Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 19: Bài đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) Chu Mạnh Trinh

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 19: Bài đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) Chu Mạnh Trinh

 Tuần: 5

 Tiết: 19 Bài đọc thêm: BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

 (Hương Sơn Phong Cảnh Ca)

 Chu Mạnh Trinh

I - MỤC TIÊU.

Giúp hs nắm được vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của bài thơ . Bài thơ được xem là áng ca trù tả được cái hồn của cảnh trí Hương Sơn bằng cảm nhận ,ngòi bút tài hoa Chu Mạnh Trinh

II- CHUẨN BỊ

 -GV : sgk- sgv , Bình giảng bài thơ , Cảnh Hương Sơn (chùa Hương )

 -HS : Đọc bài & soạn bài .

 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

Nước VN có nhiều danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ văn như một sự hiển nhiên. Hôm nay chúng ta sẽ biết thêm cảnh Hương Sơn đẹp, trữ tình như thế nào .Thể hát nói ngọt ngào và trữ tình như thế nào qua bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3054Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 19: Bài đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) Chu Mạnh Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 5
 Tiết: 19	Bài đọc thêm: BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
 (Hương Sơn Phong Cảnh Ca)
 Chu Mạnh Trinh
I - MỤC TIÊU.
Giúp hs nắm được vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của bài thơ . Bài thơ được xem là áng ca trù tả được cái hồn của cảnh trí Hương Sơn bằng cảm nhận ,ngòi bút tài hoa Chu Mạnh Trinh 
II- CHUẨN BỊ 
 -GV : sgk- sgv , Bình giảng bài thơ , Cảnh Hương Sơn (chùa Hương )
 -HS : Đọc bài & soạn bài .
 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Bài mới: 
Nước VN có nhiều danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ văn như một sự hiển nhiên. Hôm nay chúng ta sẽ biết thêm cảnh Hương Sơn đẹp, trữ tình như thế nào .Thể hát nói ngọt ngào và trữ tình như thế nào qua bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Đọc hiểu khái quát 
*GV: Cho hs đọc tiểu dẫn rút ra ý chính
 Hương Sơn (chùa Hương) là quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây.
HĐ2: Đọc hiểu văn bản 
*GV: Cho hs đọc văn bản
* GV hỏi hs câu hỏi 1 sgk
* Gợi ý : câu thơ mở đầu ngợi ca cảnh của Hương Sơn, cảnh đẹp gợi lên sắc thái linh thiêng, tạo không khí tâm linh cho người đọc, khi nhìn cảnh vật theo cái nhìn tổng quan của một du khách đứng từ xa.
Bài thơ miêu tả cảnh Hương Sơn theo cái nhìn từ xa:
*GV nêu ý hỏi : Cảnh đẹp HS được miêu tả ntn?
* GV hỏi hs câu hỏi 2 sgk +gợi ý trả lời 
“Vẳng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”
=> Tiếng chuông chùa vừa gần vừa xa, gợi sự tĩnh lặng.
*GV nhận xét : Quần thể cảnh ở HS vừa thiên tạo vừa nhân tạo mang nét thần tiên,thoát tục 
“ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”: sử dụng lối so sánh để làm tăng thêm màu sắc rực rỡ của cảnh.
- Sử dụng ẩn dụ để điểm tô cho cảnh một làn ánh sáng thiêng liêng huyền ảo: hang lồng bóng nguyệt, lối cuốn thang mây...
*GV nêu câu hỏi : Hãy tìm tâm trạng và suy nghĩ của tác giả khi đến với HS?
HĐ 3 : Tổng két bài học 
*GV: Gọi hs tổng kết lại bài
HS đọc và rút ra ý chính về 
Tác giả Chu Mạnh Trinh tự Cán Thần hiệu Trúc Vân. Người làng Phú Thị tổng mễ sở huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Đỗ tiến sĩ 1892.
- HS đọc văn bản 
HS: Bài thơ mở đầu là câu “Bầu trời cảnh bụt” đã gợi cảm hứng chủ đạo cho cả bài thơ: Câu thơ này gợi lên vẻ đẹp thần tiên của cảnh Hương Sơn.
- HS thảo luận trả lời 
+Vẻ đẹp Hương Sơn mang đậm sắc thái tôn nghiêm của phật giáo :chim cúng trái , cá nghe kinh , tiếng chày kình 
+Sau đó miêu tả âm tiếng chày kình 
+ Miêu tả quần thể cảnh gồm có suối ,chùa , hang ,động
+ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt 
+ Du khách khi đi vào cảnh Hương Sơn có thể có cảm giác như đi vào cõi mộng.
-HS trả lời :Cảnh Hương Sơn khiến tác giả như đi giữa cõi mộng..thực hư hòa lẫn với nhau. Tác giả tự hào về vẻ đẹp của HS , yêu cảnh đẹp HS đó là yêu nước thầm kín 
HS: Bài thơ được tác giả sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, người đọc có cảm giác như mình đang đối diện với cảnh Hương Sơn. Đó chính là sức hấp dẫn của “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn”.
I.TIỂU DẪN 
 1.Tác giả
 -Chu Mạnh Trinh (1862- 1905) tự Cán Thần hiệu Trúc Vân. Người làng Phú Thị, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).
- Ông là người tài hoa : thơ văn, kiến trúc.
 2. Tác phẩm
 Bài thơ được sáng tác trong dịp tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.Giới thiệu cảnh Hương Sơn
-Câu mở đầu “Bầu trời cảnh bụt” So sánh ngầm cảnh đẹp của Hương Sơn mang nét thần tiên ,thoát tục .
- Câu 2 : Cách nói gián tiếp niềm khao khát dược du ngoạn HS của tác giả
-Câu 3 : từ kìa ngạc nhiên trước sự rộng lớn, bao la , hùng vĩ của cảnh HS
- Câu 4: Câu hỏi tu từ nhắc lại lời đánh giá của người xưa về HS. 
=> HS được giới thiệu mang vẻ đẹp kì diệu ,độc đáo .
2. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Hương Sơn .
- Câu 5,6 : từ láy +BP nhân hóa đường vào HS không khí bình yên , thoát tục màu sắc thần tiên.
- Câu 7,8 âm thanh tiếng chuông chùa du khách lắng đọng tâm hồn trút hết ưu phiền thả hồn vào nơi yên tĩnh .
-Câu 9,10 : liệt kê những địa danh ( suối ,chùa ,hang ,động ) cảnh phong phú đa dạng vừa thiên tạo vừa nhân tạo .
- Câu 1114 từ láy + BP so sánh trên đường đi đá ngũ sắc gập ghềnh ,long lanh với nhiều đường nét ,hình khối lạ mắt lôi cuốn du khách .
=> Cảnh đẹp HS thật kì diệu ,hấp dẫn.
2. Suy ngẫm của tác giả
- “Chừng  xếp đặt”: Câu hỏi tu từtạo hóa ban tặng cho HS vẻ đẹp thần tiên nên cần bàn tay con người góp công xây dựng .
- “Lần tràng hạt là bao” ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo tác giả gửi gấm lòng yêu nước kín đáo.
- “Càng trôngyêu”tình yêu HS sâu sắc của tác giả .
III. TỔNG KẾT 
 Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hương Sơn và lòng yêu nước thầm kín của tác giả .
4.Củng cố :GV có thể cho hs xem cảnh Hương Sơn hs nhận xét về vẻ đẹp thực của cảnh 
5. Dặn dò:Dặn hs chuẩn bị bài làm bài viết số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI17.doc