Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 32: Thao tác lập luận so sánh

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 32: Thao tác lập luận so sánh

Tuần: 8

Tiết: 32

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

I - MỤC TIÊU

 Giúp HS:

 -Nắm được mục đích, yêu cầu và cách so sánh trongvăn nghị luận.

 - Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học về thao tác lập luận so sánh để viết một đoạn văn trong bài văn nghị luận .

II- CHUẨN BỊ

-GV : SGV, bảng phụ .

- HS : SGK , bảng phụ

 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

Thế nào là lập luận phân tích? Anh (chị ) hãy cho một vd trong đó sử dụng thao tác lập luận phân tích ?

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1433Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 32: Thao tác lập luận so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tiết: 32
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I - MỤC TIÊU 
	 Giúp HS: 
	-Nắm được mục đích, yêu cầu và cách so sánh trongvăn nghị luận.
	- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học về thao tác lập luận so sánh để viết một đoạn văn trong bài văn nghị luận .
II- CHUẨN BỊ 
-GV : SGV, bảng phụ .
- HS : SGK , bảng phụ 
 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Thế nào là lập luận phân tích? Anh (chị ) hãy cho một vd trong đó sử dụng thao tác lập luận phân tích ?
Bài mới: 
Trong bài văn ghị luận để thuyết phục người đọc người nghe tin và làm theo những gì mà mình định gửi gắm cần sử dụng nhiều thao tác lập luận. Bên cạnh thao tác lập luận phân tích lập luận so sánh được sử dụng khá nhiều và có những mục đích hiệu quả riêng. Bài học hôm nay sẽ làm rõ những vấn đề trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu so sánh và lập luận so sánh 
*GV dẫn ý giới thiệu: thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận nhằm làm sáng tỏ, làm vững chắc hơn lập luận của người viết về vấn đề
* GV hướng dẫn trả lời câu hỏi 
- “ Chinh phụ ngâm; Cung oán ngâm khúc” nói về người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa, người cung nữ bị nhà vua lạnh nhạt...
- “Truyện Kiều” nói đến một xã hội: tài tử, giai nhân bọn lưu manh gian ác từ quan võ đến quan văn từ đại thần đến thư lại, lính tráng từ người dân thường đên thầy cúng... cho đến Văn Chiêu hồn, Văn tế thập loại chúng sinh cho ta thấy cả một loài người lúc sống và lúc chết.
*GV giảng ý thêm: Chế Lan Viên đã đi từng bước đưa dẫn chứng so sánh đối chiếu, để cuối cùng thuyết phục ta thừa nhận nhận định của ông là đúng.
HĐ2: Tìm hiểu cách so sánh 
* GV cho hs đọc văn bản và hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk
* Giảng thêm một số ý 
 -Khi so sánh phải có tiêu chí (so sánh ở mặt nào, điểm nào) rõ ràng và sau đó kết luận liên quan đến tiêu chí đó.
-Theo Nguyễn Tuân giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. (nhưng sự đa dạng của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn Nguyễn Tuân chưa bàn tới)
* GV nêu kết luận nói về vai trò của lập luận so sánh 
So sánh là một trong những thao tác lập luận rất quan trọng và được vận dụng rất nhiều trong giao tiếp (nói và viết). So sánh trong bài văn nghị luận được xem như một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để chỉ ra những nét giống nhau gọi là so sánh tương đồng, nhưng nhìn chung so sánh là để chỉ sự giống nhau và khác nhau. 
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
*GV gọi HS đọc bài tập và gợi ý làm bài 
Sức hấp dẫn của đoạn trích trên do nhiều yếu tố nhưng rõ ràng thao tác lập luận so sánh đã có một ý nghĩa không nhỏ để giúp tác giả khẳng định một chân lí về sự tồn tại độc lập của chủ quyền, của nước Đại Việt dựa trên cơ sở chắc chắn từ những thực tiễn lịch sử.
-HS: Đọc văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
+Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúcnói về một lớp người- người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa , người cung nữ bị vua bỏ rơi.
 +Truyện Kiều nói đến một xã hội loài người từ tài tửu giai nhân đến bọn lưu manh gian ác ,yừ quan võ đến quan văn
+ Văn Chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết. Qua một loạt so sánh ta thấy cụ thể hơn sinh động hơn ý nghĩa của tác giả. Do đó bài văn có sức thuyết phục hơn.
- HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
+ Nguyễn Tuân so sánh Ngô Tất Tố với quan niệm của hai loại người:
wLoại chủ trương “cải lương hương ẩm” Họ cho rằng chỉ cần cải cách những người hủ tục thì đời sống ngường nông dân sẽ được nâng cao.
w Loại người hoài cổ: họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch ngày xưa (với ngư tiều canh mục...) thì đời sống người nông dân sẽ được cải thiện
wMục đích của sự so sánh: chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên Nguyễn Tuân đã làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ áp bức bóc lột mình. Đó là sự so sánh khác nhau.
- HS đọc đoạn trích trong bài Đại cáo bình Ngô và trả lời câu hỏi sgk 
Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục nhà thơ sử dụng biện pháp so sánh: so sánh ta với TQ, đặt ta ngang hàng với TQ, ngang hàng về trình độ chính trị tổ chức chế độ, quản lí quốc gia.(Triệu Đinh Lí Trần đặt ngang hàng với Hán Đường Tống Nguyên)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH.
 1.Đối tượng được so sánh là chiêu hồn , đối tượng so sánh là Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc ,Truyện Kiều 
2. Điểm giống và khác nhau .
- Giống nhau : Đều bàn về con người (một hạng người, cả xã hội người) 
-Khác nhau: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc ,Truyện Kiều bàn về con người ở cõi sống còn chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết
3. Mục đích so sánh nhằm làm sáng tỏ, làm vững chắc lập luận của mình khẳng định luận điểm trên.
=>Mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh là làm sáng tỏ ,làm vững chắc hơn luận điểm của người viết 
II. CÁCH SO SÁNH 
-Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện đánh giá trên cùng một tiêu chí để rút ra điểm giốngvà khác nhau
- So sánh trong bài văn nghị luận được xem như một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật đểchỉ ra những mặt giống và khác nhau. 
Với mục đích và tính chất như thế so sánh giúp người viết văn nghị luận triển khai phát triển luận điểm một cách thuận lợi và thuyết phục .
III. LUYỆN TẬP
- Trong đoạn trích trên tác giả so sánh Bắc Nam trên các phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục
- Trong đoạn trích trên Nguyên Trãi sử dụng thao tác lập luận so sánh tương đồng trên các phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục, để khẳng định chủ quyền của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, cũng co nghĩa là khẳng định ý thức chủ quyền của Đại Việt. Các tiêu chí đưa ra để so sánh có ý nghĩa thuyết phục người đọc, tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích. 
4.Củng cố:
- Nhấn mạnh cách so sánh.
- Yêu cầu hs viết một đoạn văn trong đó có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
5. Dặn dò
 Xem và soạn bài “Khái quát về Văn học VN”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI28.doc