Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em (2 tiết)

Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em (2 tiết)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Puskin.

- Nắm được vẻ đẹp trong sáng tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình.

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say và cao thượng của chủ thể trữ tình.

- Cảm nhận được chất trữ tình, phong cách thơ của Puskin.

2. Kỹ năng

- Có kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn học nước ngoài.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Thiết bị và phương tiện dạy học.

2. Học sinh

- Tập ghi chép, vở bài soạn.

- Đọc bài và chuẩn bị bài đã được giáo viên phân công và dặn dò trước ở nhà.

 

docx 22 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 5451Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH
GIÁO ÁN:
TÔI YÊU EM
(2TIẾT)
GVHD: Cô Nguyễn Thị Thúy Loan
	SVTH: Lê Phương Thảo 
	MSSV: K38.601.135
Giáo án bài dạy
	 	TÔI YÊU EM	
	( A.X.Puskin)
Ngữ Văn 11, tập 2_Cơ bản
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Puskin.
Nắm được vẻ đẹp trong sáng tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình.
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say và cao thượng của chủ thể trữ tình.
Cảm nhận được chất trữ tình, phong cách thơ của Puskin.
Kỹ năng
Có kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn học nước ngoài.
Chuẩn bị
Giáo viên
- Thiết bị và phương tiện dạy học.
2. Học sinh
- Tập ghi chép, vở bài soạn.
- Đọc bài và chuẩn bị bài đã được giáo viên phân công và dặn dò trước ở nhà.
Phương pháp giảng dạy
Kết hợp các phương pháp:
Nêu vấn đề - gợi mở.
Trực quan (PPT).
Thảo luận nhóm.
Phương tiện giảng dạy
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2009
Sách giáo viên 
Thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức (~1 phút)
Kiểm tra bài cũ (~ 4 phút)
- Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mạc Tử)?
- Cảnh đẹp thôn Vĩ hiện lên qua những hình ảnh nào?
Dẫn vào bài mới (~3 phút)
Như một quy luật của tự nhiên, từ khi ra đời cho đến khi rời khỏi thế gian, con người vẫn miệt mài dấn thân vào cuộc hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc. Tình yêu chính là tuyệt tác tinh thần của tạo hóa. Chính vì vậy tình yêu trở thành đề tài muôn thuở, nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Xuân Diệu say đắm với tình yêu, khao khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định:
	“Làm sao sống được mà không yêu
	Không nhớ không thương một kẻ nào”
	(BÀI THƠ TUỔI NHỎ)
Tagor - nhà triết gia - nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, chủ đề tình yêu cũng bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông:
	“ Nhưng e ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên ”
	(KHÔNG ĐỀ)
Và đến với Puskin – “Mặt trời của thi ca Nga”, chúng ta sẽ được chìm đắm trong tình yêu thật thánh thiện, mang đậm tinh thần nhân văn. Bài thơ “Tôi yêu em” là một minh chứng tiêu biểu. Bài thơ đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới nhũng giá trị tinh thần chung của loài người, những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để thấy được cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong bài thơ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm.(~ 20 phút)
Thao tác 1: GV cho HS tìm hiểu vài nét về tác giả (~10phút)
GV đặt câu hỏi
Câu 1: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời Puskin?
GV yêu cầu HS dựa vào SGK rút ra những ý cơ bản
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. 
- A-lếch-xan-dro Xéc-ghê-vích Puskin (1799-1837).
- Ông sinh tại Moskva, trong một gia đình dòng dõi quý tộc và có truyền thống văn chương. Song thân của nhà thơ được lĩnh hội một nền văn hóa hoàn hảo, là những con người tài hoa, am tường và yêu thích nghệ thuật. Ngoài dòng máu quý tộc Nga, trong Puskin còn tiềm ẩn đôi chút khí chất dòng máu Phi châu nóng bỏng, nhiệt thành : mẹ ông là cháu nội của viên tướng kỹ thuật lừng danh có nguồn gốc Phi châu.
