Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41 + 42 + 43: Chữ người tử tù

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41 + 42 + 43: Chữ người tử tù

I) Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao và quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp.

- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thụt của truyên như: Tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ,

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Biết trân trọng những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và tài năng phẩm giá con người.

II) Phát triển năng lực:

1. Về phẩm chất người học

- Giáo dục học sinh biết sống tự chủ, sống trách nhiệm, sống yêu thương

2. Về các năng lực chung

- Giúp cho học sinh có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm, năng lực tự học, ngăng lục giao tiếp

3. Về các năng lực chuyên biệt

- Giúp cho học sinh có năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực cảm thụ và lí giải cái đẹp của tác phẩm văn học.

- Năng lực đọc diễn cảm

 

docx 12 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 6792Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41 + 42 + 43: Chữ người tử tù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Thứ .. ngày ../ .../
Ngày soạn: 21/10/2016
Tên người dạy: Nguyễn Anh Hoa
Lớp dạy: 11A2- THPT Dương Quảng Hàm
Giáo viên hướng dẫn: Chu Thị Thu Phương
Tiết 41+42+43:
Chữ người tử tù
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức
Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao và quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp.
Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thụt của truyên như: Tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ,
Kĩ năng
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự.
Thái độ
Biết trân trọng những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và tài năng phẩm giá con người.
Phát triển năng lực:
Về phẩm chất người học
Giáo dục học sinh biết sống tự chủ, sống trách nhiệm, sống yêu thương
Về các năng lực chung
Giúp cho học sinh có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm, năng lực tự học, ngăng lục giao tiếp
Về các năng lực chuyên biệt
Giúp cho học sinh có năng lực đọc hiểu văn bản
Năng lực cảm thụ và lí giải cái đẹp của tác phẩm văn học.
Năng lực đọc diễn cảm
Chuẩn bị
Phương pháp dạy học:
Diễn giải- Đàm thoại
So sánh- đối chiếu
Thảo luận nhóm
Phương tiện dạy học:
Bảng phụ
SGK, SGV, STK
Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật chia nhóm
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Lên lớp
Khởi động:
Trước khi bắt đầu bài học ngày hôm nay cô có một câu hỏi muốn hỏi cả lớp, đó là các em đã từng hay đang say mê một điều gì hay cái gì chưa?
GV gọi 2-3 học sinh chia sẻ.
Gv: Cảm ơn câu trả lời của các em. Mỗi người trong chúng ta đều có một niềm say mê của riêng mình. Vừa rồi các em đã chia sẻ cho cô và các bạn nghe về những niềm say của mình, còn bây giờ cô muốn giới thiệu đến các em một tác giả có tên tuổi trong làng văn học hiện đại Việt Nam, một tác giả mà suốt cả một đời ông có một niềm say mê đó là đi tìm cái đẹp. Với chân lí đó, Nguyễn Tuân đã viết rất nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó đặc biệt có một tác phẩm viết về những nét đẹp xưa cũ của nước ta đó là tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”. Trong tập truyện này thì truyện ngắn “Chữ người tử tù” được coi là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Vậy nét đặc sắc đó là gì? Chúng ta cùng bắt đầu bài học ngày hôm nay.
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn
+Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân:
?1: Các em đọc SGK và thảo luận theo phiếu học tập về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân.
(Các em lưu ý là trình bày theo sườn)
1.Quê hương
2.Xuất thân
3.Cuộc đời
GV nhận xét và bổ sung:
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân các em sẽ được học chi tiết trong chương trình ngữ văn lớp 12, trong thời lượng có hạn cô sẽ nói khái quát cho các em hiểu thêm về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân được chia thành hai giai đoạn: trước CMT8 1945, Nguyễn Tuân đi vào 3 đề tài chủ yếu: chủ nghĩa xê dịch, vang bóng một thời và viết về đời sống ăn chơi trụy lạc.Giai đoạn thứ hai là sau CMT8, ông dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho CM.
Trở lại với giai đoạn sáng tác trước CM thì trong 3 đề tài mà cô vừa kể thì đề tài vang bóng một thời là nổi bật và có nhiều đóng góp hơn cả.
-Vang bóng một thời là đề tài viết về xã hội trong quá khứ.
Chắc hẳn các em sẽ thắc mắc tại sao Nguyễn Tuân lại hoài niệm về xã hội xưa cũ mà không viết ở xã hội đương thời. Chúng ta haỹ cũng nhìn lại bối cảnh lịch sử xã hội nước ta khi đó. Thực dân Pháp vừa đặt ách đô hộ nước ta, chế độ phong kiến suy tàn, những nho sĩ cuối mùa trở thành lớp người lạc lõng. Vì vậy mà Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút của mình để hồi tưởng lại những nét đẹp văn hóa của người Việt. 
-Tập truyện “Vang bóng một thời” có 11 truyện (Xuất bản 1940)
- Nội dung của “Vang bóng một thời”: đi sâu phản ánh những thú chơi tao nhã của người xưa: chơi cây cảnh, chim cảnh, cá cảnh, bình văn, bình thơ,
Ví dụ: Thả thơ, Đánh thơ, Những chiếc ấm đất,
Chúng ta có thể thấy Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo- tài hoa- uyên bác
Dẫn sang phần 3: Trong những thú chơi mang nét đẹp tao nhã của người xưa mà cô vừa kể thì có thú chơi nữa đó là thú chơi chữ, thú chơi này được nhà văn khắc họa trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Tuy nhiên tác phẩm này còn vượt ra ngoài cái thú chơi chữ đơn thuần mà nó hàm chứa ý nghĩa tư tưởng và thành công nghệ thuật xuất sắc. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về tác phẩm Chữ người tử tù.
GV: Chữ người tử tù là một truyện ngắn độc đáo và nổi bật hơn cả trong tập truyện Vang bóng một thời.
Như vậy là cô cũng đã vừa trình bày cho các em nghe về xuất xứ, vị trí và thể lọai của tác phẩm Chữ người tử tù.
GV mời một học sinh nhắc lại
?3 Tóm tắt tác phẩm? Chia bố cục mấy phần? Nêu nội dung chính của từng đoạn?
?4 Nhan đề chữ người tử tù có ý nghĩa ntn?
+GV nhận xét, bổ sung
Chuyển ý: Như vậy là chúng ta vừa có những cái nhìn khái quát nhất về tác giả Nguyễn Tuân cũng như tác phẩm Chữ người tử tù. Bây giờ cô trò chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu cụ thể nội dung của bài học.
+GV yêu cầu học sinh đọc phần chú thích trong SGK và có từ nà khó hỏi
+GV: cho cả lớp xem hình ảnh thư pháp..
?5 Các em có nhận ra nghệ thuật gì không? 
?6 Em biết gì về nghệ thuật thư pháp?
GV nhận xét bổ sung: Thư pháp không đơn thuần chỉ là nghệ thuật viết chữ đẹp và nó còn biểu hiện trình độ học vấn, tâm ý, khí lực của người cầm bút.
Cùng với nghệ thuật thư pháp thì trong văn hóa của người Việt Nam còn có một nét đẹp nữa đó là nghệ thuật chơi chữ. Người Việt Nam thường xin chữ của những nhà Nho viết chữa đẹp và về treo ở những nơi trang trọng nhất trong nhà. 
GV: Tình huống truyện được hiểu là mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa môi truowngf này với môi trường khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống qua đó nhân vật bộc lộ rõ tính cách hay thân phận, góp phần làm nổi bật sâu sắc tư tưởng tình cảm.
Từ định nghĩa trên về tình huống truyện chúng ta sẽ xác định tình huống truyện trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”: Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao- một tử tù nguy hiểm và thầy trò viên quản ngục.
-Tính chất éo le của tình huống truyện được thể hiện ở ntn?
+Không gian diễn ra cuộc gặp gỡ
+Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ
+Nhân vật của cuộc gặp gỡ
+Thân phận và mối quan hệ giữa các nhân vật (Gợi ý: trên bình diện xã hội và trên bình diện nghệ thuật)
GV nhận xét bổ sung: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ với nhau, cả hai con người đều có tâm hồn nghệ sĩ. Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật cả mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Chính tình huống này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡ nhân tài của viên quản ngục, từ đó góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật viên quản ngục:
? Tác phẩm có mấy nhân vật chính? Nhân vật viên quản ngục là nhân vật chính hay nhân vật phụ?
? Các em hãy tìm trong SGK những đoạn văn miêu tả viên quản ngục
? Dựa vào SGK tình bày về những phẩm chất của viên quản ngục. 
GV bình: Hình tượng viên qản ngục là sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Nếu như hình tượng Huấn Cao là hình tượng của cái đẹp, cái tài thì viên quản ngục là đại diện của người biết quý trọng và say mê cái đẹp. Với hình tượng viên quản ngục, tác giả thể hiện quan điểm thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của NT
+Quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là gốc của cái thiện, cái đẹp gắn liền với cái thiện
+ Phong cách nghệ thuật: tìm hiểu phản ánh vẻ đẹp của con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ. Viên quản ngục bề ngoài là viên quan coi ngục còn bên trong là một tâm hồn rất nghệ sĩ.
DKTL:
+Cuộc đời:
-Quê quán: Làng Mọc nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-Xuất thân: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn
-Cuộc đời: Hồi nhỏ sống cùng gia đình ở nhiều tỉnh miền Trung. 
Học hết bậc thành chung sau đó về Nam Định viết văn và làm báo.
CMT8 thành công ông tham gia hoạt động cách mạng.
1948-1958: ông là tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam
+DKTL
+ Sự nghiệp sáng tác:
-Những tác phẩm chính (SGK)
-Là nhà văn có sở trường trong thể loại tuỳ bút, bút ký. Ở những thể loại này Nguyễn Tuân có những đóng góp rất lớn
-1996, ông được trao giải HCM về văn học nghệ thuật.
+DKTL: 
*Tóm tắt:
“ Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho “thiên lương” trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
*Bố cục:
- phần 1: Từ đầu đến “để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu” – cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thày thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
- phần 2: tiếp theo đến “thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: cuộc nhận tù; sự đối sử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao; Sự bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
-phần 3: còn lại: Cảnh cho chữ
DKTL: Lúc đầu có tên là dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao Đàn, sau đổi tên thành chữ người tử tù. Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, cho người đọc thấy được tầm quan trong của vẻ đẹp tài năng của nhân vật.
DKTL: Nghệ thuật thư pháp
DKTL: Nghệ thuật thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp. Hay nói theo từ điên bách khoa thì thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa và người Ả Rập được nâng lên thành một nghệ thuật.
Ở Việt Nam nghệ thuật thư pháp thường theo phong cách thư pháp Trung Hoa, tức là viết chữ Hán đẹp.
DKTL
+ Không gian: Nhà tù → Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Thời gian: Là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án chém của Huấn Cao.
=> góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
* Thân phận và những mối quan hệ giữa các nhân vật:  
– Huấn Cao: là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, bây giờ đã bị bắt, bị xử án chém, là  tử tù đang đợi ngày ra pháp trường.
– Viên quản ngục: Là quan lại, là tay sai cho triều đình mục nát, tiếp quản Huấn Cao trong những ngày cuối cùng
→ Trên bình diện xã hội họ có quan hệ hoàn toàn đối địch.
– Huấn Cao: Là người có tài viết chữ rất nhanh và đẹp (người tài hoa)
là người có tài bẻ khoá, vượt ngục, người  chỉ  biết cúi đầu trước thiên lương  (người có khí phách)
– Viên quản ngục: có sự yêu thích đặc biệt với cái đẹp, ao ước có được chữ Huấn Cao.Viên quản ngục là một tấm lòng trong thiên hạ.
→ Trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ. Ở họ đều có những phẩm chất cao quí mà người kia ngưỡng mộ.
=>Góp phần tô đậm tính chất éo le, oái oăm cho tình huống truyện.
DKTL: Tác phẩm có 2 nhân vật chinh: Huấn Cao và viên quản ngục.
Viên quản ngục là nhân vật phụ.
DKTL: 
+ Quản ngục là con người biết quý trọng tài năng và nhân cách
d/c: ông nhận ra ở HC một tài năng và nhân cách nên đã biệt nhỡn nhân tài . 
Mâu thuẫn ở bên trong viên quản ngục: 
+Nếu quản ngục làm trong bổn phận của một viên quan quản ngục thì chà đạp lên tri âm tri kỉ. Còn nếu làm tròn bổn phận của một tri âm tri kỉ thì quản ngục đã không làm tròn bổn phận của viên quan.
+Nếu giữu an toàn tính mạng thì mơ ước xin chữ HC không được thực hiện. Mâu thuẫn đặt ra và quản ngục đã giải quyết: quản ngục làm trọn đạo tri âm tri kỉ. Phải là một con người biết quý tọng tài năng thì quản ngục mới có sự lựa chọn như vậy.
+Quản ngục là con người biết giữ thiên lương biết hướng thiện. Một con người làm quan cai ngục, giữa chốn ngục tù mà tâm hồn vẫn trong sáng. Nguyễn Tuân gọi là một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn xô bồ. Với viên quản ngục để có được cái đẹp sẵn sàng đánh cược cả tính mạng của mình. Và đặc biệt là hành động biết cúi đầu trước cái đẹp.
I)Tiểu dẫn
1) Cuộc đời:Nguyễn Tuân (1910-1987)
-Quê quán: Làng Mọc nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-Xuất thân: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
-Cuộc đời: Hồi nhỏ sống theo gia đình ở nhiều tỉnh miền Trung. 
Học hết bậc thành chung sau đó về Nam Định viết văn và làm báo.
CMT8 thành công ông tham gia hoạt động cách mạng.
1948-1958: ông là tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam
2)Sự nghiệp sáng tác:
+ Những tác phẩm chính (SGK)
+ Là nhà văn có sở trường trong thể loại tuỳ bút, bút ký. Ở những thể loại này Nguyễn Tuân có những đóng góp rất lớn
+Đặc điểm phong cách: Tài hoa -uyên bác- độc đáo.
+1996, ông được trao giải HCM về văn học nghệ thuật.
3) Tác phẩm:
-Xuất xứ, vị trí: trích trong Vang bóng một thời- xuất bản 1940
-Thể loại: Truyện ngắn
-Nhan đề:
-Bố cục : 
+ phần 1: Từ đầu đến “để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu” – cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thày thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
+ phần 2: tiếp theo đến “thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: cuộc nhận tù; sự đối sử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao; Sự bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
+ phần 3: còn lại: Cảnh cho chữ
II)Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1.Tình huống truyện:
Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao- một tử tù nguy hiểm và thày trò viên quản ngục
+ Không gian: Nhà tù → Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Thời gian: Là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án chém của Huấn Cao.
=> góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
* Thân phận và những mối quan hệ giữa các nhân vật:  
-Trên bình diện xã hội: quan hệ đối nghịch 
-Trên bình diện ngệ thuật: quan hệ tri âm tri kỉ
=>Góp phần tô đậm tính chất éo le, oái oăm cho tình huống truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxChu_nguoi_tu_tu.docx