Tuần: 05
Tiết: 17
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Luyện tập để nắm chắc kĩ năng phân tích văn học ( tác phẩm văn xuôi)
- Bước đầu viết đoạn văn phân tích tác phẩm văn xuôi.
2. Kỹ năng:
- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
- Viết bài phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, làm bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm, diễn giảng
Tuần: 05 Tiết: 17 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Luyện tập để nắm chắc kĩ năng phân tích văn học ( tác phẩm văn xuôi) - Bước đầu viết đoạn văn phân tích tác phẩm văn xuôi. 2. Kỹ năng: - Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước. - Viết bài phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, làm bài tập III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 Chia nhóm làm bài tập. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm 1. Bài tập 1. - Yêu cầu: +Làm dàn ý theo một lôgic thống nhất, hợp lý. +Xác định được các luận điểm, luận cứ cần trình bày. - Tự cao: tự cho mình là hơn người, và tỏ ra coi thường người khác. HĐ2 Nhóm 2: Bài tập 2. + Làm dàn ý: xác định được nội dung cần trình bày trong bài viết. + Tìm các ý và sắp xếp theo một hệ thống lôgic phù hợp với yêu cầu đề bài. Bài tập 1. a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti: - Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn. + Tự ti: Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin. + Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn tự kiêu, không tự cho mình là hơn người - Những biểu hiện của thái độ tự ti. - Tác hại của thái độ tự ti. b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ. - Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với tự tin. + Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích, do đó coi thường mọi người. + Tự tin: Tin vào bản thân mình. - Những biểu hiện của thái độ tự phụ. - Tác hại của thái độ tự phụ. c/ Xác định thái độ hợp lý: Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu. Bài tập 2. Đoạn văn viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: Lôi thôi, ậm ọe. - Đảo trật tự cú pháp. - Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường. - Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa. -> Nên chọn viết đoạn văn theo cấu trúc: Tổng - phân - hợp: + Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích. + Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, phép đảo cú pháp. + Nêu cảm nhận về chế độ thi cử ngày xưa dưới chế độ thực dân phong kiến. 4. Hướng dẫn tự học: - Hoàn thành các phần đã chỉnh sửa - Soạn bài: LẼ GHÉT THƯƠNG Tiết: 18,19 LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Ghét – thương và quan điểm đạo đức, tư tưởng đạo đức. - Tính chân thực, độ sâu sắc và mãnh liệt của cảm xúc thơ – một nét đặc trưng trong phong cách thơ trữ tình đoạ đức của cụ Đồ Chiểu. 2. Kỹ năng: Phân tích, cảm thụ tác phẩm truyện thơ Nôm bác học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: nêu vài nét về tác giả NĐC ? - HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính. Là tấm gương yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút để đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Ông như vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng) HĐ2 - Tại sao ông lại giải thích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương? (thương là gốc. Chính vì thương mà ghét) Đoạn thơ mang tính triết luận- đạo đức. (tất cả các dẫn chứng đều được rút từ lịch sử cổ - trung đại Trung Hoa. Điều này là thói quen của các nhà nho hay lấy tấm gương TQ để liên hệ, soi mình trên nhiều phương diện). - Điệp từ ghét đời, điệp từ dân nói lên điều gì? GV kết: Đoạn thơ sử dụng nhiều điển cố trong sử sách Trung Quốc, nhưng dễ hiểu, thể hiện rõ bản chất của các triều đại. Đó là cơ sơ của lẽ ghét sâu sắc, ghét mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc. - Ông Quán thương những ai? Họ là ai? Giữa họ có điểm gì chung? Vì sao ông thương họ? + Đức Thánh nhân + Thầy Nhan Tử. + Ông Gia Cát. + Thầy Đổng Tử. + Ông Nguyên Lượng. + Ông Hàn Dũ. + Thầy Liêm. + Thầy Lạc. -> Tất cả đều là những con người có tài, có đức và có trí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện. - Vì sao nhà thơ kết luận: nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương? (Thương là gốc. Vì thương nên ghét. Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị. Yêu thương nhất mực,căm ghét đến điều. Đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam anh hùng) * Ông Quán - người phát ngôn cho những tư tưởng, cảm xúc nung nấu trong tâm can Đồ Chiểu. Nhân vật ông Quán nằm trong hệ thống các lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện nhân nghĩa như ông Ngư, ông Tiều, Tiểu đồng, lão bà dệt vải) Ông có dáng dấp một nhà nho đi ở ẩn, song tính cách lại bộc trực, nóng nảy, ghét kẻ tiểu nhân ích kỷ, nhỏ nhen. Nhưng lại giàu lòng yêu thương những con người bất hạnh. - Rút ra ý nghĩa của văn bản? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - NĐC (1822- 1888) là nhà thơ mù ở Đồng Nai, đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ. - Thơ ca mang đạo lí nhà nho, gần gủi với quan niệm sống của nhân dân. 2. Tác phẩm: - Tác phầm thuộc loại truyện Nôm bác học. - Vị trí đoạn tích: phần đầu tác phẩm. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1. Nội dung: a. Quan niệm thương ghét của ông Quán: - Yêu ghét phân minh rõ ràng. - Ông Quán chỉ thích giúp người bất hạnh, ghét kẻ tiểu nhân. - Ông Quán là tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm của nhân dân miền Nam. b. Lẽ ghét: - Bàn về lẽ ghét trong đời sống tình cảm của con người. - Điệp từ Ghét: Tăng sức mạnh cảm xúc, thái độ ghét sâu sắc của tác giả. -> Ông Quán ghét các triều đại có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân. - Điệp từ Dân: Thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử. c. Lẽ thương: - Nhắc đến các bậc thánh nhân hết lòng vì dân vì nước. - Nguyễn Đình Chiểu đã vì đời vì dân mà cảm thương và nhớ tiếc những vĩ nhân hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phui pha. 2. Nghệ thuật: - Đậm chất tự thuật: ông Quán là hoá thân Đồ Chiểu, phát ngôn cho cảm xúc của tác giả. - Thủ pháp lấy xưa nói nay, lấy chuyện sách vở nói chuyện đời: tên đất, tên người từ sử sách TQ gợi đến cuộc sống đương thời. - Cách bộc lộ cảm xúc bộc trực, thẳng thắn mang đậm dấu ấn của người Nam Bộ. 3. Ý nghĩa văn bản: - Tình cảm yêu ghét phân minh. - Tấm lòng yêu dân sâu sắc. 4. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng đoạn trích. - “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” – điều này bộc lộ như thế nào trong đoạn trích? - Soạn đọc thêm. Tiết: 20 ĐỌC THÊM: CHẠY GIẶC - Nguyễn Đình Chiểu BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN – Chu Mạnh Trinh I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Đất nước rơi vào tay giặc, cảnh “xẻ ghé tan đàn”, thái độ tác giả. - Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn và tấm lòng của tác giả với quê hương. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV hướng dẫn HS tiểu dẫn. Nắm nội dung cơ bản. - Chú ý giọng đọc: chậm rãi, thể hiện niềm đau xót, buồn chán. - HS thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung văn bản qua hệ thống câu hỏi SGK. - Nhóm 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Nhóm 2. Tam trạng và tình cảm của tác giả trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm? Nhóm 3. Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết? - GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Chú ý giọng đọc khoan khoái, cảm giác lâng lâng, tự hào. HĐ2 - Định hướng nội dung và nghệ thuật cần tìm hiểu qua tổ chức thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK ? - GV Cho học sinh hoạt động nhóm. Nhóm 1. - Nội dung của 4 câu thơ đầu? Cảnh Hương được giới thiệu thông qua những hình thức giá trị nghệ thuật nào? - Nhóm 2. Tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi đến với Hương Sơn như thế nào? - Nhóm 3. Suy nghĩ của em sau khi đọc hiểu văn bản? I . CHẠY GIẶC: - Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh: + Lũ trẻ lơ xơ chạy + Đàn chim dáo dác bay. + Bến Ghé tan bọt nước. + Đồng Nai nhuốm màu mây. -> Hình ảnh chân thực dựng, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược. - Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan. - Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này. -> Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu. II. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN. 1.Cái thú ban đầu đến với Hương Sơn: - Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định. - Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa Hương. + Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo. + Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam. - Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn: + Phép nhân hoá: Chim thỏ thẻ; cá lững lờ. + Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: Tạo sắc thái huyền diệu. -> Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo. phảng phất sự biến hóa thần tiên. + Điệp từ này; cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm. ->Sự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo hình sinh động, biến hoá của tác giả. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. 2. Nỗi lòng của du khách. - Xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật. - Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say. 3. Kết luận. - Ngòi bút điển hình mang cái hồn của bầu trời cảnh bụt. Chất thơ, chất nhạc, chất hội hoạ tạo nên vẻ tài hoa và giá trị cho bài thơ. - Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. 4. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ. NTL, ngày 13 tháng 9 năm 2010 - Xem lại bài nghị luận về nột tư tưởng đạo lí. Tuần 6 Tiết 19: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng biểu lộ cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt. 2. Kỹ năng: Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS đọc lại đề và phân tích đề. - GV gợi ý để các HS khác bổ sung hoàn chỉnh. HĐ2 - GV gợi ý để HS xác điịnh các ... kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, xem lại lí thuyết III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1: - Ôn tập kĩ năng phân tích đề. + GV nhắc lại đề bài, kiểu đề? + GV nội dung: hình ảnh bà Tú lam lũ, chịu thương, chịu khó - GV mở bài có thể giới thiệu những gì? - HS trả lời và nhận xét. GV tổng hợp. - GV cho HS thảo luận nhanh để xác định các luận điểm cơ bản. - HS thảo luận, phát biểu, nhận xét và bổ sung. * GV gợi ý các ý trong phần kết bài. HĐ2 - GV dựa vào bài viết để nhận xét với một số ý, đoạn văn tiêu biểu. - GV nhận xét các bài làm chưa thật sự tốt, đọc một số đoạn, bài sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn - GV cho HS nhận bài làm của mình. Đọc và xác định xem bài của mình đã đạt được các ý nào, lỗi nào nhiều nhất. - HS tiến hành sửa lỗi cơ bản về chính tả. - GV gọi HS có số điểm cao nhất lớp đọc cho tập thể nghe. - GV đọc điểm thống kê công khai cho cả lớp biết. - HS ý kiến, nếu có. I. PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý: 1. Phân tích đề: 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung. - Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương. b. Thân bài: - Người vợ lặn lội, sớm khuya vất vả quanh năm. - Nỗi gian truân vì gánh nặng gia đình. - Sử dụng sáng tạo chất liệu VHDG về hình ảnh con cò. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài thơ. - Liên hệ với phẩm chất của người phụ hôm nay. II. NHẬN XÉT, TRẢ BÀI, THỐNG KÊ: 1. Nhận xét: a. Ưu điểm: - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề, nêu được các ý cơ bản. + Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. + Thân phận bất hạnh và phẩm chất của người phụ nữ. + Liên hệ mở rộng. - Về kĩ năng : + Đa phần nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. + Vận dụng được kĩ năng phân tích và phát biểu cảm nghĩ. + Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. b. Khuyết điểm: - Về nội dung: + Một số bài viết chưa làm rõ được luận đề. + Chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. - Về kĩ năng: + Một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. + Chưa nắm vững thao tác lập luận phân tích nên chưa tổng hợp được vấn đề. + Thao tác so sánh chưa đạt yêu cầu. 2. Trả bài: 3.Thống kê điểm Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém 11a 11b 4. Hướng dẫn tự học: - Xem lại lí thuyết về bài viết. - Chuẩn bị bài khái quát Tiết 31,32 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa VN đầu TK XX đến CMT Tám 1945. Đó là cơ sở hình thành nền VHVN hiện đại. - Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của VHVN hiện đại. - Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu VH để có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể. 2. Kỹ năng: Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. + GV: Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa VN trong thời kì gần nửa TK ấy có những nét chính gì? + HS: Đọc SGK trang 83,84, trả lời. + GV: Ảnh hưởng của những đặc điểm ấy đối với việc hình thành và phát triển nền VH nước ta? + HS: Đọc SGK trang 83,84, trả lời. + GV: Hiện đại hóa là gì? Nội dung và tiến trình hiện đaị hóa VHVN diễn ra như thế nào? + HS: Đọc SGK trang 83, 84, trả lời. + GV: Dựa vào SGK trang 83, 84, trình bày tóm tắt quá trình HĐH của VHVN. Các giai đoạn trên khác nhau ở những điểm nào? Nêu tên ở mỗi giai đoạn một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất. + HS: Trình bày dựa vào SGK. - Tìm hiểu Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển + GV: VHVN chia làm mấy bộ phận? Vì sao có sự phân chia ấy? Căn cứ để phân chia? + HS: Thảo luận phát biểu. + GV: Định hướng: ->Vì VHVN giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước thuộc địa, ảnh hưởng của chính sách kinh tế, văn hóa của TD pháp; ảnh hưởng sâu sắc của các phong trào yêu nước. -> Căn cứ vào thái độ chính trị của các nhà văn (chống Pháp trực tiếp hay không trực tiếp) để chia là 2 bộ phận: VH công khai và VH không công khai. + GV: BP VH công khai chia thành mấy xu hướng? Kể tên, nêu đặc điểm ? + HS: Tham khảo SGK trả lời. + GV: Những biểu hiện của việc phát triển mau lẹ, nhanh chóng là gì? Nguyên nhân? + HS: Trả lời và nhận xét. * GV: Định hướng: về số lượng, chất lượng, tuổi đời các tác giả. HĐ2: - Tìm hiểu nội dung của văn học thời kì này. + GV: Hai truyền thống lớn của VHVN là gì? + HS: Khái quát phát biểu và bổ sung. + GV:Truyền thống yêu nước và nhân đạo trong thời kì này có thêm những nét gì mới? Dẫn chứng? . - Tìm hiểu thể loại và ngôn ngữ của văn học thời kì này. + GV: Về thể loại và ngôn ngữ giai đoạn này có những đóng góp gì? + HS: Trả lời, GV tổng hợp. HĐ 3: - HS đọc ghi nhớ sgk. - GV: Nêu bài tập: + Có sự phân biệt rạch ròi và tuyệt đối giữa các xu hướng, bộ phận VH thời kì 1900 – 1945 hay không? Vì sao? + Tại sao nói giai đoạn 1900 – 1930 là giai đoạn giao thời? Người được xem là cây cầu nối giữa 2 thế kỉ thơ ca VN là ai? - GV: Gọi học sinh trả lời và GV chốt lại. I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CM 8/1945. 1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa: - Hoàn cảnh lịch sử xã hội: + Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa. + Xã hội biến đổi, nhiều giai cấp xuất hiện. + Đảng ra đời lãnh đạo các phong trào đấu tranh. - Văn hóa VN: + Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của văn hóa TQ, có dịp tiếp thu văn hóa phương Tây. + Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Báo chí, xuất bản phát triển. + Viết văn trở thành một nghề kiếm sống. => Hiện đại hóa là quá trình làm cho VH thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức VH phương Tây, có thể hội nhập với VH thế giới. - Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá: a. Giai đoạn1: từ 1900 – 1920. - Là giai đoạn chuẩn bị. - Các tác phẩm: Thầy La- za- rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Hoàng Tố Oanh hàm oan (Thiên Trung), được coi là hai tác phẩm viết bằng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên. - Thành tựu chủ yếu: thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (chủ yếu viết bằng chữ Hán, Nôm theo thi pháp VHTĐ) b. Giai đoạn 2: từ 1920 – 1930. - Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể. - Các tác phẩm tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải)các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc. - Nhiều yếu tố của VHTĐ vẫn còn tồn tại. c Giai đoạn thứ 3: từ 1930 – 1945. - Quá trình đổi mới hoàn tất, nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực. - Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Thơ duyên (Xuân Diệu). 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. a. Bộ phận văn học công khai: - Là VH tồn tại và phát triển trong pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. - Phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính: + VH lãng mạn với đặc trưng: -> Là tiếng nói cá nhân nghệ sĩ tràn đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng, ước mơ; coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định và đề cao cái tôi cá nhân riêng tư. -> Các đề tài quen thuộc: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tương lai, cảm xúc, những biến thái tinh vi trong tâm hồn. -> Giá trị của VHLM: thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lại những thứ lạc hậu, giải phóng cá nhân. -> Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị của đất nước. -> Thành phần: các nhà thơ mới, nhóm Tự lực văn đoàn.. + VH hiện thực với đặc trưng: -> Thấm đượm tinh thần nhân đạo, phơi bày tình cảnh khốn khổ của người dân, chống sự áp bức bóc lột, phê phán thế sự, lên án sự bất công. -> Các đề tài quen thuộc: đời sống người nông dân nghèo, đời sống của người nghèo ở thành thị, bi kịch của những người bị áp bức bóc lột. -> Giá trị: phản ánh hiện thực khách quan, cụ thể, xây dựng được những tính cách điển hình trong hòan cảnh điển hình. -> Hạn chế: chưa thấy được tiền đồ của nhân dân và tương lai của dân tộc. b. Bộ phận VH không công khai. - Là bộ phận VH CM của các nhà chí sĩ, các chiến sĩ và cán bộ CM được sáng tác trong tù. - Chủ yếu bị đặt ngoài vòng pháp luật của chính quyền TDPK. ->VH được coi là vũ khí sắc bén chiến đấu với kẻ thù của dân tộc. -> Giá trị: nói lên tình yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc, cổ vũ phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. -> Hạn chế: một số tác phẩm còn chưa giàu chất nghệ thuật. => Hai bộ phận VH này vừa đối lập, vừa ảnh hưởng qua lại với nhau. 3.Văn học phát triển với nhịp độ mau lẹ: - Biểu hiện: ở tốc độ mau lẹ, ở số lượng tác giả và tác phẩm, chất lượng giá trị của tác phẩm - Nguyên nhân: + Sự thúc bách của thời đại. + Sự vận động tự thân. + Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân. II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VHVN TỪ ĐÂU TK XX ĐẾN CM 8/ 1945: 1. Về nội dung tư tưởng: - Hai truyền thống yêu nước và nhân đạo được kế thừa. Có thêm truyền thống mới: dân chủ. - Yêu nước thời PK gắn với vua. Giai đoạn này yêu nước gắn liền với nhân dân; gắn với lí tưởng của chủ nghĩa xã hội. - Truyền thống nhân đạo gắn với tinh thần dân chủ, quan tâm đến đời sống nhân dân lao động. Khát vọng giải phóng cá nhân, đề cao tài năng và phẩm giá con người. 2. Về thể loại và ngôn ngữ: - Thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, lí luận phê bình, thơ - Ngôn ngữ: thoát li khỏi chữ Hán, Nôm, lối diễn đạt công thức ước lệ. Tiếng Việt ngày càng trong sáng giản dị, phong phú, tinh tế. III. LUYỆN TẬP: - Giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX: văn học xuất hiện những yếu tố mới: + Văn xuôi chữ quốc ngữ xuất hiện + Thơ văn các chí sĩ cách mạng có nhiều đổi mới + Từ 1920 – 1930: xuất hiện một số tác phẩm có giá trị của các tác giả có sức sáng tạo ở các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch + Ở nước ngoài: truyện và kí của Bác Hồ được thể hiện bằng bút pháp hiện đại - Tuy nhiên, ở hai thời kì đầu, yếu tố trung đại vẫn còn phổ biến ở nhiều thể loại từ nội dung đến hình thức. Đây là giai đoạn được xem là gạch nối của hai thế kỉ, hai thời đại: nhiều sáng tác của các chí sĩ mới mẻ về nội dung nhưng hình thức thể hiện như thể loại, ngôn ngữ, văn tự, thi pháp vẫn còn chịu ảnh hưởng của văn học trung đại. 4. Hướng dẫn tự học: Duyệt tuần 8: 4/10/2010 P.HT - Lập dàn ý trả lời câu hỏi: vì sao? Như thế nào? – phần a. - Lập đề cương bài học theo dàn ý.
Tài liệu đính kèm: