Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 52, 53, 54: Chí Phèo

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 52, 53, 54: Chí Phèo

Chí Phèo

 - Nam Cao-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận biết và đánh giá được nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: điển hình hóa nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lý, trần thuật và ngôn từ, giọng điệu nghệ thuật.

- Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.

- Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ

- Phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đầy rẫy những bất công, tàn bạo.

- Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, biết yêu thương và trân trọng nhân vật Chí Phèo nói riêng và người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.

 

docx 8 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 2461Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 52, 53, 54: Chí Phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết:52-53-54
Đọc-hiểu văn bản
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ngày soạn: 03/04/2018
Ngày dạy:10/04/2018
Chí Phèo
 - Nam Cao-
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nhận biết và đánh giá được nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: điển hình hóa nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lý, trần thuật và ngôn từ, giọng điệu nghệ thuật.
Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
 Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
 Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Thái độ
Phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đầy rẫy những bất công, tàn bạo.
Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, biết yêu thương và trân trọng nhân vật Chí Phèo nói riêng và người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo... 
- Bảng phụ, tranh ảnh...
Chuẩn bị của HS: 
- SGK, vở bài học, vở bài soạn.
- Tư liệu cho bài học mà giáo viên yêu cầu
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Đọc - hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, gợi-tìm, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
-Trực quan sinh động.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ(5P)
Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao?
 Giới thiệu bài mới (2p)
Có những tác phẩm mà người ta đọc một lần sẽ quên ngay, nhưng cũng có những tác phẩm mà khi gấp những trang sách lại lòng người không khỏi day dứt những điều nhà văn, nhà thơ muốn truyền tải. Và truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một tác phẩm như thế. Có thể nói Chí Phèo bước ra ngật ngưỡng từ trang sách, Nam Cao với tài năng đọc đáo của mình đã đưa người đọc dõi theo bước chân chênh vênh của Chí Phèo, đôi chân chênh vênh giữa hai bờ say - tỉnh, giữa bên bờ lương thiện và quỷ dữ. Và để rồi động lại trong trái tim người đọc là tiếng thét của con quỷ làng Vũ Đại “ ai cho tao lương thiện, tao muốn làm người lương thiện. Vậy đằng sau tiếng thét ấy nhà văn muốn gửi đến thông điệp gì cho người đọc và bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Giảng bài mới (127p)
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
-Cho biết xuất sứ của tác phẩm?
-GV nhận xét, lưu bảng.
-Tóm tắt lại văn bản “Chí Phèo” trong SGK?
-GV nhận xét và tóm tắt lại.
Hoạt động 2:
-Ở đầu tác phẩm Chí Phèo đã chửi những ai? Và phản ứng của những người bị chửi ra sao?
-Nhận xét,giảng và lưu bảng.
giảng thêm:
-Chí chửi từ xa đến gần, từ bâng quơ đến có đối tượng rõ ràng
->nét nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao, đào sâu vào tâm tư của CP, hắn say nhưng mà hắn không say hoàn toàn.
-Mọi người không chửi nhau với hắn, không đếm xỉa đến hắn là vì người ta không xem hắn là môt con người->giao tiếp với nhau bàng ngôn ngữ->mong chửi nhau với hắn là hắn mong mọi người xem hắn là con người.
-Từ những gì đã phân tích thì tiếng chửi có ý nghĩa gì?
-Nhận xét, giảng, lưu bảng.
Hoạt động 3:
-Chí Phèo có xuất thân và tuổi thơ như thế nào?
