Giáo án Ngữ văn 11 - Tự tình II - Hồ Xuân Hương

Giáo án Ngữ văn 11 - Tự tình II - Hồ Xuân Hương

I. Tìm hiểu chung:

 1. Tác giả:

- Sống vào khoảng TKXVIII, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Sống chủ yếu ở Thăng Long, có 1 ngôi nhà tên Cổ Nguyệt Đường.

- Con vợ lẻ, tính tình phóng túng, đi nhiều nơi, kết giao nhiều bạn bè, thân thiết với nhiều danh sĩ.

- Là 1 thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời, tình duyên lại gặp nhiều bất hạnh, ngang trái.

- Sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán.

- Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu).

- Là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của VHVN nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX.

- Nội dung sáng tác: chủ yếu là tiếng nói cảm thương đối với người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

 2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài).

b. Hoàn cảnh sáng tác: Nếu bài thơ “Mời trầu” được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân.

II. Đọc – hiểu văn bản:

 1. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng:

- Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật.

- TG: đêm khuya  thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình.

 

doc 3 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 28664Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tự tình II - Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ TÌNH II
--Hồ Xuân Hương—
I. Tìm hiểu chung:
	1. Tác giả:
- Sống vào khoảng TKXVIII, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Sống chủ yếu ở Thăng Long, có 1 ngôi nhà tên Cổ Nguyệt Đường.
- Con vợ lẻ, tính tình phóng túng, đi nhiều nơi, kết giao nhiều bạn bè, thân thiết với nhiều danh sĩ.
- Là 1 thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời, tình duyên lại gặp nhiều bất hạnh, ngang trái. 
- Sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán.
- Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu).
- Là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của VHVN nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX.
- Nội dung sáng tác: chủ yếu là tiếng nói cảm thương đối với người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
	2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài).
b. Hoàn cảnh sáng tác: Nếu bài thơ “Mời trầu” được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân.
II. Đọc – hiểu văn bản:
	1. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng:
- Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật.
- TG: đêm khuya ® thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình.
- KG: vắng lặng, mênh mông, chỉ có tiếng trống canh báo hiệu thời gian đã trôi qua.
	+ văng vẳng: từ láy (mô típ quen thuộc) ® cảm nhận sự trôi đi của thời gian bằng thính giác.
	+ trống canh dồn ® bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
® Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổ.
® Cảm nhận rất Á Đông của 1 người thiếu phụ đối điện với nước non nghìn trùng trong đêm vắng đang lắng nghe từng giọt buồn.
(Liên hệ: Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì – “Bỡn bà lang khóc chồng”
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom – “Tự tình I”)
- Con người:
	+ Trơ: đảo ngữ ® nhấn mạnh:
Ÿ Trơ trọi, cô đơn ® tủi hổ, bẽ bàng (Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ – “TK”.ND)
Ÿ Thách thức ® bản lĩnh (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt – “Thăng Long thành hoài cổ”.BHTQ)
	+ cái hồng nhan ® rẻ rúng, mỉa mai ® thân phận nhỏ bé.
	+ nước non ® KG rộng lớn, con người xuất hiện trong tư thế đối lập với KG mênh mông, cái cá thể trơ trọi trước cái vô cùng, cái rộng lớn.
® Các yếu tố nghệ thuật hô ứng nhau nhằm nhấn mạnh nỗi niềm trơ trọi, cô đơn đến tận cùng của người phụ nữ - ý thức nỗi đau thân phận.
® Nhịp 1/3/3 + đối ® Bên ngoài là bản lĩnh, bên trong là nỗi đau ® tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận.
ð Trong đêm khuya vắng, người phụ nữ cô đơn cảm thấy thương cho thân phận mình.
	2. Hai câu thực: Nỗi niềm cay đáng, chán chường:
- Chén rượu hương đưa ® mượn rượu giải sầu cho quên sự đời.
- say lại tỉnh ® lúc tỉnh ra, người phụ nữ cô đơn, trơ trọi ấy chẳng thể vơi bớt nỗi sầu.
® Người phụ nữ cô đơn tìm men rượu che giấu nỗi buồn nhưng nỗi buồn không thể nhạt phai.
® Cái vòng lẩn quẩn, tình duyên thành trò đùa của con tạo ® càng cảm nhận nỗi đau thân phận. (Rút kiếm chém nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu – Lí Bạch).
® Uống rượu để giải sầu, để sẻ chia nhưng say lại tỉnh, nỗi đau khổ nhân lên vạn lần (Liên hệ: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa – TK.ND; Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua – KDK.NK)
- Vầng trăng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc.
- bóng xế khuyết chưa tròn ® hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn vẫn chưa tròn – tình duyên chưa vẹn.
ð Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện tâm trạng sầu muộn, xót xa khi tuổi thanh xuân đã trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn – nỗi đau về tuổi lỡ thời.
	3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, muốn bức phá:
- rêu, đá ® trong thơ xưa rêu, đá vốn mềm yếu, trong tư thế tĩnh nhưng ở thơ HXH rêu, đá không chịu mềm yếu, muốn rắn chắc hơn với tư thế tấn công.
® Cảnh thiên nhiên hiện lên đầy sức sống, sinh động, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh của tâm trạng, 1 tâm trạng bị dồn nén, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường, thể hiện khao khát hạnh phúc.
- Xiêng ngang, Đâm toạc: ngôn ngữ dân gian bình dị mà giàu sức gợi:
	+ Động từ mạnh mẽ kết hợp bổ ngữ độc đáo, thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh.
	+ Đảo ngữ làm nổi bật sự phẫn uất của tâm trạng.
® Nhịp 4/3 + NT đối, nhịp thơ vút lên ® HXH mang 1 tính cách mạnh mẽ, ý thức về cái tôi cá nhân luôn hiện hữu, bà không cam chịu, tâm trạng bị dồn nén muốn phản kháng, muốn vượt khỏi số phận hẩm hiu.
® Cảnh vật hiện lên với những nét vẻ “phá cách” ® PC thơ Nôm HXH: Cảm xúc và ý thức phản kháng đã mang đến cho cảnh sắc trong thơ HXH 1 trạng thái động, khác hẳn phong vị thơ cổ.
ð Cách dùng từ độc đáo thể hiện cá tính mạnh mẽ, tài năng của tác giả: cảnh vật hiện lên sinh động, đầy sức sống dù trong tình huống bi thương vẫn không cam chịu, luôn khát khao hạnh phúc.
	4. Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc:
- Ngán: từ dân gian ® chán ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo.
- xuân (mùa xuân, tuổi xuân) ® điệp từ ® sự tuần hoàn của tạo hóa: mùa xuân đi rồi trở lại nhưng tuổi xuân qua rồi thì không bao giờ trở lại.
- lại ® từ đồng âm: lại [1] – phụ từ (thêm lần nữa), lại [2] – động từ (trở lại) ® vòng lẩn quẩn của tạo hóa: sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
® Thời gian cứ vô tình trôi lặng lẽ, biết bao mùa xuân mang theo chút hy vọng mong manh rồi cũng đi qua, tuổi xuân của 1 đời người con gái cũng lặng lẽ phôi pha cùng năm tháng.
- Mảnh tình: tình cảm ít ỏi, nhỏ bé.
- san sẻ ® động từ ® chia sẻ cho người khác.
- tí con con ® từ đồng nghĩa ® tình cảm được hưởng thật mong manh.
® NT tăng tiến thể hiện tâm trạng ngao ngán, chán chường, xuất phát từ sự không phù hợp giữa khát vọng tình yêu nồng thắm với hiện thực lẻ mọn, hẩm hiu; nhấn mạnh sự nhỏ bé của thân phận lẻ mọn. Đó cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp (Liên hệ: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung – “Làm lẻ” – HXH)
ð Lời than thở thể hiện khát khao hạnh phúc của HXH.
® Ý nghĩa nhân văn: trong buồn tủi, người phụ nữ gắng gượng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
III. Tổng kết:
	1. Ý nghĩa VB: Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.
	2. Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và phê phán gay gắt chế độ đa thê phong kiến, đồng thời cũng thể hiện thái độ chống đối lại số phận nhưng bất lực. 
	3. Nghệ thuật: Tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh; sử dụng những từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi.
---HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docTU_TINH_II_Ho_Xuan_Huong_THPT_chuyen_TNH.doc