Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 24: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 24: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Tuần: 6

Tiết: 24

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ , ĐIỂN CỐ

I - MỤC TIU

 Gip HS:

 - Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.

 - Cảm nhận đợc giá trị của thành ngữ và điển cố

 - Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trờng hợp cần thiết

II-CHUẨN BỊ

 - GV : sgk- sgv , Từ điển TV, bảng phụ

 -HS : Đọc bài, làm bài tập trong bảng phụ .

 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2246Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 24: Thực hành về thành ngữ, điển cố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết: 24	
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ , ĐIỂN CỐ
I - MỤC TIÊU 
	 Giúp HS: 
 - Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
 - Cảm nhận đợc giá trị của thành ngữ và điển cố
 - Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trờng hợp cần thiết
II-CHUẨN BỊ 
 - GV : sgk- sgv , Từ điển TV, bảng phụ 
 -HS : Đọc bài, làm bài tập trong bảng phụ .
 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ :
Anh (chị ) hãy nêu cảm nhận về những người nghĩa sĩ nông dân qua phần thích thực trong bài “VTNSCG”.
 3. Bài mới: 
Trong lời nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương chúng ta thường sử dụng những tổ hợp từ đã trở nên cố định để diễn đạt những ý nghĩa nào đó. Đó là khi chúng ta vận dụng thành ngữ, điển cố. Bài học hôm nay nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố trong đời sống cũng như trong văn học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1:Ôn tập về thành ngữ 
* GV ôn lại cho hs kiến thức về thành ngữ.Nhắc lại khái niệm thành ngữ + Đặc điểm của thành ngữ 
-Thành ngữ có ý nghĩa mang tính triết lí sâu sắc, thâm thuý hàm súc.
- Tính hình tượng: hình ảnh cụ thể (thuận buồm xuôi gió; mẹ tròn con vuông...)
-Tính khái quát về nghĩa: tuy dùng hình ảnh cụ thể nhưng thành ngữ có tính khái quát cao, có chiều sâu và bề rộng.
- Tính biểu cảm: thể hiện đánh giá thái độ tình cảm của con người.
* GV gọi hs đọc bài tập 1 và làm theo yêu cầu sgk
* GV giảng ý : Nếu so sánh hai thành ngữ trên với các cụm từ thông thường, một mình phải nuôi cả chồng và con, làm lụng vất vả dưới nắng mưa. Thì ta thấy các thành ngữ ngắn gọn cô đọng cấu tạo ổn định. Đồng thời thể hiện nội dung khái quát giá trị biểu cảm.
Thành ngữ trên phối hợp với các cụm từ: lặ lội, thân cò, eo sèo....khắc họa rõ nét một hình ảnh người vợ vất vả, tần tảo ,đảm đang tháo vát trong công việc gia đình.
* GV gọi hs đọc bài tập 2 và làm theo yêu cầu sgk
 Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm , thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói tới.
* GV gọi hs đọc bài tập 3 và làm theo yêu cầu sgk
* Nhắc lại ý chú thích trong sgk 
- “ Giừơng kia” gợi lại chuyện Trần Phồn thời hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về treo giường lên.
- “Đàn kia” gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Do đó khi Tử Kì chết Bá Nha không gảy đàn nữa vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình.
Điển cố ngắn gọn hàm súc thâm thuý. Muốn sử dụng điển cố phải là người có vốn sống, vốn văn hóa phong phú
* GV gọi hs đọc bài tập 4 và làm theo yêu cầu sgk
*GV giải thích 
-“Ba thu” : Kim Trọng tương tư Thuý Kiều một ngày không thấy mặt dài như ba năm.
- Chín chữ: Trong kinh thi chín chữ kể về công lao của cha mẹ đối với con cái là:
+ Sinh : sinh đẻ, sinh thành
+ Cúc: nuôi nấng
+ Cố: cố nhiên
+ Phủ: vỗ về
+ Phúc: điều tốt lành
+ Phục: bình phục
+ Trưởng: lớn lên trưởng thành
+ Dục: sinh con.
+ Súc : chất chứa.
“Liễu chương đài” gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa. Viết thư về thăm vợ có câu : “ Cây liễu ở chương đài xưa xanh xanh nay có còn không ? hay là tay người khác đã vin bỏ mất rồi”
“Mắt xanh” Nguyễn Tịch đời Tấn quí ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt) không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng( lòng trắng của mắt)
* GV gọi hs đọc bt và trình bày bằng bảng phụ 
*GV: Nhìn chung nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng mà sự diễn đạt lại có thể dài dòng