-GV nhận xét, giảng và lưu bảng.
-Ước mơ của Chí là gì?
-Khi bị bà Ba kêu bóp chân, Chí cảm thấy như thế nào? Điều đó thể hiện Chí là người ra sao?
- Nhận xét, giảng và lưu bảng.
Giảng thêm:
Mọi ước mơ của Chí khép lại.Chí Phèo đi tù hoàn toàn không có lý do nào rõ ràng cả. Mọi người trong làng Vũ Đại chỉ biết CP bị giải lên huyện rồi đi tù->trong xã hội phi nhân đạo đó thì công lý thuộc về những người có tiền và có quyền.
-Khi đi tù về Chí trông như thế nào?
-Giảng thêm:
+“Răng cạo trắng hớn”->tục nhuộm răng đen của người VN xưa->có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu->văn hóa của người Việt.
+Xin Bá Kiến đi tù->đòi nợ, cướp->đốt quán của bà hàng rượu-> con dao trong tay đồ tể-> Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
-Nhận xét, giảng và lưu bảng.
-Tìm dẫn chứng trong SGK cho thấy Chí chuyên đi rạch mặt ăn vạ? 
-Từ những gì đã phân tích, các em cho biết Chí Phèo từ anh canh điền hiền lành khỏe mạnh giờ đây anh là người thế nào?
-Nhận xét, giảng và lưu bảng.
-Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở diễn ra như thế nào?
- Khi tỉnh dậy tâm trạng của Chí Phèo ra sao?
-Việc gặp Thị Nở đã tác động như thế nào đến Chí Phèo?
- Nhận xét, giảng và lưu bảng.
Hoạt động 4:
-Tìm những chi tiết miêu tả về Thi Nở?
- Hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào? 
- Chỉ ra giá trị nhân đạo của t/p thể hiện qua cảnh CP gặp TN và ăn bát cháo của Thị Nở?
-Nhận xét,giảng và lưu bảng.
Hoạt động 5:
- Nhân vật bá Kiến được miêu tả như thế nào?
- Đặc điểm tiêu biểu của nhân vật Bá Kiến là gì?
-Nhận xét, giảng và lưu bảng.
Hoạt động 6:
- Nêu và nhận xét những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? 
Hoạt động 7:
GV tổng kết
Hoạt động 7:
GV cũng cố dặn dò
Dự kiến câu TL:
“Cái lò gạch cũ”-> “Đôi lứa xứng đôi”-> “Chí Phèo”.
-HS tóm tắt
Dự kiến câu TL:
Trời,đời,cả làng Vũ Đại,đứa nào không chửi nhau vớ hắn, đứa đẻ chết mẹ nào đẻ ra hắn ->Không ai ra điều với hắn.
Dự kiến câu TL:
+bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
+khát khao giao tiếp.
-HS ghi bài
Dự kiến câu TL:
+đứa trẻ bị bỏ rơi, không cha không mẹ.
+đi ở thuê.
-Có một gia đình nho nhỏ,chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải...
-Chí thấy nhục hơn là thấy thích
->Chí là người giàu lòng tự trọng.
- HS ghi bài.
Dự kiến câu TL:
-hắn về lớp này trông khác hẳn, trông đặc như thằng săng đá, đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn...
->hắn thay đổi cả nhân hình, lẫn nhân tính.
- HS ghi bài.
Dự kiến câu TL:
-Người trượt dài trên con đường tha hóa.
- HS ghi bài.
-Sau vườn chuối, Chí thì say rượu, Thị Nở thì gánh nước ngủ quên.
-Lắng nghe được âm thanh của cuộc sống (tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái chèo..)
-Nghĩ về quá khứ và nhìn lại hiện tại.
-CP đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh trở lại kiếp người.
-Học sinh ghi bài.
Dự kiến câu TL:
-xấu xí, dở hơi, bị mắc bệnh hủi, ế chồng.
- Vị thơm của cháo là vị thơm của tình người, tình yêu và sự chăm sóc ân cần của Thị Nở đã đánh thức, khơi dậy phần người trong sáng đã bị vùi lấp từ lâu của Chí
-Tình người đáng quý đằng sau dung mạo xấu xí.
-Học sinh ghi bài.
Dự kiến câu TL:
- giọng quát sang, cái cười Tào Tháo, lối nói ngọt nhạt.
-HS ghi bài
Dự kiến câu TL:
HS có thể dựa vào phần ghi nhớ SGK trả lời.
I.Tìm hiểu chung.
 1.Tác giả
 a. Vài nét về tiếu sử và con người
 b. Quan điểm sáng tác
 c. Các đề tài chính và nghệ thuật
 2.Tác phẩm “Chí Phèo”
 a. Xuất sứ
Lúc đầu có tên là “ Cái lò gạch cũ”. Khi in thành sách, NXB Đời Mới tự sửa thành “Đôi lứa xứng đôi” đến năm 1946 tác giả đặt lại tên là “Chí Phèo”.
Ấu thơ đi ở hết nhà này đến nhà khác
 b. Tóm tắt
20t làm canh điền cho Lí Kiến
Đi tù
Lò gạch bỏ hoang
 Chí Phèo
Gặp thị Nở
Ra tù->tha hóa
Thị Nở cự tuyệt, CP đến nhà BK
II.Đọc-hiểu văn bản
 1.Nhân vật Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
 a.Tiếng chửi ở đầu tác phẩm
 -Vừa đi vừa chửi, rượu xong là chửi.
 -Chửi trời->đời->cả làng Vũ Đại->đứa nào không chửi nhau->đứa đẻ ra Chí Phèo.
=>Ý nghĩa: tô đậm bi kịch của Chí Phèo và hướng đến xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt quyền sống và tàn phá con người.
 khao khát được giao tiếp với xã hội của Chí Phèo.
 b.Cuộc đời
Trước khi vào tù 
-Xuất thân và ấu thơ
 +Là một đứa trẻ bị bở rơi.
 +Đi ở hết nhà người này đến người khác.
 -Thanh niên
 +Làm canh điền cho nhà Lí Kiến hiền lành, lương thiện.
 +Có ước mơ rất đẹp và lương thiện.
=> Chí Phèo là người nông dân lương thiện.
Sau khi ra tù
-Trước khi gặp thị Nở
+Thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính: săng đá;đầu thì trọc lóc,răng cạo trắng hớn...
+Uống rượu, say->đến nhà Bá Kiến chửi, rạch mặt, ăn vặt.
+Bị Bá Kiến lợi dụng->trở thành con dao trong tay đồ tể.
+Đạp đổ biết bao hạnh phúc-> “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
+Triền miên trong nhưng cơn say.
=> Chí Phèo-người nông dân bị tha hóa.
 -Sau khi gặp Thị Nở
 +Gặp Thị Nở-xấu xí, dở hơi, ế chồng 
->Chí Phèo thức tỉnh.
 +Lắng nghe âm thanh của cuộc sống, nhìn thấy ánh sáng->ước mơ sống dậy->buồn.
 +Sự chăm sóc, bát cháo hành của Thị Nở-> khao khát lương thiện.
=> Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người.
 2.Nhân vật Thị Nở
 -Người đàn bà xấu xí, dở hơi.
 -Bát cháo hành hiện thân của tình người
->đánh thức bao khao khát của Chí Phèo.
 -Thị Nở là hiện thân của khát khao và cũng là hiện thân của bi kịch.
 -Thị nở được xây dựng ->tô đậm thêm cho bi kịch của Chí Phèo.
=> Nam Cao trân trọng tình người đáng quý đằng sau những khuôn mặt xấu như ma chê quỷ hờn đó -> chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mà nhà văn muốn gửi gắm ->Niềm tin vào cuộc sống.
 3. Nhân vật Bá Kiến
 - Bản chất gian hùng : giọng quát sang, cái cười Tào Tháo, lối nói ngọt nhạt (cái nghề làm quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu, thứ nhất sợ kẻ anh hùng thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân, háo sắc ghen tuông thảm hại, đê tiện)
" Tính toán cáo già của một tên cường hào 
 - Phương châm : trị không lợi thì dùng, lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò, trong nội bộ thì nhè chỗ hở của nhau để trị.
 - Âm mưu: mềm nắn rắn buông, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi lại dắt nó lên để được đền ơn
" Con người Bá Kiến đầy thủ đoạn xảo quyệt, âm mưu thâm độc điển hình cho bọn thống trị cường hào phong kiến đương thời. 
=> Tác giả đã dùng ngòi bút hiện thực sắc sảo để vạch trần bộ mặt xấu xa tàn nhẫn của giai cấp thống trị phong kiến thực dân ở nông thôn trước cách mạng.
III. Nghệ thuật
- Xây dựng được những nhân vật điển hình bất hủ (Chí Phèo, Bá kiến)
- Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí của nhân vật.
- Các kết cấu mới mẻ, không theo trình tự thời gian (kết cấu vòng tròn).
- Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính, bất ngờ.
- Sử dụng nhiều lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại sinh động, kết hợp với trần thuật linh hoạt, biến hóa.
IV.Tổng kết 
 1.Nghệ thuật
 -Xây dựng nhân vật và phân tích tâm lý nhân vật.
 -Nghệ thuật trần thuật.
 -Kết cấu vòng tròn.
 -Kết thúc bỏ ngõ
 2.Nội dung
 -Giá trị hiện thực
Phản ánh một cách chân thực tình cảnh khốn khổ của người nông dân bị bần cùng hóa và lưu manh hóa.
 -Giá trị nhân đạo
 +Tỏ ra cảm thương sâu sắc trước tình cảnh khốn khổ của người nông dân.
 +Phát hiện, ngợi ca và trân trọng những khao khát của họ.
 +Đứng về phía người nông dân để tố cáo tội ác của xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt quyền sống và tàn phá tâm hồn con người.
V.Cũng cố-dặn dò
 1.Cũng cố
Nội dung bài học
 -Chí Phèo trước khi vào tù.
 sau khi ra tù.
 -Thị Nở xấu xí, dở hơi.
 làm thức tỉnh Chí Phèo.
 -Bá Kiến đại diện tầng lớp thống trị phong kiến đương thời.
 Bản chất gian hùng, xảo quyệt và đầy thủ đoạn.
 2.Dặn dò
 -Học bài cũ
 -Chuẩn bị bài mới: thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản.
VI.Đánh giá-rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_52_53_54_chi_pheo.docx