Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ.

2) Kĩ năng: Sử dụng thao tác bác bỏ một cách thuần thục nhất

3) Thái độ: Có ý thức vận dụng thao tác bác bỏ trong bài văn nghị luận cũng như trong cuộc sống.

B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, TL chuẩn KT, KN, TL GD kĩ năng sống, TK DH

C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định – Kiểm tra bài cũ:

?.1. Phân tích bức tranh “Tràng giang” được khắc họa trong Khổ 1 bài thơ “TG”?

?. 2. Nỗi niềm nhớ thương quê hương được diễn tả như thế nào trong khổ cuối bài thơ “TG”?

2. Bài mới: Để nắm vững kĩ năng vận dụng TTLL bác bỏ tiết học này chúng ta rèn luyện TT LL bác bỏ .

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 24174Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 85
Tuần: 23
NS: 15/02/2011
ND: 19/02/2011
Luyeän taäp thao taùc laäp luaän baùc boû
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức:Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ.
Kĩ năng: Sử dụng thao tác bác bỏ một cách thuần thục nhất
3) Thái độ: Có ý thức vận dụng thao tác bác bỏ trong bài văn nghị luận cũng như trong cuộc sống.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, TL chuẩn KT, KN, TL GD kĩ năng sống, TK DH
C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định – Kiểm tra bài cũ:
?.1. Phân tích bức tranh “Tràng giang” được khắc họa trong Khổ 1 bài thơ “TG”?
?. 2. Nỗi niềm nhớ thương quê hương được diễn tả như thế nào trong khổ cuối bài thơ “TG”?
Bài mới: Để nắm vững kĩ năng vận dụng TTLL bác bỏ tiết học này chúng ta rèn luyện TT LL bác bỏ .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: I/ Luyện tập:
GV cho HS đọc bài tập, giúp HS xác định yêu cầu của bài tập.
HD HS làm BT 1 bằng KT đặt câu hỏi:
?. Luận điểm chính của đoạn trích?
?. Để làm sáng tỏ luận điểm đó, tác giả đã dùng TTLL BB. Vậy Ghec – xen đã BB điều gì trong đoạn trích? Ông BB như thế nào?
?. Vua QT đã BB điều gì trong đoạn trích? 
?. Cách BB ra sao? 
?.Nhận xét gì về cách diễn đạt của nhà vua?
HD HS thực hành BT 2 bằng KT đặt câu hỏi:
?. Quan niệm (a) về việc học giỏi văn đã đúng chưa? Toàn diện chưa? Vì sao?
?. Để BB quan niệm này ta dùng cách nào?
?. Quan niệm (b)về việc học giỏi văn đã đúng chưa? Toàn diện chưa? Vì sao?
?. Để BB quan niệm này ta nên dùng cách nào?
?. Từ những BB trên hãy nêu quan niệm đúng đắn về việc học giỏi văn?
HD HS thực hành BT 3 bằng KT chia nhóm thảo luận theo gợi ý:
?. Vấn đề cần BB là vấn đề gì?
?. Cách BB?
?. Đề xuất 1 quan niệm đúng đắn?
GV chốt kết luận.
HS lần lượt đọc và xác định yêu cầu của từng bài tập.
Rèn KN tư duy trả lời câu hỏi:
Xác định LĐ chính.
Xác định vấn đề BB và đề xuất accsh BB.
Nêu vấn đề mà vua QT bác bỏ.
Phân tích cách BB của vua QT
Nhận xét cách diễn đạt của nhà vua.
Rèn KN tư duy trả lời câu hỏi:
- Chưa đúng, thiếu toàn diện.
- Đề xuất cách BB.
- Chưa đúng, thiếu toàn diện.
- Đề xuất cách BB.
- Đưa ra quan niệm đúng đắn.
Chia nhóm (mỗi bàn 1 nhóm) thảo luận theo gợi ý của GV.
Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến và bổ sung ý kiến.
Bài 1:
a. Đoạn văn a:
- Luận điểm chính: Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là cuộc sống nghèo nàn.
- Vấn đề bác bỏ: TG bác bỏ quan niệm cho rằng 1 đời sống hư thế cũng êm ấm như 1 mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ, gọn gàng.
- Cách BB: Đặt trong thế đối lập:
+ Ban đầu: BB theo phép suy rộng: mảnh vườn kia chỉ cần 1 cơn giông tố nổi lên sẽ không còn êm ấm, trái lại trở nên tan nát, xấu xí hơn bất kì 1 nơi hoang dại nào. (hạnh phúc mong manh)
+ Sau đó: Kđịnh quan niệm của mình về cuộc sống hạnh phúc đích thực: mênh mông và bão táp như đại dương.
b. Đoạn văn b:
- Vấn đề BB: Thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước một vương triều mới.
- Cách BB: 
+ Dùng lí lẽ phân tích để nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước.
+ Không phê phán trực tiếp mà mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung, nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua, khẳng định nước ta không hiếm người tài.
- Diễn đạt: từ ngữ trang trọng mà giản dị; giọng điệu chân thành, khiêm tốn.; sử dụng câu tường thuật kết hợp với câu hỏi tu từ; dùng lí lẽ kết hợp với hình ảnh so sánh -> tác dụng vừa BB vừa động viên khích lệ, thuyết phục.
Bài 2:
a. Quan niệm a:
- Vấn đề cần BB: Chỉ cần đọc nhiều sách và học thuộc nhiều thơ văn thì giỏi văn. (thiếu KT đời sống).
- Cách BB: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. (Cần có KT đời sống, có PP làm bài)
b. Quan niệm b:
- Vấn đề cần BB: Chỉ cần luyện tư duy, luyện nói, viết thì sẽ học giỏi văn (chưa có KT bộ môn và KT đời sống).
- Cách BB: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. 
(chỉ mới có PP chưa có vốn sống và kiến thức)
- Quan niệm đúng đắn: Muốn học tốt Ngữ văn, cần phải:
+ Sống sâu sắc và có trách nhiệm để tích lũy vốn sống thực tế.
+ Có động cơ và thá độ học tập đúng đắn để có khát vọng vươn lên những giới hạn của bản thân.
+ Có PP học tập phù hộp với bộ môn để nắm được tri thức 1 cách cơ bản và hệ thống.
+ Thường xuyên đọc sách báo, tạp chíthu tập thông tin trê các phương tiện thông tin đại chúng.
Bài tập 3:
- Đây cũng là một quan niệm sống đang tồn tại. Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh quan niệm sống ấy.
- BB quan niệm về cách sống ấy.
+ Vấn đề cần BB: lối sống buông thả, hưởng thụ, vô trách nhiệm.
+ Cách BB: dùng lí lẽ và DC thực tế.
+ Khẳng định 1 quan niệm và cách sống đúng đắn.
Hoạt động 2: Củng cố; Dặn dò:
* Từ kết quả thực hành của HS, GV điều chỉnh, nhấn mạnh và chốt KT cơ bản.
* Chuẩn bị: Đọc văn: “Đây thôn Vĩ Dạ”: Đọc VB (phần TD và VB thơ), trả lời câu hỏi HD HB.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHUAN KIEN THUC KI NANG 11 BAI LUYEN TAP THAOTAC LAP LUAN BAC BO.doc