A/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức:
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở đến khi tự sát)
- Gía trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.
- Xây dựng nhân vật điển hình, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua diễn biến tâm lí; dẫn truyện linh hoạt, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, gần gũi,
2/. Kĩ năng:
- Tóm tắt tác phẩm và phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại.
- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo.
3/. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự đấu tranh và có tinh thần nhân đạo.
B/. TRỌNG TÂM:
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo
C/. CHUẨN BỊ:
♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học, tranh vẽ.
♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Chí Phèo ”; tập soạn, tập học.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra miệng:
- Sơ nét về tiểu sử Nam Cao? (I) (4đ)
- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? (II.1) (3đ)
- Phong cách nghệ thuật của Nam Cao? (II.2) (3đ)
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Mặc dù có những s/tác đăng báo từ 1936 nhưng Nam Cao thực sự nổi tiếng trên văn đàn khi tác phẩm “Chí Phèo” ra đời. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, trước Nam Cao cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tai lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao, nhưng với ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng của mình, Nam Cao đã vượt qua những thử thách ấy một cách xuất sắc.
Tuần: 13 Ngày dạy: 19/11/2010 Tiết: 51,52 CHÍ PHÈO (TT) NAM CAO A/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: - Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở đến khi tự sát) - Gía trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích. - Xây dựng nhân vật điển hình, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua diễn biến tâm lí; dẫn truyện linh hoạt, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, gần gũi, 2/. Kĩ năng: - Tóm tắt tác phẩm và phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại. - KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo. 3/. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS ý thức tự đấu tranh và có tinh thần nhân đạo. B/. TRỌNG TÂM: - Hình tượng nhân vật Chí Phèo C/. CHUẨN BỊ: ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học, tranh vẽ. ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Chí Phèo ”; tập soạn, tập học. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng: - Sơ nét về tiểu sử Nam Cao? (I) (4đ) - Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? (II.1) (3đ) - Phong cách nghệ thuật của Nam Cao? (II.2) (3đ) 3. Bài mới: * Giới thiệu: Mặc dù có những s/tác đăng báo từ 1936 nhưng Nam Cao thực sự nổi tiếng trên văn đàn khi tác phẩm “Chí Phèo” ra đời. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, trước Nam Cao cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tai lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao, nhưng với ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng của mình, Nam Cao đã vượt qua những thử thách ấy một cách xuất sắc... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: - Thể loại? - HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. - GV cho HS hoạt động cá nhân và trình bày trước lớp. + Nêu xuất xứ? + Đề tài và ý nghĩa nhan đề? * GV diễn giảng về các tên gọi của TP. - GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm Chí Phèo. - GV nhận xét và chốt lại bằng bảng phụ. + Chí Phèo được sinh ra trong hoàn cảnh nào? + Chí lớn lên bằng cách nào? + Năm 20 tuổi Chí làm gì? Ở đâu? + Tại sao Chí vào tù? Sau khi ở tù ra Chí đã thay đổi như thế nào? + Trong lúc say khước Chí gặp ai? Sau cuộc gặp ở đó Chí đã thay đổi ntn? + Ai đã ngăn cản tình cảm của Chí và Thị Nở? Khi bị năn cản Chí làm gì? + Tác phẩm có thể chia thành mầy phần? Nội dung chính từng phần? + Em có nhận xét gì về ý cơ bản của mỗi đoạn? + Xác định chủ đề của tác phẩm? Hoạt động 2: - HS đọc văn bản. - GV cho HS hoạt động nhóm và cử đại diện trả lời trước lớp. * Tiếng chửi Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào? - Chí Phèo chửi lúc trạng thái như thế nào? Nhận xét của em về tiếng chửi đó. - Đầu tiên Chí chửi ai? - Xác định đối tượng chửi của Chí? - Xác định tâm trạng của Chí qua tiếng chửi? - HS đọc văn bản. - GV cho HS hoạt động nhóm và cử đại diện trả lời trước lớp. µ Qua TP em biết gì về CP trước khi đi tù? ( xuất thân, công việc, nhân phẩm- qua việc bóp chân cho bà Ba) µ Khi ở tù về : Chí có thay đổi gì về ngoại hình, tâm hồn, nhân tính (Phân tích Trong mối quan hệ BK, TN) Tiết 2 * Mối quan hệ giữa bá Kiến – C.Phèo? + Ai là người đã đẩy Chí vào tù? Tại sao Chí ở tù? Sau khi ở tù ra Chí thay đổi như thế nào? Dẫn chứng. + Ngoại hình thay đổi ra sao? DC? + Nhân tính thay đổi ntn? Dẫn chứng. + Dưới mắt người dân làng Vũ Đại thì Chí là người như thế nào? + Chí đến nhà bá Kiến mấy lần sau khi ở tù về? Nhận xét những lần Chí đến nhà bá Kiến như thế nào? GV gợi ý cho HS hiểu. => Mối quan hệ giữa bá Kiến – C.Phèo? * Việc gặp Thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời Chí? + Thị Nở xuất hiện có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc đời của Chí?(151) + Dưới con mắt người dân làng Vũ Đại thì thị Nở là người như thế nào? Dẫn chứng. (149,150) + Sau khi gặp thị Nở thì Chí đã có những thay đổi như thế nào? Sự giống và khác nhau ở Chí sau khi gặp thị Nở? + Ý nghĩa mối quan hệ giữa Chí và thị Nở? + Sau khi gặp Thị Nở Chí có sự như thế nào về tâm lí? Dẫn chứng. - Những chi tiết nào cho thấy Chí đã cảm nhận được cuộc sống quanh mình? Dẫn chứng. (149) + Chí hồi tưởng về quá khứ như thế nào? Dẫn chứng? + Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi nghe thị Nở theo bà cô khước từ tình cảm của Chí? Đó là quá trình diễn biến tâm lí như thế nào?(152,153) + Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người được thể hiện như thế nào? Dẫn chứng. + Kẻ thù của Chí là ai? + Dưới con mắt người dân làng Vũ Đại thì Chí là người như thế nào? + Em có suy nghĩ gì về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí? I. TÁC PHẨM: 1. Thể loại: Truyện ngắn. 2. Xuất xứ: - “Chí Phèo” do NC sáng tác 1941. In trong NC – Tác phẩm, tập I (1977) 3. Đề tài và nhan đề: - Số phận người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám. - Chí Phèo lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa xứng đôi” (1941), sau này tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo”. Được in trong tập Luống Cày (1946). 4. Tóm tắt tác phẩm: - Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. - Lớn lên như một cây cỏ dại, hết đi ở cho nhà người này đến đi ở cho nhà khác. Đến năm 20 tuổi Chí làm tá điền cho nhà Lí Kiến. Bị Lí Kiến ghen và hảm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến. - Một đêm trăng, CP sai khước thì gặp TN. Được sự săn sóc tận tình của TN, CP khao khát muốn làm người lương thiện. Bị bà cô TN ngăn cản. CP rơi vào tuyệt vọng, uất ức Chí đến nhà bá Kiến đòi quyền làm người. CP đâm chết bá Kiến rồi tự sát. 5. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầukhông ai biết: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi. - Phần 2: Tiếp theo “mau lên”: Chí bị cướp mất tính người. - Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo. 6. Chủ đề: Truyện “Chí Phèo” nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tôi lỗi không lối thoát. Song qua tác phẩm NC vẫn bảo vệ và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1. Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo: - Tiếng chửi mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ: Đây cũng là cách giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng. - Đây là tiếng chửi của một kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ. Nhưng thật ra rất tỉnh táo. Hình như anh ta mượn rượu để chửi đời. Tiếng chửi rất văn vẻ có thứ tự: Chửi trời, chửi đời, cả làng Vũ Đại, Cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí. Đối tượng vì thế đã được xác định: Cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo. - Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo. - Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí. 2. Nhân vật Chí Phèo: a. Trước khi đi ở tù - Người nông dân lương thiện: + Sinh ra tội nghiệp, không cha không mẹ, sống và làm thuê cho nhiều người. + Lớn lên làm canh điền cho BK. + Hiền lành, từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..” -> con người lao động nghèo khổ đáng thương, hiền lành. - Khi bóp chân cho bà Ba: Thấy nhục chứ yêu đương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng. (151) -> con người luôn ý thức được nhân phẩm, có lòng tự trọng và nhẫn nhịn trong thân phận tôi đòi, đáng thương. b. Khi ở tù về: Khác hẳn cả về thể xác và tâm hồn * Mối quan hệ giữa bá Kiến - Chí Phèo. - Chí là người nông dân hiền lành, lương thiện đã bị bá Kiến hảm hại đẩy vào tù, sau khi ở tù ra Chí hoàn toàn thay đổi cả về ngoại hình lẫn nhân tính. + Ngoại hình: “Cái đầu .gớm chết”, trên mặt thì đầy những nét lằn ngang lằn dọc (kết quả của những lần rạch mặt ăn vạ). + Nhân tính: Hắn vừa đi vừa chửi, về hôm trước hôm sau lại ra chợ uống rượu với thịt chó từ sáng sớm đến chiều tối, sống triền miên trong vô thức từ cơn say này đến cơn say khác, làm tay sai đắc lực cho bá Kiến và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại -> Chí đã bị vứt bên lề cuộc sống. - Chí Phèo 3 lần đến nhà bá Kiến, lần nào cũng mang theo hung khí (vỏ chai hoặc con dao) -> Bá Kiến là nguyên nhân của sự tha hoá, nỗi đau bị từ chối quyền làm người và bi kịch của Chí. * Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí. - Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí. + Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị không chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại chính mình. Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơithế mà Chí vẫn không “xứng đôi” với thị => Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí. * Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người(151) - Chí có sự thay đổi về tâm lí: + Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc. (150) + Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc. - Chí cảm nhận được âm vang c/sống chung quanh mình (149): + Tiếng chim hót trong lành buổi sáng. + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông. + Tiếng người cười nói đi chợ về. - Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai. (149) + Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuêlàm”. + Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại c/sống lương thiện. (151) * Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi (152): Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.(153) + Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa. + Nhưng ai cho Chí lương thiện. + Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác. + Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phủ phàng cự tuyệt chí. + Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức” (153). Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. (154) Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Mối quan hệ giữa CP- BK? (II.2b*1) - Câu 2: Mối quan hệ giữa CP- TN? (II.2b*2) 5. Hướng dẫn H tự học: * Bài ở tiết học này: + Tính cách nhân vật CP trong các mối quan hệ. * Bài ở tiết học tiếp theo: Chí Phèo (TT) + Nhân vật Bá Kiến. + Giá trị TP? (Hiện thực, nhân đạo, điển hình, nghệ thuật) E/. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp:. - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:.... Tuần: 14 Ngày dạy: Tiết: 53 CHÍ PHÈO (TT) NAM CAO A/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: - Gía trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích. - Xây dựng nhân vật điển hình, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua diễn biến tâm lí; dẫn truyện linh hoạt, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, gần gũi, 2/. Kĩ năng: - Phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại. - KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo. 3/. Thái độ: - Giáo dục cho H t/cảm nhân ái đ/với mọi người, nhất là đ/với người nông dân. Qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức về những việc làm tốt - xấu trong xã hội. B/. TRỌNG TÂM: Giá trị tác phẩm C/. CHUẨN BỊ: ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học, tranh vẽ. ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “ Chí Phèo ”; tập soạn, tập học. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng: - Tóm tắt truyện và nêu chủ đề? (I,4,6) (4đ) - Nhân vật CP trước khi vào tù? (II.2a) (2đ) - Nhân vật CP sau khi ra tù? (II.2b) (4đ) 3. Bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV cho HS hoạt động nhóm và cử đại diện trả lời trước lớp. * Nhân vật Bá Kiến được khắc hoạ ntn? GV hướng dẫn hs tìm các chi tiết để phân tích. Đặc biệt, lưu ý các em phân tích bản chất của BK qua màn kịch đầu tác phẩm. Hoạt động 3: - Qua ph/tích các nhân vật chính diện, phản diện, TP có những giá trị gì ? - “CP” đã phản ánh hiện thực gì ở làng “Vũ Đại” ? - Cho biết giá trị nhân đạo của TP “CP” thể hiện ở những điểm nào ? - Giá trị điển hình của TP hình thành trên những cơ sở nào ? - Hoàn cảnh điển hình ? - Nhân vật điển hình ? - “Chủ quan người nghệ sĩ được thể hiện dưới hình thức khách quan” Hoạt động 4: - Về mặt NT, “CP” thành công ở những mặt nào ? Hoạt động 5: - GV hướng dẫn HS nhận xét chung về tác phẩm? + Ý nghĩa văn bản? + Nghệ thuật tác phẩm? 3. Nhân vật Bá Kiến - Giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo. - Đối phó với Chí Phèo trong đoạn đầu tác phẩm: giải tán đám đông, giở giọng đờng mật, gọi đầy tớ cũ của mình bằng anh, vồn vã mời Chí vào nhà uống nước, nhận họ hàng, giết gà, mua rượu cho hắn uống, đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc. -> BK vừa tạm dập tắt ngọn lửa căm hờn trong người Chí vừa chuẩn bị biến Chí thành tay sai lợi hại. -> Bản chất: xảo quyệt, gian hùng, lọc lỏi, - Là tên địa chủ dâm đảng, có thói ghen tuông thảm hại. -> BK vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào vừa có những nét riêng biệt sinh động. -> Trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc thầy. III/.Giá trị tác phẩm 1/.Giá trị hiện thực : - Phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt của nông thôn VN trước 1945. Làng Vũ Đại chính là cái xã hội thu nhỏ của nông thôn VN đương thời. - Tố cáo XH cũ đã đẩy con người đến chỗ cùng đường, bế tắc.Cái chết của CP đã tô đậm sức tố cáo. 2/.Giá trị nhân đạo : - Phát hiện ở bản chất lương thiện của người nông dân ngay trong quá trình tha hóa của họ – Khát vọng làm người. - Để cho Chí Phèo kết liễu đời mình NC đã bộc lộ lòng yêu thương đối với nhân vật của mình – Muốn Chí Phèo chết như một con người ý thức được nhân phẩm của mình. 3/.Giá trị điển hình a) Hoàn cảnh điển hình : là nơi, là lúc để cho nhân vật bộc lộ hết tính cách và bản chất của nó và đồng thời hoàn cảnh bộc lộ được bản chất xã hội. - CP tới nhà BK gặp Lí Cường ăn vạ, rạch mặt rồi sau đó BK mới xuất hiện. - NC chọn hoàn cảnh ấy, chi tiết ấy để BK bộc lộ hết tính cách gian hùng và bản chất thâm độc. b) Nhân vật điển hình : cái chung và cái riêng, cái độc đáo và khái quát, cái quen và cái lạ. à Tiêu biểu : Chí Phèo, Bá Kiến. - Có nội tâm, có những cá tính sâu sắc (những đoạn độc thoại, những suy nghĩ và chuyển biến cực kỳ tinh tế trong tâm trạng CP à vác dao đến nhà TN nhưng cuối cùng đứng trước ngõ nhà BK) - Hành động theo ý nhân vật chứ không theo ý muốn chủ quan của nhà văn. + CP đi giết BK à lôgic phát triển hợp lý + BK tinh khôn quĩ quyệt – đang ghen à phản ứng mù quáng è Cả hai cùng chết IV/.Giá trị nghệ thuật 1/. NC thành công trong NT diễn tả quá trình tâm lý phức tạp và khắc họa hình tượng nh.vật điển hình 2/. Nghệ thuật kể chuyện - Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo trật tự thời gian) mà vẫn rành mạch sáng sủa, chặt chẽ. - Giọng văn biến hóa, không đơn điệu, NC như nhập vai nhân vật (lời kể của NC tưởng chừng là lời bộc bạch, độc thoại nội tâm của nhân vật) - Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống. V. TỔNG KẾT. 1. Ý nghĩa văn bản - Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình, nhân tính của người dân lương thiện. - Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng họ biến thành quỷ dữ. 2. Nghệ thuật tác phẩm - Xây dựng nhân vật điển hình miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. - Kết cấu truyện độc đáo, đầu cuối tương ứng. - Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hoá giàu kịch tính. - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời văn nửa trực tiếp. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Nhân vật BK? (II.3) - Câu 2: Giá trị hiện thực và nhân đạo? (III.1,2) 5. Hướng dẫn H tự học: * Bài ở tiết học này: + Giá trị ND và NT tác phẩm. * Bài ở tiết học tiếp theo: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu. + Chuẩn bị bài tập trong SGK/157. E/. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp:. - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:....
Tài liệu đính kèm: