A. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Cảm nhận được tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết và quan niệm hiện đại về thời gian, về tuổi trẻ, về hạnh phúc của Xuân Diệu.
-Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa mạch luân lí và mạch cảm xúc, cùng những sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.
2.Kỹ năng
-Biết cách đọc – hiểu, cảm nhận và phân tích thơ trữ tình
3.Thái độ
-Trân trọng, đồng cảm với khao khát về tình yêu cuộc sống và quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu
-Có thái độ sống tích cực, trong sáng, yêu đời và biết cống hiến tuổi trẻ cho xã hội.
Vội Vàng Xuân Diệu Mục tiêu bài học 1.Kiến thức -Cảm nhận được tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết và quan niệm hiện đại về thời gian, về tuổi trẻ, về hạnh phúc của Xuân Diệu. -Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa mạch luân lí và mạch cảm xúc, cùng những sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. 2.Kỹ năng -Biết cách đọc – hiểu, cảm nhận và phân tích thơ trữ tình 3.Thái độ -Trân trọng, đồng cảm với khao khát về tình yêu cuộc sống và quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu -Có thái độ sống tích cực, trong sáng, yêu đời và biết cống hiến tuổi trẻ cho xã hội. B. Phương pháp và phương tiện dạy học -Phương pháp: vận dụng các phương pháp dạy học Ngữ Văn: chủ yếu là phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tái tại, phương pháp bình giảng, so sánh, đặt câu hỏi và phương pháp hướng vào hoạt động giao tiếp -Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án C.Tiến trình dạy học 1.Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra bài cũ 2.Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới, tạo ấn tượng ban đầu cho HS Sinh thời, XD tự hào nhất về danh hiệu nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Trong số rất nhiều danh hiệu mà người đời dành cho ông. Và ngay từ khi mới xuất hiện Thế Lữ cũng gọi XD: là thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ XD trước cách mạng tháng 8 – một hồn thơ yêu đời, ham sống mãnh liệt và đằng sau đó là quan niệm nhân sinh mới mẻ mà lần đầu tiên XD đưa tới cho thơ ca đất nước. 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát về tác phẩm -GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn trong sgk: Thông qua việc đọc hiểu phần tiểu dẫn trong sách, em hãy tóm tắt vài nét về tác giả, sự nghiệp và phong cách nghệ thuật của ông? -HS đọc phần tiểu dẫn, khái quát ý và trả lời: *Tác giả -Xuân Diệu :Ngô Xuân Diệu ( 1916-1985), bút danh Trảo Nha. -Quê: Tỉnh Hà Tĩnh (quê ngoại Bình Định) lớn lên tại Quy Nhơn. -Sự nghiệp sáng tác +Vị trí nhà thơ: “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, sáng tác cả thơ, văn xuôi, phê bình, dịch thuật +Sự nghiệp: Trước cách mạng tháng 8: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, tập văn xuôi: Phấn thông vàng Sau cách mạng: Riêng chung, Mũi Cà Mau, Hai đợt sóng -Phong cách nghệ thuật: +Trước cách mạng: Niềm khao khát được giao cảm với đời, thể hiện một cái tôi mới mẻ, giàu sức sống, yêu đời thắm thiết nhưng luôn cảm thấy thời gian không đủ nên luôn lo âu, hoài nghi trước bước đi của đời người và tuổi trẻ. +Sau cách mạng: Từ nhà thơ Lãng mạn chuyển thành nhà thơ Cách mạng, thơ hướng mạnh vào đời sống thực tế và giàu tính thời sự. èXuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền VH hiện đại, một tài năng đa dạng trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là sự đóng góp của ông vào thơ ca dân tộc với một cách tân nghệ thuật đầy tính sáng tạo. *Tác phẩm -GV hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ tác phẩm: Bài thơ in trong tập Thơ Thơ (1938) tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. -GV tổ chức cho HS đọc tác phẩm, chú ý về giọng điệu đọc cho HS, phù hợp với từng tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình +13 câu thơ đầu giọng điệu tha thiết, rạo rực, mạnh mẽ +17 câu thơ tiếp : giọng điệu xót xa, tiếc nuối, ngậm ngùi +Đoạn cuối: giọng điệu giục giả, gấp gáp và đầy thỏa mãn -GV cho HS nêu cảm nhận chung của mình về bài thơ qua hoạt động đọc ( giọng điệu, hình ảnh, cảm xúc) -Gv định hướng dẫn dắt phân chia bố cục theo từng phân đoạn, phù hợp với trạng thái của nhân vật trữ tình +13 câu đầu: Niềm khao khát ngông cuồng của một cái tôi yêu đời và bức tranh mùa xuân tràn trề nhựa sống, rạo rực xuân tình. +17 câu thơ tiếp: Chiêm nghiệm về sự chảy trôi của thời gian năm tháng đối với tuổi trẻ cuộc đời. +9 câu cuối: Thực thi Tuyên ngôn sống vội vàng: lời giục giã, gấp gáp đối với thiên đường trên mặt đất. 4.Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết tác phẩm -GV tổ chức cho HS đọc lại toàn bộ tác phẩm +Gọi 1 HS đọc toàn bộ tác phẩm +Gọi 2 HS đọc 13 câu thơ đầu a.13 câu thơ đầu: Niềm khao khát ngông cuồng của một cái tôi yêu đời ham sống và bức tranh mùa xuân tràn trề nhựa sống, rạo rực xuân tình. *Bốn câu đầu: Niềm khao khát ngông cuồng của một cái tôi yêu đời ham sống -GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn thơ đầu: Cảm nhận của em qua việc đọc bốn câu thơ mở đầu và em có nhận xét gì về hình thức thể thơ và giọng điệu thơ qua đoạn thơ? -HS nêu cảm nhận và độc lập trả lời +Mở đầu bài thơ, bốn câu thơ đầu được sáng tác theo thể thơ năm chữ, ngắn gọn, giọng điệu dứt khoát mạnh mẽ thể hiện khát vọng của thi nhân. -GV tiếp tục dẫn dắt HS khám phá giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ: Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung? -HS tìm tòi, tái hiện và phân tích + Đoạn thơ sử dụng 2 động từ mạnh: “tắt”, “buộc”, cùng với hình ảnh “nắng”, “gió” tượng trưng cho vạn vật thiên nhiên, kết hợp với điệp ngữ “tôi muốn” đã thể hiện khát vọng ngông cuồng của thi nhân nhưng thực chất là một lời tự bạch chân thành của một trái tim yêu đời. + “Tắt nắng” để cho “màu đừng nhạt”, “buộc gió” để cho “hương đừng bay”. Bởi với Xuân Diệu, thiên nhiên, tạo vật đang bước đi cùng với thời gian, thời gian trôi đi đồng nghĩa với hương sắc của thiên nhiên và cuộc sống sẽ phai nhạt. -GV dẫn dắt HS chốt ý: Vậy qua khát vọng muốn xoay ngược lại quy luật của tạo hóa trước bước đi của thời gian, em thấy quan niệm sống của Xuân Diệu là tích cực hay tiêu cực? -HS suy ngậm, tổng kết: +Qua đoạn thơ, ta thấy một quan niệm sống tích cực của XD . Đó là khát vọng sống mãnh liệt của một con người yêu đời, ham sống và sự tự ý thức về sự chảy trôi của thời gian đối với cuộc đời. *9 câu thơ tiếp: Bức tranh mùa xuân rạo rực xuân tình -GV cho HS đọc lại 9 câu thơ tiếp để tạo sự liền mạch trong cảm xúc và cảm nhận -GV tiếp tục dẫn dắt chuyển ý: Khác với nhiều thi nhân LM, XD không cần phải tìm cách thoát li HT, nhà thơ tìm thấy cho mình cả 1 thiên đường ngay trên mặt đất này: Không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, ở ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. H/a thiên nhiên & sự sống quen thuộc hiện ra qua cái nhìn & sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ. Và sở dĩ phải níu kéo thời gian vì thế gian là một thiên đường tươi đẹp. -GV dẫn dắt HS khám phá vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên: Từ “ Của ong bướm này đâyánh sáng chớp hàng mi”, để tái hiện bức tranh mùa xuân, bức tranh thiên nhiên rạo rực xuân tình, Xuân Diệu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Và em có nhận xét gì về những hình ảnh được miêu tả, gợi nhắc? -HS tìm tòi phát hiện và tái hiện lại bức tranh thiên nhiên + Sáu câu thơ tiếp, nhà thơ đã sử dụng điệp ngữ “này đây” (5 lần), kết hợp lối liệt kê tạo nên nhịp điệu thơ trở nên gấp gáp, dồn dập. +Sử dụng các tính từ cực tả “xanh rì”, “tình si”, “càng tơ” kết hợp với hình ảnh thiên nhiên tươi mới, tràn trề nhựa sống. Đó là mùa xuân tươi đẹp với “ong bướm” dập dìu trong “tuần tháng mật”, chim choc ca hát, lá non phơ phất trên cành, hoa nở trên đồng nội, ánh sáng tỏa khắp nơi nơiCảnh vật đang lên hương, lên sắc, rạo rực sức sống, ríu rít âm thanh, ngập tràn ánh sáng, ngọt ngào hương vị. èBực tranh mùa xuân tràn trề nhựa sống, tất cả đang lên hương lên sắc và phát triển mạnh mẽ. -GV tiếp tục giúp HS tìm hiểu ba câu thơ tiếp: “Và này đâymột cặp môi gần” Bức tranh thiên đã được XD cảm nhận hết sức đặc biệt qua 3 câu thơ “”. Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng? -HS tìm hiểu trả lời +Tác giả đã sử dụng biện pháp so sáng giả định (nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).Bằng cặp mắt “xanh non” , “biến rờn” với sự cảm nhận đầy tính lạ hóa, XD đã tưởng tượng ra : ánh sáng được phát ra từ đôi mắt xinh đẹp của người con gái và tháng giêng (khái niệm chỉ thời gian) được hưu hình hóa bằng một cặp môi mềm, kèm theo từ chỉ vị giác “ngon” mang đậm sự nhục cảm, khoái cảm thưởng thức. -GV : Để miêu tả thiên nhiên trở nên hấp dẫn hơn, Qua hình ảnh “tháng giêng”, “ánh sáng” vô hình đã được nhà thơ cảm nhận một cách hữu hình bằng việc so sánh liên tưởng tới con người, em thấy việc so sánh liên tưởng này có gì khác với quan niệm của người xưa trong việc miêu tả thiên nhiên? -HS huy động kiến thức đã có, tại hiện và phân tích (phương pháp tái tạo) +Người xưa khi miêu tả thiên nhiên, thường coi thiên nhiên là chủ, là nơi ký thác ẩn nấu tâm trạng và lấy thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp: Ví dụ khi miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du có câu thơ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoag ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” Hay “Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” +XD quan niệm hoàn toàn khác, ông quy chiếu vẻ đẹp