt động 6 : Củng cố
 GV hướng dẫn HS : phần luyện tập
GV hướng dẫn HS giải bài tập ở sách Bài tập Ngữ văn 12 ( tùy đối tượng và thời gian có thể lấy thêm bài tập từ thực tế bài làm hs
 * Hoạt động 7: Dặn dò :
 Hướng dẫn HS học bài và soạn bài ở nhà: 
- Gợi ý giải bài tập còn lại
Soạn bài:” Ai đã đặt tên cho dòng sông” –Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van_12_co_ban_(_moi_soan).doc