I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức. Giúp HS nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết và các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt; vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
3. Thái độ:
- Tự nhận thức về việc trau dồi vốn hiểu biết về tiếng Việt của bản thân để sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp.
- Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II – Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
Tiếng Việt. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT Tiết 88, 89. Tuần 25. Ngày soạn: 22. 02. 2011 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là ngôn ngữ tiêu biểu. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết và các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt; vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ. 3. Thái độ: - Tự nhận thức về việc trau dồi vốn hiểu biết về tiếng Việt của bản thân để sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp. - Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II – Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập... - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà 2. Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ. SGK - Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm loại hình tiếng Việt (Soạn bài theo tiến trình bài học; Làm các bài luyện tập trong SGK.) III. Phương tiện thực hiện - Cách thức tiến hành. 1. Phương tiện thực hiện - SGK Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học. - Bảng phụ 2. Cách thức tiến hành. Phương pháp kết hợp so sánh, phân tích, nêu câu hỏi gợi ý và thảo luận nhóm. IV. Tiến trình giờ học. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nhớ lại nguồn gốc lịch sử của tiếng Việt? (GV treo bảng phụ) SƠ ĐỒ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT Họ Nam Á Dòng Môn - Khơme Việt - Mường (Việt cổ) Việt Mường 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Tìm hiểu loại hình ngôn ngữ. TT1: Xét ngữ liệu sau (GV dùng bảng phụ) - Tôi là một sinh viên. -> I am a student. - Chị ấy yêu thích công việc của chị ấy. I loves her work. Có sự khác biệt gì về hình thức ngữ âm và chữ viết của những từ in đậm? (phát âm thành mấy tiếng, viết thành mấy chữ) Tại sao lại có sự khác biệt đó? TT2: HS đọc mục I và trả lời câu hỏi. - Loại hình là gì? - Loại hình ngôn ngữ là gì ? Theo em Tiếng Việt thuộc loại hình nào? * Khái niệm loại hình: Loại hình là một tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ, ... Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm loại hình ngôn ngữ. TT3: HS đọc mục 2 và trình bày: - Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập? + Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. + Từ không biến đổi hình thái. + Ngữ pháp biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. TT4: Xét các ngữ liệu và rút ra nhận xét (GV dùng bảng phụ) * Ví dụ: (1) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim. (Từ ấy - Tố Hữu) - Hai câu thơ có tất cả bao nhiêu: tiếng (âm tiết) và từ? -> Hai câu thơ có 14 tiếng (14 âm tiết), 11 từ (3 từ cấu tạo 2 tiếng: nắng hạ, mặt trời, chân lí) đọc, viết đều tách rời nhau, mỗi tiếng là một từ hay là một yếu tố cấu tạo từ. - Âm tiết tiếng Việt có đặc điểm và vai trò ntn khi sử dụng? Ví dụ. -> Âm tiết t.Việt tách bạch rõ rang trong lời nói và có cấu trúc chặt chẽ (ở dạng đầy đủ gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu). Khi sử dụng, âm tiết t.V là đơn vị ngữ pháp cơ sở: có thể là yếu tố tạo từ, có thể là một từ đơn. (2) Sao anh không về chơi thôn Vĩ? - 7 tiếng (âm tiết), 7 từ - Đọc và viết đều tách rời nhau - Đều có khả năng cấu tạo nên từ: Trở về / ăn chơi / thôn xóm - HS quan sát bảng phụ - so sánh, nhận xét. - HS đọc mục I-SGK – trình bày cá nhân. - HS đọc mục I-SGK – trình bày cá nhân. - HS quan sát bảng phụ - thảo luận (Nhóm 2HS) - Đại diện trình bày. I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ. - Loại hình ngôn ngữ chỉ một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản (về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giống nhau. - Có 2 loại hình ngôn ngữ quen thuộc: + Ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Hán,...) + Ngôn ngữ hòa kết (tiếng Anh, tiếng Pháp,...) II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ. 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. - Về mặt sử dụng, tiếng là từ đơn hoặc yếu tố cấu tạo từ. - Mỗi âm tiết thường là đơn vị ngữ pháp cơ sở. Hết tiết 88. . Tiết 89 (Tiếp theo) 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài giảng TT4: Xem các ngữ liệu và rút ra nhận xét (GV dùng bảng phụ) (1) Cười người1 chớ vội cười lâu Cười người2 hôm trước hôm sau người3 cười. (Ca dao) Trong câu ca dao, có mấy từ người? Các từ người khác nhau về chức vụ ngữ pháp ntn? Chúng có khác nhau về hình thức ngữ âm và chữ viết không? - Có 3 từ người - người1,2 là thành phần phụ của từ cười - người3 là chủ ngữ của động từ cười. - Không khác biệt nhau về hình thức ngữ âm và chữ viết (không biến đổi hình thái), chỉ khác về vị trí và vai trò ngữ pháp. (2) Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở. Hãy chỉ ra vai trò ngữ pháp của những từ in đậm? Xét về mặt ngữ âm và chữ viết của chúng có khác nhau? => Xét về ngữ âm và chữ viết không có gì khác biệt giữa tôi1 và tôi2, giữa anh ấy1 và anh ấy2. Chúng chỉ có sự khác nhau về vị trí và vai trò ngữ pháp. Hãy chuyển ví dụ này sang tiếng Anh So sánh chúng với nhau về mặt ngữ âm và chữ viết? Tiếng Việt ngôn ngữ đơn lập Tiếng Anh Ngôn ngữ hòa kết Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở. I1 gave him1 a book and he2 gave me2 a notebook. - Tôi 1 (CN) = Tôi 2 (BN) - Anh ấy 1 (CN) = Anh ấy 2 (CN) - Tôi 1 = I (CN) -> Tôi 2 = me (BN) - Anh ấy 1 = Him (CN) ->Anh ấy 2 = He (CN) * Kết luận: - Trong tiếng Việt , từ không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. - Trong tiếng Anh khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ thường phải biến đổi hình thái. TT5: GV nêu yêu cầu: Đọc các ví dụ và rút ra nhận xét: - Tôi ăn cơm - Ăn cơm với tôi. / Ăn cơm cùng tôi. / Ăn phần cơm của tôi nhé. - Tôi đang ăn cơm. / Tôi đã ăn cơm rồi. / Tôi vừa ăn cơm xong./ Tôi sẽ ăn cơm. Cùng một từ Tôi nhưng thay đổi vị trí trong câu hoặc dung với các hư từ khác nhau thì ý nghĩa ngữ pháp thay đổi. Do đó trật tự từ và hư từ là những phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt. TT6: HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. TT7: GV yêu câu HS thảo luận - GV nhận xét và cho điểm. Nhóm 1+2: Bài tập 1. Nhóm 3+4: Bài tập 2. - HS quan sát bảng phụ - thảo luận (Nhóm 2HS) - Đại diện trình bày. HS đọc và nhận xét. HS đọc HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày. 2. Từ không biến đổi hình thái. Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. 3. Ngữ pháp biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. IV. LUYỆN TẬP. Bài tập 1. - Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ - Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ. - Bến(1): Bổ ngữ. - Bến (2): Chủ ngữ - Trẻ(1): Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ - Già(1): Bổ ngữ/Già(2):Chủ ngữ. - Bống (1): Định ngữ. - Bống (2)(3)(4): Bổ ngữ. - Bống(5)+(6): Chủ ngữ. Bài tập 2. Lập bảng so sánh: Tiếng Việt Tiếng Anh Quyển vở Cô giáo Đọc Book Teacher Read - I’m read book Tôi đọc sách 4. Hướng dẫn HS tự học. - Học bài cũ - Làm bài tập 3 - SGK - Chuẩn bị bài: TÓM TẮT TIỂU SỬ. 5. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: