Giáo án Ngữ văn 11 tiết 76 Làm văn: Thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 76 Làm văn: Thao tác lập luận bác bỏ

LÀM VĂN

 TUẦN 19

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

TIẾT 76

I - Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.

- Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc về văn học.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

III - Tiến trình dạy học.

 1,Ổn định lớp.

 2, Kiểm tra bài cũ

 3, Bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 76 Làm văn: Thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm văn
 Tuần 19
Thao tác lập luận bác bỏ
Tiết 76
Ngày soạn: 13/01/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.
- Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc về văn học.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ
 3, Bài mới. 
Hoạt động của GV và Học Sinh
Yêu cầu cần đạt
CH: Nêu các yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ?
CH: Có mấy cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ?
CH: Đọc đoạn đối đáp sau và cho biết lập luận bác bỏ được vận dụng theo thao tác nào?
CH: Lập luận để phản bác sai lầm trong luận điểm sau: có tiền là có hạnh phúc?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
1. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- Muốn bác bỏ một ý kiến nào đó phải có đầy đủ lập luận để chứng minh ý kiến đó sai.
- Muốn bác bỏ một ý kiến sai trước hết phải:
+ Trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan trung thực.
+ Nêu ý kiến ấy sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai.
- Khi vận dụng thao tác bác bỏ cần có sự cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung, tràn lan hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.
- Tuỳ theo tính chất đúng sai của các ý kiến mà vận dụng lập luận bác bỏ cho thích hợp và nêu ra kết luận thoả đáng.
- Lập luận bác bỏ phải được thực hiện một cách trung thực, có mức độ và đúng quy cách.
2. Cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
a. Bác bỏ luận điểm.
- Tức là vạch ra cái sai của bản thân luận điểm. Có 2 cách bác bỏ sau:
+ Dùng thực tế để bác bỏ.
+ Dùng phép suy luận để làm cho cái sai của luận điểm cần bác bỏ phải được bộc lộ đầy đủ.
b. Bác bỏ luận cứ: 
- Là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng.
c. Bác bỏ cách lập luận là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gích trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận.
Luyện tập
1. Bài 1 ( 16)
- Đây là luận điểm sai do lập luận sai, cho nên phương pháp bác bỏ ở đây là bác bỏ cách lập luận. Lập luận của cô vũ nữ chỉ suy luận một chiều, thiếu toàn diện, bỏ sót mặt thứ hai, do đó kết luận rút ra cũng sai. Cách bác bỏ ở đây là lật ngược lại, phơi bày khía cạnh mà cô vũ nữ không nhìn ra.
2. Bài 2 ( 17)
- Học sinh tham khảo các ý kiến của nhà văn Anh để lập luận phản bác luận điểm, kết hợp với phản bác luận cứ.
- Làm bài tập trên
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 76 THao tac lap luan bac bo.doc