- Ngay từ thời thơ bé, Puskin hấp thụ sâu sắc truyền thống văn chương của dòng họ và gia đình. Tài năng của ông được hình thành từ hai nguồn mạch: văn chương bác học và văn chương bình dân. Thân phụ của ông là người sành âm nhạc, thơ ca, sân khấu. Chú ruột là nhà thơ có tên tuổi thời ấy. Thư viện gia đình dòng họ Puskin rất lớn, tập trung hầu hết tác phẩm của các nhà văn sáng giá nhất thế giới. Phòng khách của họ là nơi gặp gỡ và đàm đạo văn chương của giới nghệ sĩ. Puskin được tiếp nhận một nền giáo dục của con em dòng dõi trâm anh thế phiệt. Văn chương bác học sớm ngấm trong tâm hồn nhà thơ. Có một mảnh đất dồi dào phù sa nữa vun trồng tài năng và nhân cách của nhà thơ tương lai là nền văn học dân gian Nga sống động. Puskin sớm gắn bó với những người thuộc lớp bình dân, nhũ mẫu nuôi nấng Puskin bằng dòng sữa mát lành, tưới đẫm tâm hồn mộng mơ . Vì vậy, ngay từ bé, trong hồn thơ của Puskin có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn chương bác học sang trọng và văn chương bình dân sống động. 
- Puskin thành công trên nhiều thể loại văn chương. Không chỉ là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình, ông còn là tác giả của tiểu thuyết bằng thơ nôi tiếng (Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin), là tác giả của những bi kịch lịch sử hoành tráng, những trường ca sâu lắng, những truyện ngắn xuất sắc. Nhưng đóng góp lớn nhất và xuất sắc nhất của Puskin chủ yếu là thơ trữ tình.
GV kể thêm cho HS biết về cuộc đấu súng giữa Puskin và Dantes diễn ra năm 1837.
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung, giới thiệu vài nét về bài thơ: 
-Bài thơ liên quan đến mối tình giữa Puskin với Ô-lê-nhi-na, con gái vị chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga. Thời kì ở Pê-tec-bua, Puskin thường lui tới nhà ông vì không khí nghệ thuật và cũng vì người thiếu nữ này. Rung động, say mê, thi sĩ đã dành cho Ô-lê-nhi-na nhiều vần thơ đằm thắm. Năm 1828, nhà thơ ngỏ ý cầu hôn nhưng cuộc tình không thành. Năm 1829, bài thơ ra đời, được in trong tập “Những bông hoa phương Bắc”.
- Bài thơ “Tôi yêu em” tràn ngập những nốt nhạc buồn trong trẻo và dịu êm của con tim đã qua rồi cái thời tuổi trẻ bồng bột, cuồng nhiệt, mà giờ đây như đã lắng đọng trong sự chiêm nghiệm, nghĩ suy.
Hoạt động 2: Đọc hiểu tác phẩm (~54 phút)
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS đọc tác phẩm và chia bố cục bài thơ (~6 phút)
GV hướng dẫn cách đọc cho HS
-Giọng điệu bài thơ thay đổi một cách linh hoạt. Từ giọng điệu phân trần, ngập ngừng đến kiên quyết, dứt khoát. Từ day dứt, dằn vặt đến đằm thắm, thiết tha. Cụ thể:
+ Câu 1- 2: đọc với giọng trầm, chậm, ngập ngừng như một lời thú nhận, giãi bày
+ Câu 3 – 4: đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát như một lời hứa, lời quyết tâm
+ Câu 5 – 6: giọng day dứt, u buồn như một lời chiêm nghiệm, nghĩ suy
+ Câu 7 -8: giọng đằm thắm, tha thiết và điềm tĩnh.
GV gọi HS đọc tác phẩm và nhận xét.
GV đọc lại tác phẩm.
Câu 1: Em hãy phân chia bố cục của bài thơ và nêu nội dung chính của từng phần? 
Bao gồm 2 phần:
+ Phần 1: 4 câu đầu – Lời bộc bạch trần tình
Cụ thể 
Câu 1 và 2: là lời thú nhận tình cảm một cách trực tiếp, giản dị và chân thành
Câu 3 và 4: là lời tự nhắc nhở, điềm tĩnh và dứt khoát, như là một lời hứa của lý trí.
+ Phần 2: 4 câu sau – Lời nguyện ước cho tình yêu. 
Cụ thể:
Câu 4 và 6: diễn tả tâm trạng biến đổi dồn dập, đầy sóng gió của nhân vật trữ tình.
Câu 7 và 8: thể hiện một mối tình cao thượng, độ lượng.
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề tác phẩm (~3 phút)
 GV đặt câu hỏi
Câu 1: Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ? 
HS trả lời, GV bổ sung:
- Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em”là do người dịch đặt.
- Trong tiếng Nga “Tôi yêu em” có thể dịch ra tiếng Việt là:
 + Tôi yêu chị.
 + Tôi yêu em.
 + Tôi yêu cô.
 + Anh yêu em...
-Cặp đại từ nhân xưng “Anh-em”: thân thiết, gần gũi.
-Cặp đại từ nhân xưng “tôi-cô”: trang trọng, xa cách.
-Cặp đại từ nhân xưng “Tôi-em”: gợi mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với đối tượng có khoảng cách vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dang dở. Là tình yêu đơn phương của chàng trai
”Tôi yêu em” là lời thổ lộ chân thành, xuất phát từ trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu lớn, cao cả, chân chính.
-Vì tình yêu là thứ tình cảm có vô vàn cung bậc. Chỉ khẽ chuyển gam đã là chuyện hệ trọng, từ “tôi” sang “anh”, từ “cô” sang “em” là cả một bước đột biến trong tình cảm.
GV đọc bài thơ “Ngài và Anh, Cô và Em” để minh họa thêm:
“Nàng buộc miệng đổi tiếng ‘ngài’ trống rỗng
Thành tiếng ‘anh’ thân thiết đậm đà
Và gợi lên trong lòng đang say đắm
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca.
Trước mặt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng
Không thể rời ánh mắt khỏi nàng
Và tôi nói: ‘Thưa cô, cô đẹp lắm’
Mà thâm tâm: ‘Anh quá đỗi yêu em!’ ”
-Trong tiếng Việt, cách xưng hô thường thể hiện một mức độ tình cảm. Mỗi đại từ nhân xưng đều hàm chứa một ý nghĩa đặc biệt. Trong bài thơ “Tôi yêu em”, đại từ “tôi” và “em” đã thể hiện thái độ tôn thờ và sắc thái nhất định về khoảng cách.
Thao tác 3: GV hướng dẫn HS phân tích (~45 phút)
GV yêu cầu HS tự đọc bản dịch nghĩa.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Câu 1: So với bản dịch nghĩa thì bản dich thơ của Thúy Toàn đã chuyển dịch hết ý nghĩa chưa?
HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung.
- Lựa chọn “Tôi yêu em” người dịch đã đạt được hai điều:
 + Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
 + Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
-Bản dịch của Thuý Toàn, hàng chục năm nay đã được xem là bản dịch thành công và đã được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến, thuộc lòng vì đã chuyển tải được cái "hồn cốt" của nguyên tác. 
Câu 2: Nhận xét về cách mở đầu bài thơ của tác giả? Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? 
HS trả lời
GV ghi nhận, bổ sung
-Mở đầu bài thơ là ba tiếng “Tôi yêu em”, lột tả được cái tinh tế trong cách dùng từ xưng hô của nhà thơ.
- Bài thơ ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: “Tôi yêu em” như một lời thú nhận lại như một lời tự nhủ, trực tiếp ngắn gọn và giản dị. 
- Đây như một lời bộc lộ chân thành, xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. 