*BT6: Lưu ý hs cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa và cách dùng từ, nghĩa biểu hiện, biểu cảm của từng thành ngữ trước khi đặt câu 
VD: Nói với nó như nước đổ đầu vịt chẳng ăn thua gì.
- Đó là bọn người lòng lang dạ thú hãm hại người vô tội đến chết đi sống lại.
- Nhà thì nghèo nhưng nó lại quen thói con nhà lính tính nhà quan.
*BT7: GV gợi ý
Muốn hiểu và sử dụng điển cố phải nắm được nguồn gốc của nó.
VD: Chỗ ấy chính là cái gót chân Asin của đối phương đấy.
- HS nhắc lại khái niệm 
 Khái niệm thành ngữ: Thành ngữ là một loại ngôn ngữ có vai trò tổ chức câu, tương đương với từ và cụm từ cố định đã hình thành từ trước,thuộc loại đơn vị có sẵn.
-HS đọc bt và nhận xét 
 w“một duyên hai nợ”: Ý nói một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng và cả con.
w “Năm nắng mười mưa”: vất vả cực nhọc chịu đựng dãi dầu nắng mưa.
- HS đọc bt + phân tích tính hình tượng , biểu cảm ,hàm xúc của các thành ngữ
w “Đầu trâu mặt ngựa” gợi lên một lũ người mặt mũi gớm ghiếc dữ tợn hung ác, đằng đằng sát khí.
w “Cá chậu chim lồng” : cảnh sống tù túng, chật hẹp ,mất tự do.
w “ Đội trời đạp đất”: biểu hiện lối sống hành động tự do ngang tàng, không chịu sự bó buộc,
BT3: SGK
-Hai điển tích trên dùng để nói về tình bạn thắm thiết keo sơn. Chữ dùng ngắn gọn mà biểu hiện ý tình sâu xa. 
-Điển cố là những sự việc trước đây hay câu chữ dùng trong sách đời trước được dẫn ra lồng ghép vào bài văn, lời nói về những điều tương tự. 
-HS đọc bt và giải thích 
w “Chín chữ”: Thuý Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với mình (TK phải sống biền biệt nơi đất khách quê người chưa hề báo đáp được cho cha mẹ).
 w “Liễu chương đài”: Thuý Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mất rồi.
w “ Mắt xanh” Từ Hải muốn nói với TK rằng chàng biết nàng ở chốn lầu xanh, hằng ngày phải tiếp khách làng chơi nhưng chưa hề ưa ai, bằng lòng với ai.
- HS đọc và lên bảng dán câu trả lời.
- HS chú ý nghe về nhà làm bài vào tập 
I .THÀNH NGỮ 
* Thành ngữ được cấu tạo là các từ ngữ cố định ,được hình thành từ trước 
* Đặc điểm của thành ngữ 
- Tính hình tượng( Hình ảnh cụ thể)
- Tính khái quát về nghĩa
- Sắc thái biểu cảm:
1.Bài tập 1 
-Thành ngữ : “Một duyên hai nợ” một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng và con.
-“năm nắng mười mưa”chịu đựng vất vả ,cực nhọc ,dãi dầu mưa nắng .
=> Nếu thay các thành ngữ trên bằng những cụm từ miêu tả thì lời văn sẽ dài dòng ,ý bị lõang ,giảm ấn tượng khi đọc thơ theo nguyên tắc “Ý ở ngoài lời”
2.Bài tập 2
-“Đầu trâu mặt ngựa” : +Tính hình tượng :hung bạo, thú vật( trâu, ngựa)
+ Tính biểu cảm :phê phán 
bọn quan quân vô nhân tính tàn bạo .
- “Cá chậu chim lồng” : cảnh sống tù túng, chật hẹp ,mất tự do.
- “ Đội trời đạp đất”: biểu hiện lối sống hành động tự do ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ quyền uy nào. => khí phách ngang tàng của Từ Hải.
II. ĐIỂN CỐ
3. Bài tập 3 : Cả hai điển cố điều nói đến tình bạn keo sơn thắm thiết 
* Điển cố : xuất phát từ các sự kiện ,sự tích cụ thể trong các văn bản trong quá khứ hay trong cuộc sống để khái quát điều đang diễn ra trong văn bản ( Cuộc sống con người)
* Đặc điểm của điển cố : Cô đọng ,hàm xúc, thâm thúy .
4.Bài tập 4
 -“Ba thu” ba năm thời gian dài đằng đẳng nỗi buồn ngày càng tăng .
-“Chín chữ” công lao của cha mẹ đối với con cái
- “Liễu chương đài” gợi chuyện xưa của người chồng đi làm quan ở xa viết thư hỏi thăm vợ về cây liễu trước nhà người vợ có còn thương mình không hay đã theo người khác . 
-“Mắt xanh”chỉ vẻ đẹp của Thúy Kiều. Thể hiện sự quí trọng đề cao phẩm giá Thuý Kiều của Từ Hải.
5. Bài tập 5
a. “Ma cũ bắt nạt ma mới” người cũ cậy quen biết mà lên mặt,bắt nạt dọa dẫm người mới đến.
Có thể thay bằng cụm từ: bắt nạt người mới.
- “Chân ướt chân ráo” Vừa mới đến còn lạ lẫm.
b. Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa không kĩ lưỡng.
Có thể bằng cụm từ: qua loa.
6.Bài tập 6 ( Làm ở nhà)
7.Bài tập7( Làm ở nhà)
4.Củng cố 
- Chú ý tính hình tượng, tính khái quát về nghĩa, tính biểu cảm của thành ngữ và điển cố trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
- Cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố
5.Dặn dị:
 -Tiếp tục làm bài tập .
 - Xem và soạn bài “Chiếu cầu hiền”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI22.doc