Giáo án Ngữ văn 11 tiết 51 và 53: Chí Phèo (Nam Cao)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 51 và 53: Chí Phèo (Nam Cao)

Ngày dạy:

Tiết : 51 và 53

Bài dạy: CHÍ PHÈO

 (Nam Cao)

 I - MỤC TIÊU BÀI HỌC : Hướng dẫn HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được sức tố cáo mạnh mẽ của tác phẩm đối với xã hội thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá.

- Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở chỗ nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởn như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả nhân hình và nhân tính.

- Thấy được một số nét đặc sắc về NT của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lý, NT trần thuật và ngôn ngữ

2.Kĩ năng: Vận dụng kĩ năng về yêu cầu đọc truyện đã học ở bài trước để tìm hiểu tác phẩm.

3. Giáo dục: Sự đồng cảm với số phận của những người nông dân lao động ngèo khổ trước cách mạng tháng Tám, từ đó có hình thành lòng cảm thông sâu sắc với những người lao động nghèo trong xã hội hiện nay.

 II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4650Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 51 và 53: Chí Phèo (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết : 51 và 53	 
Bài dạy: CHÍ PHÈO
	 (Nam Cao)	 
 I - MỤC TIÊU BÀI HỌC : Hướng dẫn HS:
1. Kiến thức: 
- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được sức tố cáo mạnh mẽ của tác phẩm đối với xã hội thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá.
- Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở chỗ nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởn như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả nhân hình và nhân tính.
- Thấy được một số nét đặc sắc về NT của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lý, NT trần thuật và ngôn ngữ 
2.Kĩ năng: Vận dụng kĩ năng về yêu cầu đọc truyện đã học ở bài trước để tìm hiểu tác phẩm.
3. Giáo dục: Sự đồng cảm với số phận của những người nông dân lao động ngèo khổ trước cách mạng tháng Tám, từ đó có hình thành lòng cảm thông sâu sắc với những người lao động nghèo trong xã hội hiện nay.
 II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
 III. PHƯƠNG PHÁP 
 - Trọng tâm: Thảo luận; Vấn đáp
 - Bổ trợ: Trực quan;giảng bình.
C - CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
	* Gv: Nghiên cứu tài liệu, Soạn giáo án; Hình ảnh trực quan, Phiếu học tập.
	* Hs: Đọc tác phẩm; Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK
D - TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1 - Ổn định lớp : Kiểm tra sí số, tác phopng của học sinh
2 – Kiểm tra bài cũ : Nêu những nét chính về cuộc đời Nam Cao có ảnh hưởng lớn đến các sáng tác của ông?
3 - Bài học mới:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 I - Giới thiệu :
+ Tên ban đầu : Cái lò gạch cũ
+ Nhà xuất bản Đời mới cho in (năm 1941) với cái tên: Đôi lứa xứng đôi
+ Năm 1946 in trong tập Luống cày, tác giả đổi tên là Chí Phèo 
II – Tìm hiểu tác phẩm :
1 – Quá trình tha hóa của Chí Phèo
* Từ người nông dân hiền lành lương thiện trở thành thằng lưu manh :
 a. Trước khi đi tù :
+ Không cha mẹ nghèo khổ, chăm chỉ, hiền lành
+ Có ý thức nhân phẩm, có lòng tự trọng cao.
+ Có ước mơ lành mạnh, giản dị
ðlà người nông dân nghèo lương thiện, có tư cách.
- Sau khi ra tù : 
+ Nhân hình : dị dạng (d/c“ Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai..Trông gớm chết”)
+ Nhân tính : hung hăng, liều lĩnh (d/c: “hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”)
ð Nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo thành con người tha hoá; Bá Kiến thu phục và lợi dụng Chí Phèo trở thành công cụ, tay sai để tác yêu tác quái dân làng, trở thành con ác quỷ làng Vũ Đại
è bị tàn phá về tâm hồn, bị hủy diệt về nhân hình, nhân tính è quy luật nghiệt ngã : Bọn cường hào và thực dân đã đẩy những người dân hiền lành, lương thiện vào con đường tha hoá và biến chất. Những người vốn là nạn nhân này lại trở thành ác quỷ phá hoại cuộc sống của bao nhiêu dân lành khác è ý nghĩa tố cáo và nhân đạo mới mẻ của nhà văn
3 – Quá trình hồi sinh của Chí Phèo (từ sau khi gặp Thị Nở) : 
* Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ :
 - Lần đầu tiên có ý thức về thời gian và nhận biết được nhịp đập cuộc sống chung quanh mình : “ Mặt trời bây giờ chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”, “tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ngoài sông”
- Tỉnh ngộ : nhớ về quá khứ với những ước mơ bình dị, đơn sơ.
- Cảm nhận được nỗi cô đơn và tuổi già của mình, tủi thân đến phát khóc.
 ð Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh trở về kiếp người 
* Từ ngạc nhiên, xúc động đến khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc :
- Ngạc nhiên, xúc động khi được Thị Nở cho ăn bát cháo hành 
- Tình yêu của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện còn sót lại của Chí Phèo ð khát khao trở lại làm người lương thiện (d/c)
- Khát khao hạnh phúc và một mái ấm gia đình (d/c) è Qua sự hồi sinh của Chí Phèo, Nam Cao muốn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương
4 – Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo (sau khi bị Thị Nở từ chối) :
- Con đường hoàn lương của Chí Phèo bị cự tuyệt bởi bà cô Thị Nở ð không ai tin vào sự hồi sinh của Chí
- Bị Thị Nở từ chối : thất vọng, đau đớn ð phẫn uất, tuyệt vọng
- Hiểu ra tình trạng nguy kịch của mình “Ai cho tao lương thiệnTao không thể là người lương thiện” ð uống rượu đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến với tư cách là người nông dân thức tỉnh đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện
- Hành động tự sát cho thấy ý thức về nhân phẩm đã trở về, Chí không bằng lòng với cuộc sống thú vật ð chết để được coi là một con người.
è Chí Phèo điển hình cho bi kịch của người nông dân lương thiện bị tha hóa, lưu manh hóa muốn trở về cuộc sống lương thiện nhưng bị cự tuyệt quyền làm người.
III – Tổng kết: Qua hình tượng CHÍ PHÈO, Nam Cao đã đặt ra một vấn đề nhân sinh lớn: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ quyền được làm người, quyền được sống lương thiện của con người. Chính điều đó đã tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
 Tiết 1
 GV yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn nêu một số nét khái quát về tác phẩm. Gv nhận xét và yêu cầu tất cả học sinh lưu ý trong SGK.
GV hỏi: Hãy tóm tắt tác phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo (chú ý kĩ đoạn trích)?
 Gv dùng sơ đồ hoá và yêu cầu học sinh tóm tắt những nét chính trong cuộc đời Chí Phèo:
 Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống lay lắt ở làng Vũ Đại -> năm 20 tuổi làm canh điền cho nhà Lí Kiến -> bị Lí Kiến ghen, ngấm ngầm đẩy vào tù -> ra tù trở thành quỷ dữ làng Vũ Đại -> gặp Thị Nở, khát khao sống lương thiện -> bị Thị Nở từ chối-> 
 -> tuyệt vọng, đâm chết Bá Kiến và tự kết liểu đời mình. .
Gv hỏi: Nam Cao đã để Chí Phèo xuất hiện như thế nào trong tác phẩm? Em có nhận xét gì về ý nghĩa tiếng chửi trong cách xuất hiện ấy ?
Gv gợi ý: Chú ý về trình tự xuất hiện các đối tượng mà Chí Phèo chửi có đặc điểm gì? (thu hẹp dần đối tượng, là tiếng chửi đời)
- Sau những lời mở đầu, Nam Cao đã cho em biết gì về nguồn gốc xuất thân, cuộc sống hiện tại, bản chất của nhân vật Chí Phèo (giáo viên gợi ý : Chí Phèo trước khi ra tù, sau khi ra tù)? Dẫn chứng để chứng minh ?
- Việc gặp gỡ nhân vật Thị Nở có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời Chí ?
- Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ đó ? Em hãy lí giải những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong tâm hồn Chí ?
- Em có nhận xét gì về vai trò của Thị Nở trong việc đánh thức khát vọng sống lương thiện của Chí Phèo?
- Miêu tả Chí Phèo không hoàn toàn tha hóa mà thẳm sâu trong tâm hồn vẫn còn le lói đốm sáng thiên lương - vốn là bản chất của Chí, Nam Cao muốn thể hiện thông điệp gì ?
- Chí khao khát tình yêu, thiết tha đến với Thị Nở, với cuộc đời lương thiện. Nhưng ý nguyện ấy có thành hiện thực không ? Vì sao ?
- Quyết định cắt đứt quan hệ với Chí Phèo của Thị Nở có vẻ ngẫu nhiên nhưng vẫn nằm trong quy luật của tình lí cuộc sống. Em có đồng ý với nhận xét đó không ? Vì sao?
- Chi tiết Chí Phèo đâm chết Bá Kiến theo em là ngẫu nhiên hay có nguyên nhân sâu xa?
- Qua cuộc đời Chí Phèo, tác giả đã phản ánh tình trạng đáng sợ gì ở nông thôn ta ngày trước?
- Ý nghĩa hiện thực và nhân đạo qua hình tượng Chí Phèo?
- Em nhận xét gì về thành công của truyện Chí Phèo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật?
4 – Hướng dẫn học bài :
 	- Bài vừa học : + Nắm được ý nghĩa điển hình nhân vật Chí Phèo.
	 + Viết cảm nhận về một nhân vật em yêu thích nhất trong tác phẩm.
	 +Tìm hiểu thêm nhân vật Bá Kiến, Thị Nở	
 	- Bài sắp học : Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu : Soạn bài theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docCHI PHEO(2).doc