GV giảng: nói thêm về bản dịch nghĩa
-Trong bản dịch nghĩa, xuất hiện thêm chữ “đã”. Tức là, tác giả khẳng định tình yêu của mình đã có trong quá khứ và đến bây giờ tình yêu ấy vẫn còn tồn tại. Điều đó, cho ta thấy đây là một tình yêu rất mãnh liệt, thủy chung và bền bỉ.
Câu 3: Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ đầu?
-Bài thơ như là một lời từ giã cho một mối tình không thành.
- Giọng điệu có sự ngập ngừng, dè dặt trong lời thổ lộ, thấm đượm nỗi buồn nhưng không bi lụy.
Câu 4: Nêu một hình ảnh ấn dụ mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ? Hình ảnh ấy có tác dụng gì?
-Đó là hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình” . Khẳng định tình yêu đang còn rạo rực trong trái tim nhân vật trữ tình, một tình yêu rất tha thiết, rất mãnh liệt.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về mối tình của nhân vật “tôi” được thể hiện qua hai câu đầu. Những từ ngữ nào giúp em cảm nhận được điều đó?
HS trả lời, GV nhận xét, liên hệ đối chiếu với bản dịch:
“Tôi vẫn yêu em: tình yêu, có lẽ
Còn chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi”.
- “vẫn”, “có lẽ”: một sự khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt.
- Dùng một ngữ mang tính phủ định “chưa hẳn” (trong nguyên văn “chưa tắt hẳn”), nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy, không phải là sự đam mê bộc phát vụt lóe sáng rồi lụi tàn.
- “vẫn yêu em”: nghĩa là quá khứ tôi đã yêu em, hiện tại tôi đang còn yêu em và tương lai tôi cũng sẽ yêu em. Tình yêu này đã diễn ra, tưởng mờ chìm, tưởng bị vùi lấp nhưng nó vẫn đang hiện hữu tr ...  chân thành nhất, đẹp đẽ nhất, thủy chung nhất. 
-Nhịp thơ nhanh hơn với những từ “lúc”, “khi” diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. 
-Nhịp điệu cùng âm hưởng da diết, sâu lắng góp phần diễn tả cảm xúc thiết tha và đem lại cho câu thơ sức hấp dẫn lạ lùng.
Câu 13: Tại sao có thể nói 2 câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị? Lời cầu chúc ấy, cho ta những cảm nghĩ gì về tâm hồn của thi nhân?
- Cảm xúc bị dồn nén trong hai câu thơ trước giờ đây như được giải tỏa bởi tình yêu cao thượng, chân thành, đằm thắm. Nhân vật “tôi” đã vượt lên nỗi buồn đau, ua ám và lòng ghen tuông, để đem đen lời cầu chúc cho người mình yêu. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời giã biệt một tình yêu không thành mà còn mang niềm tiếc nuối, xót xa, vừa ẩn chứa sự tin và niềm kiêu hãnh. “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”, ta có thể hiểu là sẽ chẳng có người nào yêu em chân thành, đằm thắm như tôi đã yêu em. Đồng thời, cũng có thể hiểu rằng “tôi” và “em”, chúng ta đã để mất một tình yêu quý giá chẳng bao giờ tìm lại được. 
- Lời cầu mong ấy còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng, chở che như nhà thơ đã viết trong một bài thơ khác:
“ Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin: còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim”.
- Dòng cuối trong bài thơ “Tôi yêu em” là sự thăng hoa của tình yêu chân thành, đằm thắm. 
-Nhân vật tôi có tâm hồn cao đẹp mới có thể đưa ra lời cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc và xem đó là hạnh phúc của mình. Lời chúc ấy đã đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách của nhân vật “tôi”
Hoạt động 3: Tổng kết tác phẩm (~20 phút)
Thao tác 1: GV tổ chức hoạt động nhóm
(~18 phút) 
GV cho HS xem đoạn clip và đặt vấn đề cho HS cùng thảo luận (~2 phút)
- Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bạn trẻ ngày càng sống thực dụng và có cách hành xử “thiếu văn hóa” với người mình yêu chỉ vì tiền. Họ đến với nhau nhanh và chia tay cũng nhanh chỉ vì đồng tiền là nỗi ám ảnh quá lớn. Có vật chất, quà tặng đắt tiền, những giờ phút shopping thả cửa thì có tình yêu, còn không thì tình yêu cũng chấm hết.
Em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? 
GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận (~2 phút)
 GV gọi 4 HS đại diện cho 4 nhóm để trình bày trước lớp về vấn đề trên
 (~10 phút)
GV nhận xét, tán dương những nhận thức đúng đắn, đồng thời điều chỉnh những nhận thức sai lệch cho HS
 (~4 phút) 
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tổng kết
 (~2 phút)
GV đặt câu hỏi
Câu hỏi: Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời, GV ghi nhận, bổ sung
- Bài thơ “Tôi yêu em” với ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà có sức vang xa, ai cũng tưởng như những vần thơ đó vừa được viết ra cho những người hôm nay, tưởng như toàn bộ thơ ca, tác phẩm của Puskin đã có một phép thần thông nào đó để vượt ra khỏi biên giới, bay qua đầu nhiều thế hệ, vượt qua mọi thời đại mà đến với chúng ta, những con người ở xứ sở phương Đông xa xôi này.
-Xuất phát từ tình yêu và lòng kính trọng đối với ngôn ngữ Nga. Mà thơ của ông đạt tới tính uyển chuyển, mềm mại chưa từng thấy, tính truyền cảm cao và tính cân dối kỳ diệu. Cân đối giữa tình cảm tha thiết và trí tuệ anh minh, giữa tình yêu nồng nàn và lòng căm thù sâu sắc.
- “Tôi yêu em”, bài thơ diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của trái tim con người với một mối tình không đơm hoa kết trái. Chất thơ của bài thơ toát ra từ những cảm xúc chân thành, từ những lời nói giản dị nhưng đầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt, đằm thắm mà cao thượng. “Tôi yêu em” là một khúc hát của trái tim, là một bài thơ tình độc đáo trong thơ ca nhân loại.
I.Giới thiệu
1. Tác giả
- A-lếch-xan-dro Xéc-ghê-vích Puskin 
(1799 -1837).
- Ông sinh tại Moskva, trong một gia đình dòng dõi quý tộc và có truyền thống văn chương.
-Puskin là nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga. 
-Ông có nhiều đóng góp trong nhiều thể loại: thơ trữ tình, văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử. Nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông là thơ trữ tình.
- Các sáng tác tiêu biểu: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (tiểu thuyết), Con đầm pích (truyện ngắn), Cô tiểu thư nông thôn (truyện ngắn), Cáp-ca-dơ (trường ca), Bô-rit Gô-đu-nốp (kịch lịch sử)
-Nội dung: 
+ Các sáng tác của ông thê hiện vẻ đẹp tâm hồn, sự khao khát tình yêu và tự do của nhân dân Nga.
+ Thể hiện tình yêu đất nước, thức tỉnh nhân dân đứng lên đấu tranh.
+ Ca ngợi những tình cảm nhân văn cao đẹp.
 -Ông được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”, là “Mùa xuân của văn học Nga”.
2. Tác phẩm 
-Viết năm 1829, in trong tập “Những bông hoa phương Bắc”.
-Nhân vật em là Ô-lê-nhi-na, con gái vị chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật.
-Bài thơ tình đặc sắc của Puskin
-Chủ đề: giãi bày tâm trạng và tình cảm đối với người yêu.
II. Đọc- hiểu văn bản
Bố cục bài thơ: 2 phần
+Phần 1: 4 dòng đầu. Lời bộc bạch trần tình
+Phần 2: 4 dòng sau. Lời nguyện ước cho tình yêu.
Nhan đề
+Anh yêu em: quan hệ quá thân mật.
+Tôi yêu chị, cô, bà: trang trọng và xa cách.
+Tôi yêu em: “tôi” thể hiện quan hệ tình yêu mang sắc thái trầm tĩnh, tự tin, đúng mực, có mang ý thức về mình.
Nét tinh tế trong quan hệ của hai nhân vật được bộc lộ qua đại từ nhân xưng “tôi” và “em”.
1.Lời bộc bạch trần tình
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
- Điệp khúc “Tôi yêu em”: được lặp lại ba lần tạo nên giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Đó là lời thổ lộ, bộc bạch tình yêu sôi nổi, nồng nàn, mãnh liệt.
- Bài thơ mở đầu bằng ba tiếng “Tôi yêu em” một cách trực tiếp, giản dị như bày tỏ tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Nhưng ngay sau đó là cụm từ “đến nay chừng có thể”đã thể hiện một cách nói vừa thổ lộ, vừa thăm dò, biểu hiện tính chất khó xác định của tâm hồn, tình cảm trong nhân vật trữ tình.
-“chưa hẳn”: là một cách nói phủ định nhưng để khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em chân thành, tha thiết. 
=>Điều này cho thấy tình cảm của nhân vật trữ tình chưa hoàn toàn lụi tắt, vẫn còn đang ấp ủ, vẫn cháy âm ỉ trong sâu thẳm tâm hồn.
Đây như là một lời thú nhận rất mực chân thành.
-Giọng điệu: dè dặt, ngập ngừng, thấm đượm nỗi buồn nhưng không hoàn toàn bi lụy.
-Hình ảnh “ngọn lửa tình”: thể hiện tình yêu nồng nàn, tha thiết cháy bỏng.
=> Hai câu thơ đầu như lời bộc lộ cõi lòng của nhân vật trữ tình. Trong đáy sâu tâm hồn của nhân vật, tình yêu vẫn chưa hoàn toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và còn được ấp ủ.
“ Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
-“Nhưng”: hư từ chỉ sự tương phản, đối lập. Tạo mâu thuẫn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Vừa mới phân vân, dùng dằng, day dứt về tình yêu “chưa tắt hẳn” thì lập tức đã phủ định rằng tình yêu ấy vẫn còn, vẫn mạnh mẽ và say đắm. Đó là sự kìm nén, sự dằn lòng và đấu tranh với chính mình.
- “không”: nhấn mạnh sự dứt khoát, cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu.
- “bận lòng”, “bóng u hoài”: thể hiện sự éo le trong quan hệ tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Phủ định khát vọng của mình và mong muốn người yêu được bình yên, hạnh phúc.
- Vượt qua thói tầm thường, ích kỷ.
.
- Tình cảm >< Lý trí: thể hiện sự tự ý thức về tình yêu của mình, là tiếng nói đầy tôn trọng đối với người mình yêu.
-Lời thơ như một lời tự nhắc nhủ. Là một bức thông điệp về tình yêu nồng nàn, chân thành đến cảm động.
Kết luận: 4 câu thơ đầu thể hiện tâm trạng u buồn và vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình.
2.Lời nguyện ước cho tình yêu 
“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”
-Điệp ngữ “Tôi yêu em” được lặp lại: khẳng định tấm lòng và tình yêu chân thành. Lý lẽ của con tim không còn tuân theo mệnh lệnh của lí trí mà cảm xúc thì vẫn trào dâng, tha thiết.
- Nhân vật trữ tình đã ủ kín nỗi đau trong lòng “âm thầm” và không chút hy vọng vào mối tình của mình. Mặc dù vậy nhưng vẫn chờ đợi, vẫn hướng tới vẫn khát khao một tình yêu.
-Từ diễn tả tâm trạng: “âm thầm”, “không hy vọng”, “rụt rè”, “ghen” => tái hiện những cung bậc của tình yêu, thể hiện một tình cảm đa sắc thái, mãnh liệt, tuôn trào. 
