Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 93: Từ ấy (Tố Hữu)

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 93: Từ ấy (Tố Hữu)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Qua bài học học sinh cần:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm vui lớn,lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.

- Hiểu được sự vận động tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu

- Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ.

2. Kĩ năng :

- Đọc –hiểu tác phẩm trữ tình.

- Phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

3. Về thái độ:

- Nghiêm túc rèn luyện đạo đức, tư tưởng cách mạng, lập trường kiên định của thế hệ trẻ hiện nay.

 

docx 10 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 12435Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 93: Từ ấy (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18/02/2017
TIẾT 93: Đọc văn 
Ngày soạn:: 11/02/2017
Ngày dạy: 18/02/2017 – Lớp 11b8
 TỪ ẤY
(Tố Hữu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Qua bài học học sinh cần:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được niềm vui lớn,lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
- Hiểu được sự vận động tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu
- Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Đọc –hiểu tác phẩm trữ tình.
- Phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ: 
- Nghiêm túc rèn luyện đạo đức, tư tưởng cách mạng, lập trường kiên định của thế hệ trẻ hiện nay.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết các tình huống đưa ra trong văn bản.
- Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản.
-Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nêu thông tin về tác giả, sự nghiệp sáng tác.
Các yếu tố trong cuộc đời nhà thơ ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác.
Cảm nhận được niềm vui lớn,lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
 Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
Đặc điểm hồn thơ Tố Hữu qua tác phẩm và một số bài thơ khác.
Nhận ra thể thơ, chủ đề, cảm hứng sáng tác của bài thơ.
Hiểu được sự vận động tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu
 Ủng hộ nhà thơ theo đuổi lí tưởng và con đường cách mạng của Đảng. Biết trân trọng những lẽ sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam qua mọi thời đại.
Các biện pháp nghệ thuật.
Cảm nhận về vẻ đẹp, ý nghĩa các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.
 Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của TH trong bài thơ.
Tìm hiểu thêm các tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Tố Hữu để minh chứng rõ nét cho hồn thơ của nhà thơ.
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức- kĩ năng, giáo án, công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học liên quan...
2. HS: Đọc sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi,...
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Phương pháp: Phương pháp phân tích, thuyết giảng, nêu vấn đề, vấn đáp, bình giảng,...
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1p) 11b8
2. Kiểm tra bài cũ: (1p) 
 Kiểm tra vở soạn 
3. Bài mới: 	(40p)
a. Đặt vấn đề: 
Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Từ đó cho đến khi “ tạm biệt đời yêu quý nhất”, Tố Hữu đã sống và sáng tác theo định hướng ấy của bài thơ
b. Triển khai bài mới:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
Định hướng năng lực cần đạt.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Thao tác 1: Tác giả
GV dẫn: Tố Hữu là một tác giả lớn của văn học Việt Nam, nhưng ở lớp 11 thì chúng ta chỉ tìm hiểu đặc điểm cơ bản, đến năm các em lên 12 thì sẽ có nguyên 45p để tìm hiểu kĩ hơn về ông.
-GV: Dựa vào tiểu dẫn và vở soạn em hãy nêu những nét chính về tác giả Tố Hữu?
-GV: Em hãy cho biết sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu?
-GV giảng: +Tố Hữu sinh ra ở Huế, trong một nhà nho nghèo.Đây là mảnh đất giàu về truyền thống văn hóa ( những làn điệu dân ca, điệu hò mái nhì, mái đẩy- Nhã nhạc cung đình). Tất cả có ảnh hưởng tới tâm hồn thơ Tố Hữu.
+ Năm 1936, giác ngộ lí tưởng cách mạng, năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản.Từ đó sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm
 -Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
Thao tác 1:Hướng dẫn đọc bài thơ. ( Chậm, diễn tả được những cung bậc trong tình cảm trong bài thơ)
- Gọi HS đọc bài thơ.GV nhận xét và góp ý cho HS.
GV dẫn: Bài thơ được chia làm 3 khổ, Nhưng mỗi khổ lại diễn tả mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau, để hiểu sâu hơn thì ta đi vào tìm hiểu nội dung bài thơ này.
Thao tác 2: Yêu cầu đọc khổ 1:
-GV: Các em có thể thấy trong bài thơ có cụm từ trùng với nhan đề, vậy em nào có thể cho biết “từ ấy” có ý nghĩa gì?
-GV giảng: “ Từ ấy” năm 1938, Tố Hữu 18 tuổi, tuổi trẻ giàu mơ ước, lí tưởng “ băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời” thì được giác ngộ lí tưởng Cộng sản và được kết nạp.
-GV: Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh nào để thể hiện lí tưởng cách mạng, hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào? 
-GV: Hãy cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở 2 câu đầu? Và thái độ nhà thơ được thể hiện như thế nào?
-GV: Ngoài sử dụng hình ảnh ẩn dụ tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nữa không?
+ HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
-GV đọc câu 3-4
- GV: Nhà thơ đã dùng những hình ảnh nào để thể hiện niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.
+ HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
- GV: Phân tích nghệ thuật sử dụng ở 2 câu 3 – 4.
+ HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
-GV: Hãy cho biết nét đặc sắc về giọng điệu ?
- GV bình: Trong thời đại bấy giờ, thanh niên Việt Nam đang “ băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, hầu hết họ đều chưa tìm thấy con đường cho riêng mình. Tố Hữu cũng đã từng viết: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước. Chọn một dòng hay để nước trôi. Các nhà thơ cùng thế hệ với Tố Hữu như Huy Cận, Xuân Diệu đều chưa tìm thấy đường. Vì vậy Tố Hữu vui sướng tột cùng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.
-GV: Cảm nhận của em về khổ thơ đầu?
Thao tác 3: tìm hiểu khổ thơ 2:
GV dẫn:Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cách mạng đã thể hiện sâu sắc ở khổ thơ đầu. Và nó đã nhanh chóng chuyển biến thành những nhận thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ hai.
- Gọi HS đọc khổ 2.
- GV: Lẽ sống mới của Tố Hữu đã được thể hiện qua những từ ngữ nào? Và những từ ngữ ấy có ý nghĩa gì?
- GV: Em hiểu thế nào là: “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” ?
+ HS: Trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
-GV: Vậy thì khi đã gắn kết mình với mọi người với từng người để làm gì? Và tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- GV: Khi được ánh sáng của lý tưởng cộng sản soi rọi, nhà thơ đã nhận thức như thế nào về lẽ sống?
+ HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
Thao tác 4: Phân tích khổ 3.
-GV dẫn: Lẽ sống cộng đồng của nhà thơ thể hiện rõ nét ở khổ thơ thứ 2. Sau khi được đón nhận lí tưởng cách mạng, trong lòng Tố Hữu còn diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ về tình cảm. Điều này được thể hiện rõ ở khổ thơ thứ 3.
-GV gọi HS đọc khổ thơ 3
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của tác giả được thể hiện qua cấu trúc thơ nào? Vậy theo em thì nó có tác dụng gì?
+ HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
- Những biện pháp nghệ thuật nào được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ này?
+ HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
-GV : So với khổ thơ 2 thì khổ thơ 3 đã có sự chuyển biến trong tình cảm, vậy sự chuyển biến đó được khái quát như thế nào ?
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết.
-GV : Nhận xét về các dụng ý nghệ thuật bài thơ.
+HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
-GV :Nội dung cơ bản của bài thơ ?
+HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : Tố Hữu 
 ( 1920- 2002)
- Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán : làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
- Cuộc đời : Thuở nhỏ học trường Quốc học Huế
Năm 1938 được kết nạp vào Đảng CS Việt Nam
- Sự nghiệp thơ ca : gắn liền với sự nghiệp CM,
Tố Hữu được đánh giá là “ lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại
- Phong cách nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ nằm trong phần “ Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 7-1938, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.
II . Đọc - hiểu văn bản :
Nội dung:
a. Khổ 1: Niềm vui lớn.
- “Từ ấy” : là trạng ngữ chỉ thời gian, đánh dấu một cột mốc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu..
- “nắng hạ” : ánh sáng rực rỡ
-“ mặt trời chân lý” : chân lý của Đảng, gợi nguồn sống ấm nóng
àhình ảnh ẩn dụ: khẳng định lý tưởng cộng sản làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, thể hiện thái độ thành kính, ân tình.
-Sử dụng các động từ mạnh
+ “Bừng”: Ánh sáng phát ra đột ngột.
+ “Chói”: Ánh sáng chiếu thẳng, mạnh
à Khẳng định và nhấn mạnh lý tưởng Cộng sản như một nguồn sáng rực rỡ, diệu kì làm bừng sáng cả tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ, đã mở ra trong tâm hồn nhà thơ chân trời mới.
- Hình ảnh
+ vườn hoa lá 
+ rất đậm hươn
+ rộn tiếng chim.
àgợi tả một thế giới với đầy màu sắc, tràn ngập mùi thơm và rộn rã tiếng chim.
à Hình ảnh so sánh: Hồn tôi (là khái niệm trừu tượng) được vật chất hóa, cảm nhận bằng các giác quan: “vườn hoa lá” (thị giác), “rất đậm hương” (khứu giác) và “rộn tiếng chim” (thính giác). 
- Giọng điệu tha thiết, rộn ràng, kết hợp với bút pháp tự sự và cảm hứng lãng mạn bay bổng.
*Tiểu kết: Bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, say mê của một thanh niên lần đầu tiên bắt gặp lý tưởng Cộng sản.
b. Khổ 2 : Lẽ sống lớn : 
-Lẽ sống mới của Tố hữu đã được thể hiện qua các từ ngữ đặc sắc, có tác dụng gắn kết như: “buộc” “trang trải” “gần gũi” 
+ “Buộc”: buộc chặt, gắn bó với mọi người, thể hiện ý thức quyết tâm cao độ muốn thoát khỏi giới hạn của cái tôi cá nhân để hướng vào cộng đồng. 
+ “Trang trải”: tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời.
+ “Gần gũi”: Gần nhau về quan hệ tinh thần, tình cảm, đó là sự gắn bó ruột thịt.
+ khối đời: Hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo, cùng chung lí tưởng. Đó là sức mạnh tập thể của nhân dân.
*Tiểu kết: Lẽ sống mới được đặt ra ở đây là sự tự nguyện, quyết tâm vượt qua giới hạn của “cái tôi” hòa vào “cái ta” chung để tạo sự gắn bó, sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng.
c. Khổ 3 : Tình cảm lớn.
-Điệp từ, điệp cấu trúc:
+ “ Tôi đã là”
+ “ là”
àKhẳng định ý thức tự giác, vững vàng của tác giả muốn gia nhập vào đại gia đình chung.
- Vạn : từ ước lệ , chỉ số lượng hết sức đông đảo.
- Cách xưng hô ruột thit: “con, em, anh” :à khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm thân thiết, sự gắn bó ân tình sâu sắc với nhau.
- Từ ngữ biểu cảm:
+ “ kiếp phôi pha” : Kiếp nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực.
+ “ cù bất cù bơ” : Lang thang, bơ vơ, không nơi nương tựa.
àTấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh. àVà đây cũng chính là động lực thôi thúc nhà thơ quyết tâm hành động, đi theo con đường cách mạng.
*Tiểu kết: Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng
- Ngôn ngữ: gợi cảm, giàu nhạc điệu
- Giọng thơ : sảng khoái..
- Nhịp điệu thơ hăm hở.
2. Nội dung:
Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi đón nhận được lí tưởng cộng sản, những nhận thức mới về lẽ sống cũng như những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Tố Hữu.
-Năng lực tiếp cận văn bản, thu thập thông tin.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực phát hiện, hiểu biết.
-Năng lực đọc – hiểu văn bản/ cảm thụ, thưởng thức văn học.
- Năng lực đọc iễn cảm bài thơ.
Năng lực phát hiện
Năng lực phát hiện, phân tích
Năng lực đánh giá, nhận xét
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận
Năng lực phát hiện, giải thích.
Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
Năng lực phát hiện, phân tích.
Năng lực đánh giá, nhận xét, tổng hợp vấn đề.
Củng cố- dặn dò (3p):
 1. Củng cố:
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm tác giả biểu hiện ntn?
 2. Dặn dò: 
- Về nhà đọc thuộc bài thơ, nắm vững nội dung và nghệ thuật.
- Soạn bài mới: Tiểu sử tóm tắt theo các yêu cầu trong sách giáo khoa.
Giáo viên hướng dẫn(duyệt) Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Loan Trương Thị Hoài Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_24_Tu_ay.docx