Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ cả năm

Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ cả năm

 Tiết:1,2 – Đọc văn

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng Kinh Kí Sự )- Lê Hữu Trác

A. Mục tiêu:

Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và thái độ của tác giả trước hiện thực . Đồng thời cũng thấy được ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo của LHTqua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh

B/ Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo

C/ Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo lụân trả lời câu hỏi.

D/ Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở đầu năm .

3. Bài mới: Dẫn vào bài .

Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng, mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua Thượng Kinh Kí Sự (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng và nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích “ Vào Phủ Chúa Trịnh” trích Thượng Kinh Kí Sự.

 

doc 247 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2789Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết:1,2 – Đọc văn 
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng Kinh Kí Sự )- Lê Hữu Trác
A. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và thái độ của tác giả trước hiện thực . Đồng thời cũng thấy được ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo của LHTqua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh	
B/ Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo
C/ Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo lụân trả lời câu hỏi.
D/ Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở đầu năm . 
Bài mới: Dẫn vào bài .
Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng, mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua Thượng Kinh Kí Sự (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng và nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích “ Vào Phủ Chúa Trịnh” trích Thượng Kinh Kí Sự.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2: hướng dẫn đọc hiểuVB
*GV: Gọi học sinh đọc những đoạn về quang cảnh sinh hoạt trong phủ chúa. Chú ý cách đọc các câu đối thoại.
*GV hỏi : Quang cảnh nơi phủ chúa được miêu tả như thế nào? 
Cảnh ngoài ; vườn hoa , hành lang rộng , ngôi nhà lớn Đại đường lộng lẫy , cây cối um tùm , chim kêu ríu rít ,đá kì lạ ..
Vào trong thì có lầu hồng gác tía , kiệu son, võng điều, mâm vàng ,chén bạc=> Quang cảnh thật lộng lẫy , uy nga ,tráng lệ “Cả trời nam sang nhất là đây”
*GV: Hãy cho biết cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa?
*Gợi ý để hs trả lời từ ngoài vào trong : người đi lại nườm nượp , nhiều thủ tục rười rà 
*Hãy nêu nhận xét khái quát về đời sống sinh hoạt của vua chúa thời Lê Trịnh ?
*GV chốt ý chính,lưu bảng.
*Chuyển ý nói về TT tâm trạng tác giả.
*Tác giả có thái độ và tâm trạng ntn trên đường vào phủ chúa?
*GV giảng ý: Tác giả vốn là con quan từng biết nhiều cảnh giàu sang ,phú quí nhưng khi vào phủ chúa tg ngạc nhiên về sự giàu sang khác thường nơi đây. Mặc dù là ghi chép nhưng ta vẫn cảm nhận thái độ ngạc nhiên, pha chút mỉa mai, sự coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác trước lối sinh hoạt trong phủ chúa
*GV chốt lại ý chính
Cuối cùng vì ý thức nhà nho trung quân LHT đã đưa ra ý kiến chữa bệnh cho thế tử.
*GV nêu ý hỏi:Chỉ ra những nét đặ sắc trong bút pháp kí sự của tác giả?
HĐ3 : Tổng kết bài học 
*GV: Gọi hs đọc ghi nhớ và học thuộc.
*GV đọc cho HS ghi phần tổng kết bài học.
-HS: Đọc: “ Mồng 1 tháng 2..thuở nào”
- “Đi được vài trăm bước.không có dịp”
- “Đang dở câu chuyện..đưa tôi ra “phòng trà” ngồi”.
- “Một lát sau .thường tình như thế”
-HS nhận xét: Cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
- HS dựa vào tp để trả lời
 + Cảnh sang trọng , người đông đúc (quan lại ,khách khứa, người giúp việc..)
 + Cảnh chào lạy , xem mạch , kê đơn thuốc cho thế tử
 + Mọi người đều kính trọng thế tử
* HS thảo luận nhóm & nhận xét.
 Cách sinh hoạt khuôn phép kẻ hầu người hạ cho thấy sự cao sang quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa lộng quyền của nhà chúa.
-HS đọc những câu văn tả thái độ ,tâm trạng của LHT trên đường vào phủ chúa.
 + Thấy nhiều đồ đẹp.
 +Được mời nhiều món ngon ,vật lạ
*HS thảo luận nhóm , đại diện trả lời .
-HS1:Dù là khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa. Song tác giả dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây.
-HS2 :Tác giả băn khoăn vì chưa muốn chữa khỏi bệnh ngay cho thế tử vì sợ ở lại trong cung mất tự do
-HS3 : Ông đoán được chính xã căn bệnh của thái tử là do “ăn quá no, mặc quá ấm, nên phủ tạng yếu đi.” Tuy nhiên vì không muốn bị danh lợi ràng buộc ông định dùng phương thuốc hòa hoãn. Nhưng với tấm lòng nhân đức của người thầy thuốc ông đã nói rõ căn bệnh nguyên nhân và cách chữa.
-HS trả lời:TG quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.lôi cuốn người đọc.=> Không bỏ sót chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc.
-HS đọc phần ghi nhớ về nhà ghi vào tập. 
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cuộc sống nơi phủ chúa.
 a.Quang cảnh nơi phủ chúa.
 - Cách bài trí trang trí trong phủ chúa : “Đồ nghị trượng sơn đều sơn son thếp vàng.trên sập mắc một cái võng điều đỏ”
- Cách ăn uống sinh hoạt: mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ
- Khi lọt vào chốn thâm cung tác giả không khỏi ngỡ ngàng: “đi qua năm sáu lầnthếp vàng”
=> Từ quang cảnh sinh hoạt trong phủ chúa biểu thị một đời sống xa hoa cầu kì khác với đời sống bên ngoài.
b.Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
 -Quân lính canh giữ nghiêm ngặt “mỗi cửa đều có lính gác , ra vào phải có thẻ”
 - Mọi người đều dùng từ tôn kính đối với Trịnh Sâm và Trịnh Cán( Thánh thượng, đông cung ,thế tử..)
 - Khi Thế tử bệnh có 7,8 thầy thuốc phục dịch, muốn xem thân thể thế tử thì phải xin phép...
=>Cung cách sinh hoạt mang tính lễ nghi , khuôn phép thể hiện sự cao sang,quyền uy ,cuộc sống hưởng lạc xa hoa và sự lộng quyền của chúa Trịnh
2. Thái độ - tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả.
- Tác giả là một thầy thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng và có kinh nghiệm.Bên cạnh tài năng còn là người có lương tâm và đức độ .
- Tâm trạng của tác giả khi chữa bệnh cho Thế tử
+Chữa khỏi bệnh + Chữa bệnh cầm chừng 
Chúa tin dùng - ở lại kinh Sống tự do
 Đúng y đức Trái y đức- bất trung
=>LHT là một người thầy thuốc khinh thường lợi danh quyền quí, yêu thích tự do nếp sống thanh đạm. Đối với tác giả tài năng, y đức của người thầy thuốc luôn đặt tính mạng của người bệnh lên trên tất cả, khinh thường danh lợi.
3. Bút pháp nghệ thuật
- Tác giả ghi chép tỉ mỉ, chân thực cuộc sống nơi phủ chúa.
- Cái tôi cá nhân bộc lộ mạnh mẽ, rõ ràng (tôi thấy, tôi nghĩ)
III. Ghi nhớ (sgk)
IV Tổng kết 
Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Đồng thời ghi chép lại là một hình ảnh Hải Thượng Lãn Ông hiện lên sừng sững: một thi nhân, một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc đã đặt mình ngoài vòng cương toả của hai chữ công danh.
4-Củng cố
 Hãy nêu nhận xét về giá trị hiện thực của đoạn trích và hình ảnh Hải Thượng Lãn Ông bộc lộ trong bài. ( Gợi ý: Có thể so sánh với “ Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ - lớp 9)
 5- Dặn dò 
 - Chuẩn bị phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
Equation Section (Next)Equation Chapter (Next) Section 1 
Tiết 3 - Tiếng Việt 
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 A/ Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời, để rèn luyện hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.
B/ Phương tiện thực hiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, thiết kế bài học.
C/ Cách thức tiến hành:Kết hợp giữa diễn dịch và quy nạp
D/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ của tác gỉa thể hiện qua đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh”.
3. Vào bài mới: 
a) Lời vào bài: Cha ông ta khi dạy con cái cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày thường sử dụng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1:Tìm hiểu ngôn ngữ với tư cách là tài sản chung của xã hội .
*GV diễn giảng : nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin , tư tưởng tình cảm và từ đó tạo lập được các quan hệ xã hội với nhau.Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chung của xã hội ma mỗi cá nhân phải sử dụng để nhận tin và phát tin dưới hình nói hoặc viết. Như vậy , giữa ngôn ngữ chung của xã hội và ngôn ngữ riêng của cá nhân có điểm giống và khác.
* GV hỏi : Đọc mục SGK hãy cho biết các yếu chung của ngôn ngữ là gì ?
*GV gợi ý cho HS từ các ngữ liệu trong SGK và một số VD từ bảng phụ
*Các yếu tố chung về mặt quy tắc và phương thức bao gồm những gì?
* GV gợi dẫn HS thảo luận trả lời 
HĐ2:Tìm hiểu lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân.
*GV yêu cầu HS đọc phần II trong SGK . 
* GV nêu một số câu hỏi : Lời nói cá nhân là gì? Nó tồn tại dưới những dạng nào? Những đặc điểm riêng của lời nói cá nhân thể hiện ở phương diện nào?
* Gợi dẫn thảo luận trả lời.
* GV gọi HS đọc phần ghi nhớ
HĐ3 :Hướng dẫn luyện tập
*GV chuyển ý vào phần LT. Đối với bài này sgk trình bày lí thuyết rất rõ ràng các em về đọc kĩ .
 *GV hướng dẫn HS làm BT phần luyện tập. 
*GV gọi HS đọc Bt 1 sgk làm theo yêu cầu
*GV giảng thêm: Từ “thôi’=> chấm dứt, kết thúc. Ở đây Nguyễn Khuyến dùng là kết thúc cuộc đời, cuộc sống => chính là sự sáng tạo của tác giả.
*GV hỏi: Câu hỏi 2 sgk
*Gv giảng ý :Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. 
“Rêu” là một vật nhỏ bé hèn mọn cũng không chịu khuất phục mềm yếu. Nó phải “xiên ngang mặt đất”
“Đá” đâm toạc chân mây. Không chỉ là thiên nhiên phẫn uất mà là tâm trạng phẫn uất.
Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ: ngang toạc => thể hiện sự bướng bỉnh ngang nghạnh của nữ sĩ. 
Chính cách sử dụng lối đối lập, cách dùng từ ngữ tạo hình đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.
 *GV yêu cầu HS về nhà làm BT3 (SGK) 
 - HS theo dõi bài
_HS thảo luận nhóm theo 
 bàn cử đại diện trả lời .
 +Các yếu tố chung về mặt âm thanh là các nguyên âm , phụ âm, thanh điệu
 +Các yếu tố chung về mặt từ ngữ là từ đơn , từ phức, thành ngữ
- Thảo luận , trả lời.
- Đọc ngữ liệu ,thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Lời nói cá nhân là sự vận dụng NN chung của XH vào tình huống giao tiếp cụ thể để đạt MĐ giao tiếp.
+Lời nói cá nhân tồn tại hai dạng nói và viết .
+ Các phương diện :giọng nói, từ ngữ, việc sáng tạo từ mới
- HS đọc phần ghi nhớ
-HS đọc bt1, làm bài
+HS1: Từ “thôi” được dùng với nghĩa chỉ sự mất mát, đau đớn.
 +HS 2: Từ “thôi” là hư từ được nhà thơ dùng trong câu thơ nhằm diễn đạt nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất. Đồng thời cũng là cách nói giảm để nhẹ đi nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi.
-HS đọc và nhận xét.
-Hồ Xuân Hương sắp xếp câu thơ theo lối ><, đảo ngữ tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, nhấn mạnh hình tượng thơ.
I.NGÔN NGỮ TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI .
 1.Khái niệm ngôn ngữ và tính chung của ngôn ngữ. 
 a..Khái niệm 
 -Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc được dùng làm phương tiện giao tiếp. 
 - Ngôn ngữ chung của xã hội và NN riêng của cá nhân có các yếu tố , quy tắc chung.
 b. Tính chung của ngôn ngữ biểu hiện ở: 
-Các âm và các thanh ( a,b,c,d huyền sắc)
- Các tiếng : cây, hoa , cỏ lá , nhà, xe
- các từ : xe đạp , quê hương , nhà thi đấu
- Ngữ cố định : nói tóm lạ ... iên cuồng >< rồi tỉnh,
 Say đắm >< vẫn bơ vơ,
- Cuối cùng họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi cả vào tiếng Việt, vào tình yêu quê hương, vào tinh thần nòi giống.
 Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.
 Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai.
2) Nghệ thuật nghị luận văn chương.
- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, cách nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng xác đáng, tinh tế.
- Cách viết có hình ảnh, dùng so sánh gợi nhiều liên tưởng.
- Dùng từ chính xác, tinh tế, gợi cảm.
- Chuyển ý khéo léo, mạch văn trong sáng, khúc chiết với giọng điệu thiết tha, thấm đượm tình người.
- Đoạn trích được xem là mẫu mực đẹp đẽ, một thành tựu xuất sắc của Hoài Thanh trong thể nghị luận văn chương thuộc lĩnh vực phê bình văn học.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự tổng kết.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
HS: Đọc thuộc ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết.
 Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được tinh thần thơ mới theo cách nhận diện của Hoài Thanh cùng nghệ thuật nghị luận văn chương của tác giả.
- Baøi taäp veà nhaø: Biểu hiện của cái tôi trong các bài thơ :Tràng giang; Đây thôn Vĩ Dạ.
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM.
Ngaøy soaïn: 8/ 4 /08
Tieát: 111 .
Baøi:Tiếng Việt.	 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Kĩ năng: Biết cách phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị.
II. CHUAÅN BÒ. 
 - Thaày: Ñoïc taøi lieäu tham khaûo, SGV, SGK. 
 - Troø: Ñoïc SGK, hoïc baøi cuõ, soaïn baøi môùi.
III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
- OÅn ñònh toå chöùc :( 1 phuùt).
- Kieåm tra baøi cũ . (4’): Thế nào là ngôn ngữ chính luận? Văn bản chính luận có những thể loại tiêu biểu nào?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
15
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương tiện diễn đạt.
GV: Gọi học sinh đọc mục 1.II SGK.
GV: Hãy nhận xét các phương tiện diễn đạt được sử dụng trong các trích đoạn văn bản ở tiết trước: Về từ ngữ, về ngữ pháp, về biện pháp tu từ.
GV: Phân tích phép liên kết trong các câu sau.
- Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
- Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!
GV: Em hãy tìm các biện pháp tu từ trong đoạn văn bản: Việt Nam đi tới. 
HS: Đọc SGK, nhận xét. 
- Về từ ngữ: Dùng nhiều từ ngữ chính trị.
- Về ngữ pháp: Câu chuẩn mực.
- Về biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, liệt kê,
HS: Thảo luận trả lời.
HS:Tiến hành thảo luận và phân tích các biện pháp tu từ:
- Ẩn dụ:non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới.
- Liệt kê kết hợp với điệp ngữ:Trong từng.trong từng
- Kết hợp câu ngắn và câu dài.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
1) Các phương tiện diễn đạt.
a) Về từ ngữ:
- Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ ngữ chính trị: Độc lập, tự do, bình đẳng, đồng bào, quyền lợi, thống nhất, công bằng,
- Từ ngữ chính trị nhiều khi được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt chính trị nên đã trở thành lớp từ thông dụng quen thuộc: Đa số, thiểu số, phát xít, dân chủ, bình đẳng,
b) Về ngữ pháp.
- Câu văn trong văn bản chính luận thường có kết cấu chuẩn mực, gắn với những phán đoán lôgic, đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận.
- Văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có nhiều từ ngữ liên kết:Bởi thế, cho nên, tuynhưng, dù.nhưng.để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ.
c) Về biện pháp tu từ.
- Văn bản chính luận sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhằm làm cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn và có khả năng thuyết phục cao.
- Ở dạng nói, văn bản chính luận thể hiện ở việc phát âm, nhấn giọng, sử dụng ngữ điệu hợp lí,
15
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
GV: Gọi học sinh đọc mục 2.II SGK.
GV: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.
GV: Phân tích các đặc trưng đó trong văn bản Tuyên ngôn độc lập ở tiết trước.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thuộc ghi nhớ SGK.
HS: Đọc SGK, nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.
HS: Phân tích các đặc trưng đó ở văn bản Tuyên ngôn độc lập.
- Tính công khai về quan điểm chính trị: Luôn giữ vững quan điểm của một nguyên thủ quốc gia, một Chủ tịch nước.
- Tính chặt chẽ, lôgic trong diễn đạt được thể hiện qua hệ thống lập luận: Cơ sở pháp lí- cơ sở thực tế- lời tuyên ngôn.
- Tính truyền cảm, thuyết phục thể hiện qua các dùng từ, đặt câu.
2) Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục.
10
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1 SGK.
HS: Đọc và làm các bài tập trong SGK.
III. Luyện tập.
Bài tập 1( SGK, trang 108).
- Điệp ngữ kết hợp với điệp cú pháp:Ai códùng.
- Liệt kê: Súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
- Ngắt đoạn câu để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ, hùng hồn.
- Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Baøi taäp veà nhaø: Làm các bài tập còn lại trong SGK.
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM.
Ngaøy soaïn: 10/ 4 /08
Tieát: 112- 113 .
Baøi:Đọc văn.	 	MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức : Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận.
- Kĩ năng: Biết cách đọc kịch bản văn học và văn bản nghị luận.
- Thái độ: Có ý thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
II. CHUAÅN BÒ. 
 - Thaày: Ñoïc taøi lieäu tham khaûo, SGV, SGK. 
 - Troø: Ñoïc SGK, hoïc baøi cuõ, soaïn baøi môùi.
III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
- OÅn ñònh toå chöùc :( 1 phuùt).
- Kieåm tra baøi cũ . (4’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
40
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kịch.
GV: Em hãy nhắc lại các văn bản kịch đã học? Xung đột cơ bản trong mỗi văn bản (đoạn trích ) đó là gì?
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK.
GV: Nêu các đặc trưng cơ bản của kịch?
GV:  Trong kịch thường có những tuyến nhân vật nào? Ngôn ngữ của nhân vật kịch có những loại nào? Cho ví dụ?
GV: Văn bản kịch có những kiểu loại nào?Cho ví dụ?
GV: Nêu những yêu cầu về đọc kịch bản văn học?
HS :Kể lại các văn bản kịch đã học: 
-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô): Xung đột cơ bản là xung đột giữa tên hôn quân bạo chúa với nhân dân lao động cần lao; xung đột giữa con người nghệ sĩ và con người công dân trong bản thân Vũ Như Tô.
- Tình yêu và thù hận (Trích Rô- mê-ô và Giu-li-ét): Xung đột cơ bản là mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ : Môn-ta-ghiu và Ca –piu-lét.
HS:Đọc SGK, nêu các đặc trưng về:
- Loại hình kịch.
- Xung đột kịch.
- Nhân vật kịch.
- Ngôn ngữ kịch.
HS: Thảo luận, trả lời.
-Nhân vật chính diện.
- Nhân vật phản diện.
 Ngôn ngữ : Độc thoại , đối thoại, bàng thoại.
HS: Thảo luận, trả lời.
Bi kịch.
Hài kịch
Chính kịch.
HS: Dựa vào SGK, nêu những yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
I. Kịch.
1) Khái lược về kịch.
-Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong phạm vi văn học, loại văn bản kịch được nêu ra thực chất là phần văn bản của tác phẩm kịch (kịch bản văn học). 
- Kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả. Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch. Qua đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.
- Các nhân vật trong kịch được xây dựng bằng chính ngôn ngữ (lời thoại) của họ. Ngôn ngữ kịch có ba loại: Đối thoại, độc thoại, bàng thoại ( nhân vật nói riêng với khán giả). Ngôn ngữ kịch do đó mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
- Phân loại văn bản kịch: Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột, kịch chia làm ba loại:
+ Bi kịch
+ Hài kịch
+ Chính kịch
 Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: Kịch thơ, kịch nói, ca kịch.
* Tóm lại: Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời sống, hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, được thực hiện bởi các nhân vật, ngôn ngữ kịch mang đặc điểm khắc họa tính cách có tính hành động, tính khẩu ngữ cao.
2) Yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
- Tìm hiểu xuất xứ:Tác giả, tác phẩm, thời đại, vị trí đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.
- Cảm nhận lời thoại của các nhân vật.
- Phân tích hành động kịch.
- Nêu chủ đề tư tưởng của hành động kịch.
45
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghị luận.
GV: Em hãy kể tên các văn bản nghị luận đã học?
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục II SGK.
GV: Nêu những đặc trưng của văn nghị luận?
GV:Những kiểu loại văn nghị luận? Cho ví dụ?
GV: Hướng dẫn học sinh phân tích các dẫn chứng SGK.
GV:Hãy nêu những yêu cầu về đọc văn nghị luận?
GV: Đưa ví dụ: Tuyên ngôn độc lập, để đạt mục đích tuyên bố về chủ quyền độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã xoáy sâu vào ba luận điểm lớn có liên quan tất yếu với nhau: Cơ sở pháp lí – cơ sở thực tế - lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
HS: Kể tên các văn bản nghị luận đã học: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây); Một thời đại trong thi ca,
HS: Đọc SGK và nêu những đặc trưng:
- Bản chất của văn nghị luận.
- Giá trị của văn nghị luận.
- Ngôn ngữ.
HS: Nêu những thể văn nghị luận: Văn chính luận và văn phê bình văn học.
HS: Thảo luận, nêu những yêu cầu về đọc văn nghị luận.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
II. Nghị luận
1) Khái lược về nghị luận.
- Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, tôn giáo)
- Giá trị của tác phẩm nghị luận phụ thuộc vào ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, vào quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, vào sức thuyết phục của lập luận.
- Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm nhằm tác động vào lí trí và tình cảm của người đọc.
- Phân loại văn nghị luận : Xét theo nội dung bàn luận, người ta phân văn nghị luận làm hai thể:
+ Văn chính luận: Luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức,
+ Văn phê bình văn học: Luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật.
*Tóm lại: Nghị luận chủ yếu dùng lí lẽ, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó, ngôn ngữ chính xác mang tính xã hội, tính học thuật cao. 
2) Yêu cầu về đọc văn nghị luận.
- Tìm hiểu xuất xứ.
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng: Chú ý mối liên hệ lôgic giữa các luận điểm trong việc hướng tới mục tiêu chung.
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm.
- Phân tích biện pháp lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nghị luận.
III. Luyện tập.
 Học sinh làm các bài tập SGK.
- Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được các đặc trưng của kịch, nghị luận.
- Baøi taäp veà nhaø: Làm các bài tập còn lại trong SGK.
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM.

Tài liệu đính kèm:

  • docga11.doc