Giáo án: Ngữ văn 11 tiết 39 đến 47 - Trường THPT Lê Hoàn

Giáo án: Ngữ văn 11 tiết 39 đến 47 - Trường THPT Lê Hoàn

Tiết: 39 + 40 Tiếng việt

NGỮ CẢNH

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với nhân tố của nó.

 2. Tích hợp: Với văn bản Hai đứa trẻ, với Làm văn.

 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, kĩ năng lĩnh hội trong hoạt động giao tiếp.

 II. Chuẩn bị: Đọc bài, tài liệu soạn giáo án.

 Đọc bài, học bài cũ, soạn bài mới.

 III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp.

 2. Bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3781Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 11 tiết 39 đến 47 - Trường THPT Lê Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 39 + 40 Tiếng việt Ngày soạn: 10.11.08
 Ngày dạy: 11.11.08
NGỮ CẢNH
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với nhân tố của nó.
 2. Tích hợp: Với văn bản Hai đứa trẻ, với Làm văn.
 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, kĩ năng lĩnh hội trong hoạt động giao tiếp.
 II. Chuẩn bị: Đọc bài, tài liệu soạn giáo án.
 Đọc bài, học bài cũ, soạn bài mới.
 III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Gv yêu cầu học sinh đọc mục I sgk/102
? Câu nói trên của ai nói với ai?
? Câu nói được nói lúc nào ? ở đâu?
? “Họ” - chỉ những ai?
? “Chưa ra” là theo hướng từ đâu đến đâu?
? “Muộn” là khoảng thời gian nào?
? Vậy theo em Ngữ cảnh là gì ?
? Hiểu một cách khác ngữ cảnh là quá trình như thế nào ?
Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ, mà ở đó:
- Người nói (người viết) sản sinh lời nói thích ứng. 
- Người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng và đầy đủ lời nói. 
Gv yêu cầu học sinh xét Vd tiếp theo.
? Các nhân tố chi phối đến lời nói của Chị Tí là gì ? 
? Hoàn cảnh xuất hiện câu nói đó là ở đâu ? hoàn cảnh rộng của câu nói ấy là gì ?
? Họ giao tiếp trong bối cảnh nào ?
? Tại sao cũng câu như vậy nhưng ở trong đoạn văn I.2 sgk/102 lại là câu văn được coi là xác định ? 
? Hiện thực được nói đến là gì ? 
? Nhân tố thứ nhất của ngữ cảnh là gì ?
? Nhân tố thứ hai của ngữ cảnh là gì ?
? Bối cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm những yếu tố nào ?
? Em hiểu như thế nào về bối cảnh rộng và hẹp ?
? Hiện thực được nói đến là gì ?
? Nhân tố thứ 3 được nói đến là gì ?
? Em hiểu như thế nào về văn cảnh ?
* Ví dụ: Xét văn bản " Chiếu cầu hiền"( Ngô Thì Nhậm)
Câu nói: " Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết."
- Nhân vật giao tiếp:
+ Người nói( người viết): Ngô Thì Nhậm, viết thay vua Quang Trung.
+ Người nghe(người đọc): Sĩ phu Bắc Hà, những trí thức của triều đại cũ.
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
+ Hẹp: Năm 1788-1789, vua Quang Trung kêu gọi trí thức Bắc Hà nhận thức được thực tế lịch sử, ra làm việc giúp dân, giúp nước.
+ Rộng: Xã hội phong kiến thời loạn lạc, nhiều biến động: vua Lê - chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược, Quang Trung lên ngôi, triều Tây Sơn
+ Hiện thực được nói đến: Nội dung (thuyết phục người hiền: vai trò của người hiền, yêu cầu của đất nước, chính sách cầu hiền,...)
- Văn cảnh: Toàn bộ các yếu tố ngôn ngữ (từ ngữ, câu, đoạn) trước đó.
? Hãy xác định vai trò của ngữ cảnh đối với người nói ( người viết) với quá trình tạo lập văn bản ?
? Bối cảnh rộng và hẹp trong văn bản đó thể hiện như thế nào ?
Một cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định. Ngữ cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung cũng như hiệu quả giao tiếp. Ngữ cảnh hiểu một cách chung nhất là tất cả những gì có liên quan đến việc tạo lập và hiểu câu nói(hoặc câu văn).
? Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố nào ?
? Các nhân tố của ngữ cảnh có quan hệ gì ?
* Tìm hiểu câu nói: “Giờ ......... ra nhỉ” :
- Chị Tí - người bán hàng nước, chị nói với những người bạn nghèo: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm.
- Chị nói vào một buổi tối, tại một phố huyện nhỏ, trong lúc chờ khách hàng.
à Rộng hơn là bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Họ: Mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ, người nhà thầy Thừa.
- Lúc chập tối, thấy họ chưa ra ( từ huyện ra phố) chị Tí đã cho là muộn à Sự khát khao mong đợi khách hàng của chị Tí và những người dân nghèo khổ nơi đây.
I. Khái niệm:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh:
* Xét ví dụ ở mục 1:
- Người nói : Chị Tí ( chủ thể phát ngôn); - Người nghe: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm.
- Chị nói câu đó ở phố huyện nghèo vào một buổi tối à Bối cảnh giao tiếp hẹp.
- Rộng hơn nữa: câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng à Bối cảnh giao tiếp rộng.
- Câu nói của chị Tí đề cập đến “mấy người phu gạo hay phu xe, mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy Thừa đi gọi chân tổ tôm.”à Hiện thực được nói đến.
- Những từ ngữ, câu văn ,đi trước và sau câu nói của chị Tíù à Văn cảnh.
è Các nhân tố của ngữ cảnh.
1. Nhân vật giao tiếp:
Là những người tham gia giao tiếp.
Quan hệ vị thế của họ luôn chi phối nội dung và hình thức của phát ngôn 
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
a. Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống): thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp cụ thể.
b. Bối cảnh giao tiếp rộng ( bối cảnh văn hoá): Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, địa lí, phong tục, thể chế chính trịở bên ngoài ngôn ngữ.
c. Hiện thực được nói đến: Tạo nên đề tài, nghĩa sự việc cho câu nói. (nội dung câu nói)
3. Văn cảnh:
Gồm tất cả những yếu tố ngôn ngữ ( từ, ngữ, câu nói...cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó ). 
III. Vai trò của ngữ cảnh:
1. Đối với người nói (người viết) - Quá trình tạo lập văn bản:
Ví dụ: Văn bản Vịnh khoa thi Hương (Tú Xương)
 - Bối cảnh rộng: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
 - Bối cảnh hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu( 1897), toàn quyền Pháp 
Pôn Đu-me đã cùng vợ đến dự. 
à Chi phối cách dùng từ ngữ, phép đối: Trường Nam thi lẫn với trường Hà, lọng cắm rợp trời >< mụ đầm ra...à sự lộn xộn, lố bịch, thiếu tôn nghiêm của trường thi. 
à Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ để tạo lập lời nói, câu văn.
2. Đối với người nghe (người đọc) - Quá trình lĩnh hội văn bản:
Ví dụ: Văn bản Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát).
Người đọc phải đặt bài thơ vào bối cảnh ( hoàn cảnh sáng tác):
- Nhiều lần vào Huế đi thi, qua những vùng cát Quảng Bình, Quảng Trị. 
- Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời Nguyễn: chế độ phong kiến suy tàn, bộc lộ những trì trệ và bảo thủ. 
à Thấy được: sự chán nản của tác giả khi phải tự hành hạ thân xác để theo đuổi con đường danh lợi khó khăn, vô nghĩa; mong tìm một hướng đi mới để thực hiện lí tưởng của mình. 
à Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội lời nói, câu văn theo đúng nội dung, ý nghĩa, mục đích của nó.
Nhân vật giao tiếp
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
Văn cảnh
Các bên tham gia giao tiếp - có tác động trực tiếp đến nội dung - hình thức của phát ngôn.
- Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa xã hội)
- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( bối cảnh tình huống)
- Hiện thực được nói đến (tạo đề tài và nghĩa sự việc cho phát ngôn )
Toàn bộ những yếu tố ngôn ngữ cùng xuất hiện trong văn bản, đi trước hoặc sau phát ngôn. 
Các nhân tố của ngữ cảnh
Vai trò của ngữ cảnh
Đối với người nói ( người viết)
Đối với người nghe ( người đọc)
 Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ để tạo lập lời nói, câu văn
 Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội lời nói, câu văn theo đúng nội dung, ý nghĩa, mục đích của nó.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
? Kiến thức cần nhớ nhất của bài học là gì ?
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
? Đâu là những chi tiết miêu tả ?
? Qua bài tập 1 em rút ra được điều gì để khắc sâu kiến thức ?
? Bài tập 3 yêu cầu vấn đề gì ? Em học hỏi được điều gì từ bài tập này ? 
Bài tập bổ sung:
Câu nói: " Tao biết mày phải...nhưng nó lại phải...bằng hai mày!"
(Truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày”).
- Nhân vật giao tiếp: 
+ Người nói: Thầy lý.
+ Người nghe: Cải, Ngô, công chúng...
- Bối cảnh giao tiếp: 
+ Hẹp: Chốn công đường, trước sự chứng kiến của nhiều người.
+ Rộng: Xã hội Việt Nam thời phong kiến: nhiều bất công, vô lý. 
- Hiện thực được nói đến: 
+ Với mọi người: Ngô đúng bằng hai lần Cải, chân lí thuộc về Ngô. 
+ Với Cải(thông báo ngầm): Ngô lót tiền cho thầy gấp hai lần Cải
- Văn cảnh: Toàn bộ phần văn bản trước đó. 
2. Luyện tập ở nhà: 
- Làm tiếp các bài tập: 4, 5/ tr106 sgk.
* Hướng dẫn tự học: Vận dụng kiến thức về ngữ cảnh: 
+ Phân tích các nhân tố của ngữ cảnh chi phối đến việc tạo lập văn bản + Phân tích các nhân tố của ngữ cảnh chi phối việc tiếp nhận văn bản. 
Ví dụ: Bài ca dao Mười tay, các câu ca dao tỏ tình..., câu nói của Chí Phèo( Chí Phèo - Nam Cao), của Huấn Cao( Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)...
* Ghi nhớ: ( sgk tr 105) 
IV. Luyện tập:
1. Luyện tập ở lớp: 
Bài tập 1.tr 106: 
Các chi tiết được miêu tả trong hai câu văn "Tiếng phong hạc phập phồng... muốn ra cắn cổ"( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). 
à Đều bắt nguồn từ hiện thực, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh 10 tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi; nhân dân thấy rõ hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù và vô cùng căm ghét chúng.
à Bối cảnh: chi phối đến nội dung và hình thức của phát ngôn. 
Bài tập 3. tr 106: 
Những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương):
- Bà làm nghề buôn bán nhỏ, vất vả, tần tảo: Quanh năm buôn bán...
- Bà là người phụ nữ đảm đang tháo vát: Nuôi đủ năm con 
- Bà là người phụ nữ rất mực dịu hiền, yêu thương chồng con, lặng thầm hy sinh: lặn lội thân cò...,một duyên hai nợ..., năm nắng mười mưa...
à Hoàn cảnh sống của gia đình oÂng Tú (ngữ cảnh) là cơ sở à xây dựng hình ảnh bà Tu ù
( Hiện thực được nói đến).
Bài tập 2. tr 106: Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ:
 Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
 Trơ cái hồng nhan với nước non. 
 ( Tự tình (bài II )- Hồ Xuân Hương)
- Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập, người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi trong nỗi xót xa, buồn tủi vì duyên phận trắc trở, lận đận. 
à Câu thơ là sự diễn tả tình huống (Không gian, thời gian, cảnh ngộ và tâm trạng); còn tình huống la ... rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời.
- Phê phán lối sống hư hỏng phi nhân bản chà đạp lên đạo đức truyền thống.
* Nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
- Bút pháp phóng đại tài tình -> Vừa hài hước vừa chân thật.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tạo nên bức chân dung hí họa, biếm họa sinh động, độc đáo điển hình.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Vị trí: 
- Đoạn trích nằm chương XV của tiểu thuyết số đỏ (đoạn trích là đỉnh cao của bút pháp trào phúng, là màn kịch đặc sắc nhất. Là cuộc báo hiếu linh đình và rầm rộ nhất).
- Nhan đề: Một cái chết đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người.
2. Niềm hạnh phúc của tang gia:
a. Không khí trong gia đình có người chết:
- Cả gia đình ấy nhao lên mỗi người một cách...
- Thực hành đúng cái lý thuyết “nhiều thầy thối ma”.
- Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.
-> Tác giả đã khai thác sự mâu thuẫn ngược đời để làm bật lên tiếng cười trào phúng.
b. Tâm trạng của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ:
- Cụ cố Hồng nhắm nghiền mắt lại để mơ màng.
- Ông Phán mọc sừng: trù tính ngay một cuộc doanh thương...
- Ông Văn Minh: phiền một nỗi...
- Cậu tú Tân thì cứ điên người lên...
- Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được 
- Ông tppn: rất bực mình vì mãi không thấy...
=> Trước cái chết của cụ cố tổ, mọi người không những không thương tiếc mà còn lo mưu toan tính toán cho riêng mình. Tất cả bọn người này cùng chung một đặc điểm: vì tiền, háo danh, bất hiếu, đạo đức giả.
c. Niềm hạnh phúc riêng của mỗi người: 
- Cụ cố Hồng: cơ hội chứng tỏ sự già của mình.
- Vợ chông VM: sung sướng vì cái chúc thư kia đã đi vào thực hành.
- Tiệm may Âu hóa được dịp lăng xê mốt đồ tang mới nhất của mình.
- Cô Tuyết sung sướng được mặc bộ ngây thơ để chứng tỏ được mình chưa hư hỏng...
- Cậu tú Tân được dịp trổ tài chụp ảnh.
=> Bằng vài nét phác họa tác giả đã cho ta thấy mỗi nhân vật gắn liền với từng tính cách, bản chất riêng -> Tạo thành bức chân dung biếm họa độc đáo nhất. Đám tang là bức tranh XH thu nhỏ nhưng đã khái quát được tất cả và chân thực nhất về sự xấu xa kệch kỡm, hãnh tiến rởm đời của các nhân vật.
3. Cảnh đưa tang: 
- Theo cả lối ta - tàu - tây với kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc...
- Không khí: huyên náo,nhốn nháo...
- Người đi đưa có đến vài ba trăm người, phần nhiều là tân thời...
- Thái độ của những người đi dự: + Chen giữa tiếng khóc lóc, chê bai nhau...
+ Là dịp để khen chê, bình phẩm, ghen tuông, hẹn hò, cười tình... bằng bộ mặt buồn rầu của người đi đưa đám.
+ Các bà các cô chuyện trò đủ thứ; Các bậc cao niên tai to mặt lớn: ngực đầy huân chương, trên mép, cằm đều đủ râu... -> Khoe mẽ bề ngoài.
-> Tác giả s/d nghệ thuật điện ảnh để dựng lên với những cảnh xa gần -> khái quát tính chất bịp bợm, giả dối lố bịch vô học của giới trí thức thượng lưu lúc bấy giờ.
* Sự xuất hiện bất ngờ của X Tóc đỏ: 
- Cố vấn báo Gõ Mõ; những vòng hoa đồ sộ; 6 chiếc xe chở sư cụ chùa bà Banh...
-> Mặc dù chỉ thoáng qua đoạn trích nhưng tác giả đã cho ta thấy tính cách của Xuân: láu lỉnh, tinh quái.
* Tiếng khóc của ông Phán mọc sừng và hành động dúi tờ bạc...
- Tiếng khóc: hứt! Hứt! Hứt -> Tiếng khóc khô khốc cố rặn ra: Sự giả dối đến mức vô sỉ.
- Hành động dúi tờ giấy bạc: tỉnh táo thanh toán sòng phẳng, chuẩn bị một cuộc hợp tác mới-> bất nhân bất hiếu.
* Cảnh hạ huyệt: + Cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng bắt bẻ từng người một -> Nt đặc tả biếm họa đặc sắc.
=> Bằng nghệ thuật phóng đại, tương phản đã lột trần bản chất giả dối băng hoại đạo đức bất hiếu của bọn trí thức thượng lưu.
* Ghi nhớ: sgk/128
IV. Luyện tập:
1. Củng cố: 
- Nắm những nét tiêu biểu về tác giả VTP
- Tình huống mâu thuẫn đặc sắc. Nghệ thuật phác họa chân dung biếm họa. Ng2 giọng điệu trong tp thể hiện như thế nào 
2. Luyện tập: thực hiện theo sgk/128
V. Hướng dẫn học bài ở nhà : 
- Nắm nội dung bài học.
- Căn cứ vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài để soạn bài: “Một số ...truyện”
Tiết: 47 Tiếng việt Ngày soạn: 22.11.08
 Ngày dạy: 2411.08
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo.
 2. Tích hợp với văn học qua các bài đã học...
 3. Kĩ năng: Viết bản tin, phân tích một bài phóng sự báo chí...
 II. Chuẩn bị: Đọc tài liệu, văn bản, soạn giáo án
 Dựa vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài để soạn bài.
 III. Tiến trình lên lớp:1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Gv yêu cầu HS tìm hiểu mục I. 1 trong sgk/129 và trả lời các câu hỏi sau: 
Phong cách ng2 là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản nhất định
? Bản tin trên có những đặc điểm gì? Thời gian, địa điểm, sự kiện ... được thể hiện như thế nào ?
? Bản tin trên diễn đạt nội dung gì ? Hãy tóm lược nội dung cơ bản của bản tin đó ?
? Một bản tin cần có những yêu cầu gì ?
? Ngôn ngữ của bản tin cần có những yêu cầu gì?
Gv gọi hs đọc Vb tiếp theo sgk/130 tóm lược nội dung cơ bản của Vb đó.
? Vb đó đề cập đến nội dung chủ yếu nào ?
? Hãy thử so sánh Vb1 và Vb2 em thấy có điểm gì giống và khác nhau ?
? Phóng sự cần có những yêu cầu gì ?
Gv gọi hs đọc Vb3 tiếp theo sgk/130 tóm lược nội dung cơ bản của Vb đó.
? Vb đó đề cập đến nội dung chủ yếu nào ?
? Hãy thử so sánh Vb1 ,Vb2 và Vb3 em thấy có điểm gì giống và khác nhau ?
? Tiểu phẩm cần có những yêu cầu gì ?
HĐ3 Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết(báo nhân dân, báo quân đội...); báo nói:Đài tiếng nói VN; báo hình: đài phát thanh và truyền hình; báo điện tử: báo trên mạng in-tơ-net...
Định kì xuất bản: báo hàng ngày(nhật báo); báo hàng tuần(tuần báo); báo hàng tháng(nguyệt báo, nguyệt san),..
Lĩnh vực hoạt động xã hội: báo văn nghệ, báo khoa học và đời sống, báo pháp luật, báo thương mại, báo giáo dục & thời đại...
Đối tượng độc giả: giới tính, lứa tuổi: báo nhi đồng, báo thanh niên, báo phụ nữ, báo người cao tuổi,...
? Báo chí gồm những thể loại nào? Đặc điểm của chúng thể hiện ra sao ?
? Báo chí tồn tại ở mấy dạng chủ yếu ?
? Ngôn ngữ của báo chí thể hiện ra sao ?
? Từ các vấn đề trên em hãy rút ra khái niệm về ngôn ngữ báo chí ?
Tính thông tin sự kiện: phải cập nhật cụ thể, chính xác, khách quan và có tác dụng hướng dãn dư luận.
Tính ngắn gọn: do thời lượng trên đài, trang có hạn nên phải h/s ngắn gọn; Tính hấp dẫn...
HĐ4 Gv yêu cầu hs lấy các bài báo đã chuẩn bị đọc và xác định những thể loại văn báo chí trong tờ báo đó
? Hãy cho biết trong tờ báo mà em đang đọc có những thể loại văn bản nào ?
? Hãy phân biệt hai thể loại bản tin và phóng sự trong tờ báo em đang đọc ?
? Từ việc đọc các bài báo trên em hãy chọn cho mình một thể loại để viết về tình hình của lớp ?
I. Ngôn ngữ báo chí: 
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí.
a. Bản tin: 
- Từ ngày 29 -> 31 - 3 - 07, tại HN TW Đoàn TNCS HCM sẽ tổ chức tuyên dương và trao phần thưởng cho những thủ khoa năm 2006.
- Năm 2006 cả nước có 122 thủ khoa tốt nghiệp đại học trong đó có 98 thủ khoa trong kì thi tuyển sinh đại học và đạt HCV trong các kì thi Ô-lim-pích quốc tế và 24 thủ khoa tốt nghiệp đh
- Sau lễ tôn vinh, 50 người đại diện cho 122 thủ khoa sẽ tham gia các hoạt động văn hóa tại HN, gặp gỡ một số lãnh đạo chính phủ & giao lưu với thanh niên, sinh viên thủ đô.
=> Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
b. Phóng sự: 
- Phóng sự trên cung cấp cho ta biết tình hình xóa xong nhà tạm cho đồng bào các dân tộc phía Bắc nước ta.
- Về thực chất phóng sự cũng là bản tin, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.
c. Tiểu phẩm:
- Tiểu phẩm trên cung cấp cho chúng ta về sự lỏng lẻo của luật pháp trong việc xây dựng nhà trái phép...
- Tiểu phẩm là một hình thức báo chí tương đối tự do(chọn đề tài, cách viết, sử dụng ngôn từ...) và thường mang dấu ấn cá nhân của người viết. Với tiểu phẩm chính kiến của người viết thường ẩn sau tiếng cười hài hước dí dỏm.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:
a. Về thể loại:
- Báo chí có nhiều thể loại. Ngoài các thể loại như trên còn có những thể loại khác như: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận thời sự...
b. Về dạng văn bản: 
- Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: báo viết và báo nói. Ngoài ra còn có dạng báo hình kèm theo lời diễn giải thuyết minh.
c. Về ngôn ngữ: 
- Bản tin: từ ngữ phổ thông, giản dị, nghĩa tường minh, câu đơn giản...
- Phóng sự: ngôn ngữ chuẩn xác có cá tính giá trị gợi hình gợi cảm...
- Tiểu phẩm: ngôn ngữ tự do, đa nghĩa, hài hước dí dỏm...
- Quảng cáo: ng2 ngoa dụ, hấp dẫn có hình ảnh..
- Phỏng vấn: ng2 linh hoạt chính xác, hấp dẫn.
- Bình luận: thuật ngữ chuyên môn chính xác, cấu trúc chặt chẽ.
* Ghi nhớ: sgk/131
II. Luyện tập: 
1. Củng cố: 
- Nắm được ng2 báo chí và báo chí. Thuộc được khái niệm về ng2 báo chí. Phân biệt các loại báo chí dựa vào những tiêu chí nhất định.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
2. Luyện tập: thực hiện phần luyện tập trong sgk/131.
III. Hướng dẫn học bài: 
- Nắm nội dung chính của bài học.
- Phân biệt được ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
- Căn cứ vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài để soạn bài “Một số thể loại văn học: thơ, truyện”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan11 T7.doc