Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 11 Đọc thêm Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 11 Đọc thêm Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương

Đọc thêm VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Tuần3;PPCT-Tiết 11 Trần Tế Xương

I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

 - Thấy được thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và bản thân mình.

 - Thấy được tấm lòng yêu nứơc và tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ.

 II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án ( + SGK, SGV+ STK)

 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

 III/ Phương pháp: Hướng dẫn HS đọc, gợi tìm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

 IV/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổ n định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Bài KHÓC DƯƠNG KHUÊ

 Đọc thuộc lòng bài thơ “Khóc Dương Khuê” và cho biết tình cảm của NK dành cho người bạn của mình?

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 11 Đọc thêm Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Tuần3;PPCT-Tiết 11	 Trần Tế Xương
Ngày soạn: 01/09/2009
Ngày dạy: /09/2009
I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
 - Thấy được thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và bản thân mình.
 - Thấy được tấm lòng yêu nứơc và tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ.
	II/ Chuẩn bị: 
	 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án ( + SGK, SGV+ STK)
	 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
	III/ Phương pháp: Hướng dẫn HS đọc, gợi tìm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
	IV/ Tiến trình dạy học:
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Bài KHÓC DƯƠNG KHUÊ
	Đọc thuộc lòng bài thơ “Khóc Dương Khuê” và cho biết tình cảm của NK dành cho người bạn của mình ?
 3/ Bài mới:
 3.1/ Vào bài:
	 3.2/ Nội dung bài mới: 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
6’
31
HĐ1:tìm hiểu TIỂU DẪN Yêu cầu HS đọc bài thơ, lưu ý giọng điệu trào phúng cay độc, mạnh mẽ của nhà thơ.
HĐ2: GV HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU BÀI THƠ THEO CÂU HỎI GỢI Ý SGK
Sự khác thường của kì thi 
? Đọc kĩ 2 câu thơ đầu và cho biết sự khác thuờng của kì thi. Phân tích từ “lẫn”.
Hình ảnh sỉ tử và quan trường
? Em có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường ở chốn trường thi.
? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực?
GV: Sỉ tử: lôi thôi, nhếch nhác, không có tinh thần, thi cho có.Quan trường: ậm ọe - nói không rõ, tiếng được, tiếng mất.
=> Đó cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của chế độ phong kiến VN.
Hình ảnh quan sứ, bà đầm trong cuộc thi:
? Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu luận?
GV: Có hình ảnh quan sứ, bà đầm xuất hiện là bất thường, tô điểm thêm vẻ mất trang trọng, nghiêm chỉnh của kì thi. 
Tâm trạng, thái độ của tác giả:
? Em hãy phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi.
? Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu cuối có ý nghĩa gì.
GV: Thái độ của nhà thơ: bất bình, phản đối, xót xa cho tình cảnh đất nước. Kêu gọi, nhắc nhở mọi người ý thức hơn về việc nước.
- Hs trả lời. (SGK)
- 1,2 hs trả lời, hs góp ý.
- Lẫn lộn, nhốn nháo, ô hợp nhau, ko ra gì.
- sĩ tử: lôi thôi, ko gọn gàng (sa sút của nhà nho).
- Quan trường: càng lộn xộn, nổi bật cái oai giả tạo. (XHPK)
- Hs lắng nghe và ghi nhận.
- Hs suy nghĩ, thảo luận trả lời.
- làm nhục thêm cho quốc gia.
- HS ghi nhận.
- HS trao đổi, suy nghĩ trả lời.
- Từ mỉa mai chuyển sang thành lời kêu gọi, đánh thức lương tri trước nỗi nhục mất nước.
- HS ghi nhận.
 I. TÌM HIỂU CHUNG: (SGK)
 - Thuộc đề tài thi cử, một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương
 II. HD ĐỌC - HIỂU
 1. Sự khác thường của kì thi (ûhai câu đầu)
- “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
- “ Lẫn”: lẫn lộn, trộn lại không theo thứ tự và truyền thống như vốn có.
 à ô hợp, nhốn nháo trong thi cử.
 2. Hình ảnh sỉ tử và quan trường:
- Không có cái trang nghiêm, trọng đại vốn có mà trở nên lôi thôi, bầy hầy, nhếch nhác.
- Hình ảnh sĩ tử: “lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”(đảo ngữ) žsự luộm thuộm, không gọn gàng, sa sút của nhà nho.(nổi bật)
- Hình ảnh quan trường: “ậm ọe miệng thét loa”à cái oai giả tạo, càng lộn xộn.
à Tạp nhạp, lôi thôi của thi cử và cái nhố nhăng của xã hội Việt Nam trong buổi đầu giao thời.
 3. Hình ảnh quan sứ, bà đầm:
- Là một sự bất thường, vô lí, nhục cho quốc thể.
- Đối: “lọng rợp trời” với “váy lê quét đất” càng làm cho không khí trường thi trở nên lố lăng
 => Thái độ bất bình, chua xót cho cảnh nước nhà.
 4. Tâm trạng, thái độ của tác giả:
- Phản đối xót xa cho tình cảnh đất nước.
- Ý nghĩa tư tưởng của lời nhắn gửi ở hai câu cuối: những người trí thức, nhân tài của đất nước hãy tỉnh ngộ, hãy cứu lấy tình cảnh đất nước.
	V/ Củng cồ, vận dụng và dặn dò: (4’)
	 1/ Củng cố -Vận dụng : Phân tích cảnh trường thi năm Đinh Dậu, qua đó nêu rõ thái độ, tâm trạng của Trần Tế Xương trong bài.
	 2/ Dặn dò: + Về học bài ,chuẩn bị bài tiếp theo 
	VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau:  ...
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết đọc thêm - VỊNH KHOA THI - Trần Tế Xương.doc