Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41: Chữ người tử tù, tác giả Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41: Chữ người tử tù, tác giả Nguyễn Tuân

1. Mục tiêu bài học

 Giúp học sinh:

a.Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao:cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa hiệp; thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.

- Thấy được quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.

- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ tạo hình, thủ pháp đối lập

b.Kĩ năng:

- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

c.Thái độ:

- Trân trọng tài năng, nhân cách con người, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.

- Tích hợp Bảo vệ môi trường: thấy được phần nào của môi trường ngục tù tối tăm, thiếu ánh sáng thiên nhiên, đầy tội ác nhơ bẩn. Từ đó có ý thức đấu tranh với cái xấu, xây dựng một môi trường sống tích cực , hướng thiện.

 

doc 8 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 84231Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41: Chữ người tử tù, tác giả Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp dạy
HS vắng mặt
11B1
11B2
11B3
11B4
Tiết 41 : 	
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Nguyễn Tuân
1. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh:
a.Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao:cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa hiệp; thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Thấy được quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ tạo hình, thủ pháp đối lập
b.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
c.Thái độ:
- Trân trọng tài năng, nhân cách con người, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
- Tích hợp Bảo vệ môi trường: thấy được phần nào của môi trường ngục tù tối tăm, thiếu ánh sáng thiên nhiên, đầy tội ác nhơ bẩn... Từ đó có ý thức đấu tranh với cái xấu, xây dựng một môi trường sống tích cực , hướng thiện...
2. Chuẩn bị của GV và HS 
a. Chuẩn bị của GV: Sgk, Bài soạn, máy chiếu( nếu có)
b. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi SGK
3. TiÕn tr×nh lªn líp:
a. Kiểm tra bài cũ(5p): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn tàu ở phần cuối tác phẩm Hai đứa trẻ(Thạch Lam) ?
b. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1(5p): Tìm hiểu chung
- Hs đọc tiểu dẫn và tóm lược những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
GV đưa hình ảnh minh họa về Nguyễn Tuân
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* Tích hợp kiến thức lịch sử; GV giới thiệu về Cao Bá Quát (nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao)
*Hoạt động 2(30p): Đọc- hiểu văn bản.
- Đọc : Chậm, trang trọng, cổ kính, chú ý lời thoại của từng nhân vật
+ Nhận xét cách đọc 
+ Tóm tắt và chia bố cục
- Em hiểu gì về nghệ thuật thư pháp ?
GV giới thiệu một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp.
* Tích hợp GD kỹ năng sống: Ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tình huống truyện ngắn này là gì?Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
HS hoạt động cá nhân trả lời.
GV nhận xét, chuẩn kiến thức bằng máy.
- Hình tượng HC được xd bằng bút pháp nào là chủ yếu?
- Vẻ đẹp của HC thể hiện qua những phương diện nào?
Thảo luận nhóm (5->7 p)
* nhóm 1: Phẩm chất tài hoa nghệ sĩ HC?
-Thể hiện qua nhận xét của những ai?
- Ca ngợi tài hoa của HC, tác giả muốn bộc lộ thái độ gì?
GV chuẩn kiến thức bằng máy
* nhóm 2: Khí phách hiên ngang bất khuất
- Nhận xét hđ dỗ gông?
-Phân tích những suy nghĩ và lời nói của HC khi quản ngục tìm mọi cách biệt đãi ?
GV chuẩn kiến thức bằng máy
* nhóm 3: Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả 
- giải thích rõ "thiên lương"?
- tìm và pt lời nói , thái độ của HC trước và sau khi nhận ra tấm lòng quản ngục?
- Câu nói "Ngươi hỏi ta muốn gì?.....":
Hs thảo luận sau đó cử đại diện trình bày kết quả.
GV chuẩn kiến thức bằng máy
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả Nguyễn Tuân ( 1910- 1987)
 - Quê HN, là nhà văn lớn thế kỉ XX.
 - Có bản lĩnh, phong cách tài hoa độc đáo, ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông là nhà tuỳ bút số 1 của VN.
 - Những tp chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, tuỳ bút Sông Đà, 
2. Tác phẩm 
 - Trích từ " Vang bóng một thời" (1940) :
 + Phản ánh những chuyện xưa chỉ còn vang bóng
 + Nv thường là những người tài hoa bất đắc chí sống trong thời Hán học suy vi, Tây Tàu nhố nhăng nhằm đề cao lối sống thanh nhã
 - Tp này sáng tác dựa trên câu chuyện nhà văn được cha (cụ Tú Nguyễn An Lan) kể về nhà nho tài hoa - anh hùng Cao Bá Quát.
- Tên lúc đầu là “Dòng chữ cuối cùng”
II.Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc, tóm tắt và chia bố cục. 
 2. Nghệ thuật thư pháp.
 - Viết chữ nho bằng bút lông mực tàu trên giấy hồng hoặc giấy dó, gỗ, hoành phiđể thờ, trang trí, ngắm
 -Là thú chơi tao nhã, truyền thống lâu đời ở phương Đông
 - Phát triển trong xh pk, bị suy tàn ở thế kỉ XX và được khôi phục phát triển ở thế kỉ XXI
3 Tìm hiểu văn bản 
a.Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa 2 nhân vật:
- Về bình diện xã hội: 
+Huấn Cao - tên “đại nghịch” cầm đầu cuộc nổi loạn , bị bắt, chờ ngày tử hình.
+ Quản ngục: trông coi ngục- đại diện cho pháp luật.
-> 2 con người ở hai thế giới đối lập nhau.
- Về bình diện nghệ thuật: 
+ Huấn Cao: có tài viết chữ đẹp.
+ Quản ngục: yêu cái đẹp- thích chơi chữ.
-> đều là những người trọng tài, yêu cái đẹp- tri âm, tri kỉ.
=> Tác giả đã tạo nên một tình huống éo le, đầy kịch tính, tạo điều kiện cho các nhân vật bộc lộ tính cách, đồng thời thể hiện chủ đề của tác phẩm.
b. Nhân vật Huấn Cao
 -Miêu tả bằng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hoá và tương phản đối lập 
 - Vẻ đẹp của HC được thể hiện trên 3 bình diện phẩm chất: 
*Tài hoa.
 - Được thể hiện gián tiếp qua lời nói thái độ của QN và thầy thơ lại:
 + Ông nổi tiếng khắp vùng Tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp. 
 +Chữ ông H đẹp lắm vuông lắm  có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà như có vật báu trên đời
 +Văn võ toàn tài, tài bẻ khoá vượt ngục
 + Nét chữ thể hiện khát vọng tự do và hoài bão tung hoành của cả đời người.
 - Được thể hiện trực tiếp qua lời nói của HC “chữ ta thì đẹp thật quý thật ”
=> Huấn Cao là một nghệ sĩ ; ca ngợi tài hoa của HC, t/g muốn thể hiện thái độ: kính trọng, ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông.
* Khí phách hiên ngang bất khuất: 
- Hoàn cảnh: cầm đầu cuộc nổi loạn, bị bắt và bị kết án tử hình.
- không quan tâm đến lời giễu cợt, ra oai của bọn lính, thản nhiên, lạnh lùng dỗ gông.
- Là tử tù nhưng Huấn Cao coi nhà tù như nơi không người. “Nghĩ đến cảnh chết chém ta còn không sợ nữa là cái trò tiểu nhân thị oai này”.
 - Thản nhiên, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi đó là chuyện đương nhiên.
- Khinh bạc, coi thường viên quản ngục
- Bình tĩnh khi nghe tin mình bị giải về kinh để chém trong khi thầy Thơ lại và Quản ngục tái nhợt người
-> HC là người anh hùng, tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang .
* Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả 
- “ Tính ông vốn khoảnh trừ chỗ tri kỉ ông mới cho chữ”
 - Ông không vì vàng ngọc, quyền thế mà cho chữ-> coi thường danh lợi.
- Khi hiểu rõ tấm lòng QN: HC ngạc nhiên, băn khoăn nghĩ ngợi và cuối cùng quyết định cho chữ QN, ô coi Qn như bạn tri âm tri kỉ.
 - Lời khuyên QN : khẳng định rõ con người trọng nhân cách và yêu cái đẹp, hướng con người đến cuộc sống cao đẹp.
=> HC vừa là anh hùng- nghệ sĩ vừa có tài, biết trọng tài,có nghĩa khí- biết trọng nghĩa khí, vừa có thiên lương trong sáng. 
c.Củng cố- Luyện tập(3p): Hệ thống nội dung tiết học.
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2p): 
- GV hướng dẫn HS:
+ HS học bài : Đọc văn bản, nắm nội dung đã phân tích.
+ Giờ sau học tiếp bài “ Chữ người tử tù”. 
Ngày dạy
Lớp dạy
HS vắng mặt
11B1
11B2
11B3
11B4
Tiế 42
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (tiếp)
 Nguyễn Tuân
1. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh:
a.Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao:cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa hiệp; thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Thấy được quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ tạo hình, thủ pháp đối lập
b.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
c.Thái độ:
- Trân trọng tài năng, nhân cách con người, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
- Tích hợp Bảo vệ môi trường: thấy được phần nào của môi trường ngục tù tối tăm, thiếu ánh sáng thiên nhiên, đầy tội ác nhơ bẩn... Từ đó có ý thức đấu tranh với cái xấu, xây dựng một môi trường sống tích cực , hướng thiện...
2. Chuẩn bị của GV và HS 
a. Chuẩn bị của GV: Sgk, Bài soạn, máy chiếu( nếu có)
b. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi SGK
3. TiÕn tr×nh lªn líp:
a. Kiểm tra bài cũ(5p) vẻ đẹp Huấn Cao hiện lên qua những phương diện nào ?
b. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1(5p)Nhắc lại nội dung tiết học trước
*Hoạt động 2(30p) : Tìm hiểu văn bản
- Quản ngục có phải là kẻ xấu, kẻ ác ko? Vì sao ?
-Vì sao Quản ngục lại biệt đãi HC? - Có phải để xin chữ?
- Nhận xét về nhân vật Quản ngục và câu nói của Quản Ngục : "kẻ mê muội này xin bái lĩnh"?
- Nhân vật Quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo... xô bồ”
GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi.
HS hoạt động cá nhân, trả lời.
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
 Gv gợi dẫn để hs tìm hiểu cảnh cho chữ
HS dựa vào sgk, và phần gợi dẫn của gv trả lời các câu hỏi:
- Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian, không gian như thế nào? Ý nghĩa?
- Vì sao t/g nói cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có ?
- Nhận xét về nghệ thuật ?
- Lời khuyên của Huấn Cao có ý nghĩa như thế nào?
*Hoạt động 2(3p): Tổng kết
Gv hướng dẫn HS rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
HS suy nghĩ rút ra nhận xét
GV chuẩn kiến thức 
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk
Tìm hiểu chung
II.Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc, tóm tắt và chia bố cục.
2. Nghệ thuật thư pháp.
3. Tìm hiểu văn bản 
c. Hình tượng nhân vật viên quản ngục
- Làm nghề coi ngục ( Cái xấu và cái ác) nhưng lại là người có tâm hồn nghệ sĩ, coi trọng cái đẹp, có tấm lòng “Biệt nhỡn liên tài”
- Trước khi nhận tù: ông đã thao thức cả đêm để tìm cách biệt đãi Huấn Cao-> sợ bị tố giác -> vì lòng yêu cái đẹp, tôn trọng người tài ông bất chấp nguy hiểm để biệt đãi Huấn Cao.
- Khi nhận tù: Đối xử tốt, nói năng cung kính với tử tù HC mặc dù bị HC khinh miệt.
- Khi được HC cho chữ và khuyên bảo: trân trọng “bái lĩnh” lời khuyên của HC.
=> Viên quản ngục là người có nhân cách, trân trọng cái đẹp. Dám bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự trong nhà tù, biến một kẻ tử tù thành thần tượng để tôn thờ.Ở ông những phẩm chất khiến HC cảm kích coi là “ một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “ một thanh âm trong trẻo....”
=> Viên quản ngục và thầy thơ lại vốn đại diện cho quyền lực, nanh ác, thủ đoạn... Sống trong môi trường ngục tù tăm tối, thiếu ánh sáng thiên nhiên, đầy tội ác nhơ bẩn... mà họ vẫn giữ được thiên lương trong sáng, biết đam mê, biết quý trọng cái đẹp thanh tao.
d. Cảnh cho chữ : 
- Bình thường diễn ra trong thư phòng nơi sạch sẽ sáng sủa, trang trọng
- Ở đây diễn ra trong lao tù.
 +Thời gian: đêm tối
 + Không gian: buồng tối chật hẹp của nhà tù, ẩm ướt, màng nhện, phân chuột, phân gián
 + 1 thoi mực thơm, 1 phiến lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ.
 + Người cho chữ là tử tù cổ đeo gông chân vướng xiềng bình tĩnh viết từng nét chữ - người nghệ sĩ anh hùng, tài hoa sáng tạo cái đẹp với vẻ đẹp bi tráng uy nghi lẫm liệt. Người xin chữ là cai ngục lại khúm núm, run run, vái lạy tù nhân.Tù nhân răn dạy cai tù 
-> Trong cảnh tăm tối của nhà tù, cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đang được tôn cao, làm chủ.Đây là chiến thắng giữa ánh sáng với bóng tối, giữa cái đẹp với cái nhơ bẩn, giữa thiện và ác.
-> Cuộc thay đổi ngôi vị đã diễn ra, ranh giới cai ngục và tử tù bị xoá bỏ. Giữa họ chỉ còn là những người tri kỉ.
=> cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
 + Cái đẹp được sáng tạo nơi ngục tù nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại toả sáng nơi bóng tối nơi cái ác đang ngự trị
 + HC không chỉ cho chữ mà còn cho QN bài học về lẽ sống lẽ đời. 
+ Cái đẹp và cái thiện đã chiến thắng cho dù thực tại có tăm tối đến đâu cũng không tiêu diệt được.
 - Nghệ thuật: Tác giả dùng nghệ thuật tương phản và ngôn ngữ tạo hình để chạm khắc tượng đài thiên lương sừng sững.
 - Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: Cái đẹp có thể sinh ra từ đất chết- nơi tội ác ngự trị, nhưng ko thể sống chung với cái ác. Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
III.Tổng kết
1.Nội dung:
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vínhự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người , đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
2.Nét đặc sắc nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.
* Ghi nhớ: sgk
c. Củng cố- Luyện tập(1p): Hệ thống nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1p):
- Đọc văn bản, nắm được những chi tiết cơ bản.
 - Pt hình tượng nv HC & QN, cảnh cho chữ
 - Pt bút pháp lãng mạn, lí tưởng hoá và tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Giờ sau học : luyện tập thao tác lập luận so sánh.
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_11_Chu_nguoi_tu_tu.doc