-“Ghen”: biểu hiện ở mức độ cao, mãnh liệt của tình yêu nhưng cố nén lòng mình nên chỉ dừng ở mức độ “hậm hực” => không phải sự ghen tuông ích ký thấp hèn, phiền trách mà là nhu cầu bày tỏ cho “em” hiểu.
“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
-Điệp từ “Tôi yêu em” lặp lại: khẳng định một tình yêu cao đẹp, trong sáng, mãnh liệt.
-Lời cầu chúc:
+ Ẩn chút tiếc nuối, xót xa nhưng cũng đầy thách thức và kiêu hãnh.
+ Là lời nhắn nhủ, mang tính thông điệp của một trái tim cao cả.
+ Là lời giã biệt, khép lại một mối tình.
+ Biểu hiện sự chân thành, cao thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình.
-Tình yêu cháy sáng mạnh mẽ vượt lên trên nỗi buồn đau, sự u ám, lòng ghen tuông ích kỷ để hướng tới sự cao thượng, đẹp đẽ trong tâm hồn -> đậm tính nhân văn 
-Giọng điệu day dứt, u buồn, tha thiết, bồi hồi.
Kết luận: 4 câu thơ cuối thể hiện tấm lòng chân thành và tình yêu cao thượng của nhân vật trữ tình.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
- Lời giãi bày tình yêu của Puskin được thể hiện qua ngôn từ giản dị, tinh tế và trong sáng.
- Sử dụng biên pháp so sánh, điệp từ để nhấn mạnh tình yêu của mình.
- Giọng thơ chân thực, sinh động
2.Về nội dung
-Ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành, đằm thắm, đức hy sinh cao thượng, quên mình vì hạnh phúc của người mà mình yêu thương, trân trọng.
IV. Củng cố và dặn dò (~10 phút)
Củng cố ( ~8 phút)
Cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nội dung chính của hai câu thơ đầu là gì?
Lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung.
Lời cầu chúc đầy sự cao thượng.
Lời than vãn, thiếu niềm tin vào tình yêu.
Lời giã biệt, khép lại một mối tình.
Đáp án: A
 Câu 2: Qua bốn dòng thơ đầu, có những nét gì đáng quý ở nhân vật “tôi”?
Ích kỷ, không tôn trọng người mình yêu.
Trung thực, chân thành.
Biết vượt qua thói vị kỷ.
Cả B & C đều đúng.
Đáp án: D
Câu 3: Diễn biến tâm trạng phức tạp của chàng trai được thể hiện qua những từ ngữ nào?
“tôi yêu em”.
“bận lòng”, “bóng u hoài”.
“âm thầm”, “không hy vọng”, “lòng ghen”
“ngọn lửa tình”.
Đáp án: C
Câu 4: Lời cầu chúc ở cuối bài thơ mang ý nghĩa gì?
 A. Lời nhắn nhủ, mang tính thông điệp của một trái tim cao cả.
B. Lời giã biệt, khép lại một mối tình.
	C. Lời tỏ tình khéo léo, mong đối phương chấp nhận.
	D. Cả A & B đều đúng.
Đáp án: D 
GV củng cố cho HS bằng cách cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy
Cuộc đời 
& sự nghiệp
Bản thân
Quê hương, gia đình
Cuộc đời 
Nội dung sáng tác
Các sáng tác tiêu biểu
Sự nghiệp
Tác phẩm
“Tôi yêu em”
Nhan đề
Bố cục
Chủ đề
Nội dung
Nghệ thuật
Dặn dò (~2 phút)
-Yêu cầu viết đoạn văn khoảng 7- 10 dòng nêu cảm nhận chung về bài thơ “Tôi yêu em”
-Học thuộc lòng bài thơ
-Soạn bài: Bài thơ số 28 của Ta-go
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Kết quả
....
 TP Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 3 năm 2016
Duyệt của giáo viên chủ nhiệm Sinh viên thực tập 
 Cô Nguyễn Thị Thúy Loan Lê Phương Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toi_yeu_em.docx