của thiên nhiên vào con người. Lấy con người làm thước đo cho vẻ đẹp của thiên nhiên, bởi con người là sản phẩm tuyệt vời nhất của tạo hóa. Vì thế trong cảm nhận của XD, tháng giêng và ánh sáng được ví giống như người con gái đẹp. -GV tiếp tục dẫn dắt HS tìm hiểu hai caia thơ cuối: Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ ở hai câu thơ cuối và qua đó thể hiện tâm trạng gì của thi nhân? -HS suy ngẫm độc lập trả lời +Nếu như những câu thơ trên, giọng thơ gấp gáp, tươi vui và tràn đầy nhựa sống thì đến hai câu thơ cuối, giọng thơ bỗng chốc trầm lắng. +Sự đối lập mâu thuẫn nhưng thống nhất: “sung sướng” >< “vội vàng” giống như một sự chen ngang xác lập giữa vui – buồn, hi vọng – tiếc nuốiĐể đi đến sự khẳng định, sự ứng xử chủ động mạnh mẽ trước thời gian: “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tức là với XD cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, con người cần phải tận hưởng, tận hiến trước khi thời gian trôn vùi vẻ đẹp trong dĩ vãng. -GV: qua đoạn thơ đầu, bằng việc cảm nhận và phân tích bên trên, em hãy rút ra nhận xét về bức tranh mùa xuân và tâm trạng thi nhân? -HS tổng kết, tái hiện và chốt lại vấn đề èĐó là một bức tranh mùa xuân tràn đầy sự sống và niềm khao khát mạnh mẽ của XD được giao cảm với đời. b. Đoạn 2: Chiêm nghiệm về sự chảy trôi của thời gian năm tháng đối với tuổi trẻ cuộc đời. - GV cho HS đọc 17 câu thơ tiếp (đoạn 2) và yêu cầu nhắc lại nội dung đoạn thơ -GV chia lớp thành 2 nhóm: +Nhóm 1: tìm hiểu về quan niệm thời gian của các nhà thơ xưa. +Nhóm 2: tìm hiểu về quan niệm thời gian của Xuân Diệu -HS làm việc nhóm và cử đại diện trình bày kết quả +Người xưa quan niệm thời gian mang tính chất tuần hoàn quay hết một vòng rồi lại quay về điểm xuất phát nên họa lựa chọn cách sống trầm tĩnh, ung dung, tự tại trước thời gian: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” *Hai câu thơ đầu: Quan niệm hiện đại về thời gian của XD: thời gian tuyến tính Xuân Diệu quan niệm thời gian tuyến tính: thời gian là một dòng chảy mà mỗi khoảnh khắc qua đi là vĩnh viễn mất đi, vì thế làm sao không buồn, không tiếc nuối trước thời gian cho được? -GV dẫn dắt tìm hiểu: vậy để thể hiện sự chảy trôi của thời gian và thái độ tiếc nuối, em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt ở hai câu thơ đầu có gì đặc biệt? -HS phân tích: Để diễn tả sự chảy trôi của thời gian, XD đã sử dụng nghệ thuật đối lập: đương tới – đương qua; còn non – sẽ già, kết hợp giọng điệu suy ngẫm, triết lý mang tính chất định nghĩa “nghĩa là” (lặp lại 2 lần) đã thể hiện một quan niệm mới mẻ về sự chảy trôi của thời gian năm tháng một đi không trở lại: mọi sự vật của hiện tại đang dần từng bước lùi xa vào quá khứ. *Sáu câu thơ tiếp: Từ sự nhận thức về thời gian, XD chuyển qua nhận thức về bản thân, về đời người -GV tiếp tục giúp HS tìm hiểu về sự chiêm nghiệm của XD về đời người trước thời gian: Từ sự nhận thức thời gian tuyến tính một đi không trở lại, XD tiếp tục nhận thức về bản thân, về đời người bằng cách nào và có gì đặc biệt ? -HS tìm tòi, suy ngẫm, phân tích +Nhà thơ chiêm nghiệm về thời gian đối với cuộc đời bằng cách đối sánh giữa mùa xuân của trời đất, vũ trụ với mùa xuân của đời người. Xuân của trời đất thì “vẫn tuần hoàn” còn xuân đời người thì “chẳng hai lần thắm lại”. +Đoạn thơ sử dụng kết cấu quan hệ từ mang tính chất phủ định: “nhưngkhông”, “Nói làm chinếuchẳng”, “cònnhưng” kết hợp với các từ ngữ tương phản: “Lòng tôi rộng – lượng đời cứ chật”, “xuân vẫn tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng thắm lại” để từ đó đi đến quan niệm về thời đời người: Tuổi trẻ của con người đã một đi không trở lại thì sự tuần hoàn của vũ trụ còn có nghĩa lý gì. Đó là nghịch lý nhưng cũng là quy luật tất yếu của vạn vật. Đây là một quan niệm mĩ học sâu sắc đầy tính nhân bản của con người. -GV dẫn ý: Cảm nhận về thời gian tuổi xuân một đi không trở lại đã khiến XD nhìn nhận sự vật xung quanh mình ở trạng thái như thế nào? Hãy so sánh với bức tranh mùa xuân ở đoạn thơ trước đó. -HS tái hiện, phân tích +Nếu như ở những câu thơ trên, nhà thơ hiện lên một cái tôi ham hố đến cuồng nhiệt thụ hưởng trước bữa tiệc mùa xuân thì đến câu thơ tiếp theo,XD chợt nhận ra cái quy luật vĩnh hằng bất diệt của thời gian năm tháng. Sự phai tàn của sự vật thắm đấy rồi lại phai, non đấy rồi lại già, sống đấy rồi lại chết đi thôiVì thế ông nhìn mọi vật như là sự chia lìa, khắc khoải. Gói trọn trong lời thơ là sự tiếc nuối bởi thời gian tuổi trẻ, thời gian mùa xuân. +Sự vật tan tác chia lìa đã được Xuân Diệu cảm nhận hết sức độc đáo, XD huy động các giác quan của mình để cảm nhận “ Mùi tháng năm đều rớm vị chia phơi /Khắp sông núi phải than thầm tiễn biệt”. Thời gian vô hình đã được XD hữu hình hóa với nhiều kênh cảm giác: “mùi” (khứu giác), có hình khối “rớm”, có vị giác “vị”. Vì thế thời gian mang hương vị - hình thể chia phôi, tất cả mọi thứ đang dâng trào trước độ phai tàn: tháng nămchia phôi; sông núi tiễn biệt, gióhờn bay đi, chimsợđứt tiếng reo thi... -GV chốt ý: Đứng trước sự tàn phai của sự vật, trước bước đi của thời gian nghiệt ngã, XD đã ứng xử như thế nào qua hai câu thơ cuối? Qua đó, ta thấy gì ở cách thể sống của nhà thơ? -HS khái quát ý, chốt vấn đề +Trước sự phai tàn của thời gian năm tháng, cuộc sống tươi đẹp nhưng tuổi trẻ thì có giới hạn, trong khi đó con người không thể cầm giữ được thời gian.Cho nên, chỉ còn một cách là sống “ vội vàng”. Lời thơ cuối cũng chính là sự giục giã của thi nhân trước bước đi của thời gian “Mau đi thôi!mùa chưa ngả chiều hôm”. +Qua đó, ta thấy được một quan niệm, một cách thể sống của nhà thơ: sống “vội vàng” là chạy đua với thời gian để tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh mình, để mỗi phút giây trôi qua đều có ý nghĩa đặc biệt. c. 9 câu thơ cuối: Thực thi Tuyên ngôn sống vội vàng: nhịp độ sống giục giã, gấp gáp đối với thiên đường trên mặt đất. -GV cho HS đọc 9 câu thơ cuối và yêu cầu nhắc lại nội dung -GV dẫn ý: Nếu như ở những đoạn thơ trên là luận giải cho tuyên ngôn sống “vội vàng” thì những câu thơ cuối là sự thể hiện thực thi tuyên ngôn sống ấy bằng hành động. -GV tổ chức HS tìm hiểu chi tiết, nêu vấn đề: Cảm nhận của em như thế nào về 9 câu thơ cuối? Hãy nhận xét về hình thức nghệ thuật ở câu thơ đầu của đoạn cuối? và cách xưng hô có gì đặc biệt? -HS suy ngẫm trả lời +Cả đoạn thơ là niềm khao khát tận hưởng mãnh liệt của thi nhân trước thiên nhiên cuộc sống qua giọng thơ sôi nổi, gấp gáp, càng lúc càng mãnh mẽ. +Câu thơ đầu của đoạn cuối là một câu thơ đặc biệt, chỉ có ba từ và được xếp đặt giữa dòng thơ có tác dụng:Người đọc có thể hình dung ra cánh tay dang rộng của thi nhân đang muốn ôm cả sự sống vào trong lòng mình. +Nếu như ở đoạn thơ đầu, nhà thơ sử dụng cách xưng hô “tôi” như đối diện với đồng loại thì ở câu thơ đầu của đoạn cuối cách xưng hô đã chuyển sang “ta” như đối diện với sự sống, với cả thế gian tươi đẹp này. -GV tiếp tục dẫn dắt khám phá khát vọng thi nhân trước cuộc sống: Để diễn tả niềm khao khát thâu tóm cả sự sống vào trong lòng mình, XD đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với nội dung đoạn thơ? -HS tìm tòi, suy ngẫm và phân tích +Điệp từ “Ta muốn” được lặp lại 3 lần thể hiện khát vọng và lòng ham sống đến vô biên của thi sĩ. +Động từ mạnh có có tính chất tăng tiến: “thâu” , “riết” , “say” , “cắn” kết hợp với các tính từ chỉ cảm giác tràn đầy: “ chếnh choáng”, đã đầy”, “no nê” đã cho thấy trạng thái hưởng thụ lên tới tột cùng vô biên tuyệt đích. -GV hướng dẫn HS chốt ý: Vậy qua đoạn thơ, em thấy tâm thế của nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào? -HS khái quát ý, tổng kết èQua đoạn thơ, nhân vật trữ tình hiện lên với một cái tôi ham hố cuồng nhiệt, khát khao tận hưởng những hương sắc của trần gian một cách say đắm. -GV hướng dẫn HS tổng kết thấy được quan niệm triết lý sống sống vội vàng của thi nhân: Qua việc tìm hiểu tác phẩm, em hãy rút ra quan niệm sống sộng vội vàng của XD? -HS tự lấy giấy nháp gạch ra các ý rồi trao đổi với bạn bên cạnh + Thi nhân ý thức được sự chảy trôi của thời gian đời người một đi không trở lại nên ông thể hiện một tâm thế của một con người sẵn sang thụ hưởng, để mỗi phút giây trôi qua đều có ý nghĩa. Với ông, con người chỉ có thể hưởng thụ tận hiến, tận hưởng khi: cuộc đời vẫn còn trẻ và khi vẻ đẹp của sự sống vẫn còn hiện diện trước mắt chúng ta. Đó là một triết lý tiến bộ của một tâm hồn khao khát được giao cảm với đời, khao khát yêu, khao khát sống. 5. Hoạt động 5: Hoạt động tổng kết và luyện tập -GV tổ chức cho HS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm: Em hãy chỉ ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tác phẩm. Theo em, giá trị nghệ thuật nào tiêu biểu và đặc sắc nhất? vì sao? -HS suy ngẫm, biện giải a. Nội dung -Thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ trước thời gian: hãy sống mãnh liệt, hết mình, quý giá từng giây phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ của một cái tôi khao khát giao cảm, tận hưởng với đời. b. NT: - Nhịp thơ: biến đổi uyển chuyển linh hoạt theo dòng cx. dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. - Nét riêng của giọng thơ XD đc thể hiện rất rõ trong TP, đã truyền đc trọn vẹn cái đắm say trong tcảm của TG -> TP đã tìm đc con đường ngắn nhất đến với trái tim ng đọc. - TG dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ sự đắm say; nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân tươi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc; nhiều điệp từ, điệp câu -Kết hợp giữa chất triết lý và cảm xúc.
Tài liệu đính kèm: