Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 40: Chữ người tử tù (tiếp) (Nguyễn Tuân)

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 40: Chữ người tử tù (tiếp) (Nguyễn Tuân)

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Giới thiệu tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo: Tài hoa, uyên bác, trí tuệ.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao. Đồng thời hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện qua cách xây dựng nhân vật.

 - Rèn luyện ý thức biết yêu quí cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng

 2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại.

 - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 3. Thái độ:

 - Rèn luyện ý thức biết yêu quí cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng

4. Năng lực hình thành

- Năng lực tự quản bản thân, NL tự học, NL hợp tác, NL thưởng thức văn học/ năng lực cảm thụ thẩm mĩ

 

docx 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2413Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 40: Chữ người tử tù (tiếp) (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 - Tiết 40
Ngày soạn : ./10/2016
Ngày dạy : ../10/2016 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Tiếp) 
 (Nguyễn Tuân )
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Giới thiệu tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo: Tài hoa, uyên bác, trí tuệ.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao. Đồng thời hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện qua cách xây dựng nhân vật.
 - Rèn luyện ý thức biết yêu quí cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại.
 - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 3. Thái độ:
 - Rèn luyện ý thức biết yêu quí cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng 
4. Năng lực hình thành
- Năng lực tự quản bản thân, NL tự học, NL hợp tác, NL thưởng thức văn học/ năng lực cảm thụ thẩm mĩ
B. Chuẩn bị c:ủa giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên:
 - Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 - Tiếp tục đọc phần còn lại của tác phẩm
	- Tìm các chi tiết nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Ổn định tổ chức
*Hoạt động 1 : Khởi động
- Kiểm tra bài cũ : Phân tích đặc sắc của tình huống truyện trong tác phẩm « Chữ người tử tù » (Hs trả lời, GV nhân xét, chốt ý, chuyển bài mới)
Vào bài : Nguyễn Tuân đã xây dựng được 1 tình huống truyện vô cùng đặc biệt, tình huống đầy éo le, kịch tính tạo sự hấp hẫn lôi cuốn người đọc, đồng thời góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. Việc phân tích từng nhân vật sẽ cho thấy rõ điều đó :
Hoạt động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
Trao đổi thảo luận nhóm:5 phút.
Đại diện nhóm trình bày giấy trong.
GV chuẩn xác kiến thức.
 Nhóm 1: 
Quản ngục là người như thế nào: nghề nghiệp, sở thích?
Nhóm 2.
Quản ngục có thái độ như thế nào khi gặp Huấn Cao? Tại sao lại có thái độ như vậy? 
Nhóm 3.
Đánh giá của em về nhân vật Quản ngục?
Nhóm 4.
Ngục quan có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích?
Trao đổi, thảo luận nhóm: 5 phút.
Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Tại sao Huấn Cao bị bắt? Vẻ đẹp của hình tượng Huấn cao được thể hiện ở những phương diện nào? 
- Chữ Huấn Cao không chỉ đẹp vuông mà còn nói lên hoài bão tung hoành của một đời người.
- Huấn Cao gợi người đọc nghĩ đến Cao Bá Quát - một danh sĩ đời Nguyễn- cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống triều đình Tự Đức bị thất bại: Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.
? Tại sao tác giả không giới thiệu trực tiếp nv Huấn Cao mà giới thiệu qua lời bàn tán của nv quản ngục và thầy thơ lại
II .Đọc - hiểu tác phẩm
1.Tình huống truyện
2. Nhân vật Quản ngục.
- Làm nghề cai ngục nhưng lại có sở thích đặc biệt : Kẻ say mê chơi chữ đến kỳ lạ.
- Kiên trì nhẫn nhại, công phu, quyết xin chữ cho bằng được. 
- Suốt đời chỉ có một ao ước: Có được chữ Huấn Cao mà treo trong nhà ...
 - Có sở thích cao quí đến coi thường cả tính mạng sống của mình:
+ Muốn chơi chữ Huấn Cao.
+ Dám nhờ Thơ lại xin chữ.
+ Đối đãi đặc biệt với tử tù.
à Đó là cuộc chạy đua nguy hiểm, nếu lộ chuyện quản ngục chắc chắn không giữ được mạng sống.
- Lần đầu: Bí mật sai thầy Thơ dâng rượu thịt đều đều.
- Lần hai: Nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng bị Huấn Cao miệt thị, xua đuổi, mà vẫn ôn tồn, nhã nhặn.
àMuốn xin chữ của Huấn Cao.
- Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc, thì hắn lại có tính cách dịu dàng...biết trọng người ngay.
- Một tâm hồn nghệ sỹ tài hoa đã lạc vào chốn nhơ bẩn. Tuy làm nghề thất đức nhưng có một tâm hồn. 
à Trong XHPK suy tàn, chốn quan trường đầy rãy bất lương vô đạo, Quản ngục đúng là một con người Vang bóng
- Một tấm lòng trong thiên hạ.một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luận đều hỗn loạn xô bồ.
à Biết phục khí tiết, biết qúi trọng người tài và yêu quí cái đẹp - một tấm lòng Biệt nhỡn liên tài.
.3. Nhân vật Huấn Cao.
- Kẻ cầm đầu cuộc đại nghịch chống triều đình bị bắt giam với án tử hình đang chờ ngày ra pháp trường.
- Phẩm chất:
 +Tài hoa, nghệ sĩ: Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp... Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời...Thế ra y văn võ đều có tài cả. 
 + Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa khinh lợi, có tài có tâm, coi khinh tiền bạc và quyền thế. Huấn Cao không chỉ là một nghệ sỹ tài hoa, mà còn là hiện thân của cái tâm kẻ sỹ. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một thiên lương cao cả.
 + Khí phách hiên ngang: Coi thường cái chết, Mặc dù đang chờ ngày ra chặt đầu, vẫn nguyên vẹn tư thế ung dung, đàng hoàng, không biết cúi đầu trước quyền lực và đồng tiền. Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối ...đời ta mới viết... cho ba người bạn thân..
àNhân vật được giới thiệu gián tiếp. Mới Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình mà Quản ngục đã tâm phục Huấn Cao - đó là cách miêu tả lấy xa nói gần, lấy bóng lộ hình.
- Hiểu tấm lòng và sở thích cao quí của thầy Quản, ông vô cùng xúc động và ân hận: Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
à Hình tượng Huấn Cao trọn vẹn và hoàn hảo bởi một cảm hứng lãng mạn, một bút pháp lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân. Một cốt cách: Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai.
*Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài
- Khái quát nhứng nét đẹp trong nhân cách, phẩm chất của nhân vật quản ngục
- Những nét đẹp trong nhân cách Huấn Cao ở 3 phương diện: Tài năng, khí phách, nhân cách.
- Đọc kĩ cảnh cho chữ
+ Xác định thời gian, không gian, địa điểm cho chữ
+ Xác định tư thế người cho – người xin chữ
+ Các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn văn tả cảnh cho chữ
*Hoạt động luyện tập:
Bài tập 1: Hs gấp sách vở lại, GV cho đoạn văn và đọc
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”
Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật nào?
Nhân vật đó nói về điều gì?
Văn bản trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
*Hoạt động vận dung, mở rộng
Bài tập 2:
Tìm các từ láy trong văn bản trên và đặt câu với mỗi từ láy đó
Bài tập 3: HS làm ở nhà
Em hãy viết 1 đoạn văn ( 20 dòng )để chứng minh cho suy nghĩ của nhân vật :tính cách dịu dàng và lòng biết giá người của viên quản ngục
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày . tháng 10 năm 2016
HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN
KÍ DUYỆT
ĐINH XUÂN GIANG

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_11_Chu_nguoi_tu_tu.docx