Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 19, 20: Đọc văn văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 19, 20: Đọc văn văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.

- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.

- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và sử dụng ngôn từ.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một bài văn tế theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

- Trân trong, biết ơn những người đã hi sinh vì nghĩa

4. Năng lực hướng tới: cảm thụ văn chương, giao tiếp, thảo luận .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án .

 2. Học sinh: Sách giáo khoa sách tham khảo, soạn bài

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu câu hỏi, đàm thoại, thảo luận.

2. Kĩ thuật dạy học: Động não, hỏi và trả lời

 

doc 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 19, 20: Đọc văn văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/09/2019
TIẾT 19-20: ĐỌC VĂN
 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
 - Nguyễn Đình Chiểu -
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.
- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và sử dụng ngôn từ.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Trân trong, biết ơn những người đã hi sinh vì nghĩa
4. Năng lực hướng tới: cảm thụ văn chương, giao tiếp, thảo luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án..
 2. Học sinh: Sách giáo khoa sách tham khảo, soạn bài 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu câu hỏi, đàm thoại, thảo luận.
2. Kĩ thuật dạy học: Động não, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động khởi động: Cho HS xem video về di tích Cần Giuộc?
Sau đó GV dẫn dắt vào bài:
Nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu, ghi công nhà thơ mù này, ta không thể không nhắc đến tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế này giúp chúng ta thấy rõ vai trò của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thái độ của nhà thơ trước sự hi sinh của họ. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung.
 - Bài văn tế ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Thể văn tế có những đặc điểm gì?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
.
 * Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Tình thế được khắc hoạ như thế nào?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Giá trị nghệ thuật của hai câu đầu?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
 - Hãy đánh giá chung về đoạn một?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
Chuyển tiết 2
HS thảo luận nhóm
 - Với tư cách là người nông dân, họ có những đặc điểm gì về hoàn cảnh sống?
-Những người nông dân ấy có thái độ như thế nào với kẻ thù?
( Nhóm 1,2)
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
.
 - Những người nông dân Cần Giuộc đã đánh giặc như thế nào: trang bị, khí thế chiến đấu? Nghệ thuật được sử dụng? 
 ( Nhóm 3, 4)
 - HS trình bày
- GV hoàn thiện.
- Nghệ thuật được sử dụng? 
-Niềm cảm thương cho những người thân được tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì thể hiện?
 - HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Thái độ của tác giả đối với các nghĩa sĩ? Thái độ đó được thể hiện như thế nào?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Thái độ đối với đất nước trong câu “Ai cứu dặng một phường con đỏ?”
 - HS trả lời.
 - GV hoàn thiện.
* GV hướng dẫn HS rút ra tổng kết về nội dung và nghệ thuật.
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
Sau trận Cần Giuộc, khoảng 20 nghĩa binh đã hi sinh, Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế này để tế các nghĩa binh đã tử trận.
2. Thể loại
- Văn tế: Một thể loại cổ xưa.
- Dùng thể hiện tình cảm của người còn sống đối với người đã khuất -> làm sống lại cuộc đời của người đã mất.
- Vần: độc vận.
- Đối: từng cặp câu sóng đôi với nhau.
 - Biện pháp tu từ: sử dụng khá phong phú.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: một bài văn đầy sáng tạo.
- Bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Ý nghĩa của sự hi sinh
- “Hỡi ôi”: Tiếng khóc tha mở đầu, xác định cảm xúc tiếc thương.
- Tình thế 
Giặc: Súng > < Dân: Lòng yêu nước
 Đất rền Trời tỏ
-> Nghệ thuật đối lập, diễn tả khung cảnh bão táp của thời đại với những biến cố lịch sử lớn lao. Nổi bật lên thế giặc xâm lăng tàn bạo và ý chí kiên cường bảo vệ Tổ quốc của người dân.
- Cái chết của các nghĩa sỹ: Trận đánh tuy thất bại nhưng tiếng thơm, thanh danh còn mãi-> Hi sinh vì sự tiến bộ.
=> Đoạn một là bệ đỡ vững chắc cho bức tượng đài sẽ được đắp lên ở những đoạn sau. 
2. Hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc
 * Hình ảnh người nông dân Cần Giuộc
 - Hoàn cảnh sống:
+ Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó: Âm thầm, lặng lẽ gắn bó với công việc mà vẫn đói rách.
+ Chỉ biết ruộng trâu >< Chưa quen cung ngựa, trường nhung
việc cuốc, việc cày vốn quen làm >< tập khiên, tập súng mắt chưa từng ngó.
-> Nghệ thuật đối lập, nổi bật hình ảnh người nông dân đích thực, sống trong một nền nông nghiệp lạc hậu, hoàn toàn xa lạ với việc binh đao.
- Thái độ khi có giặc xâm lăng:
+ Trông tin quan như trời hạn trông mưa-> khao khát đợI chờ chính sách đúng đắn, ý thức rõ với đất nước trong khi triều đình bạc nhược, ươn hèn.
+ Đối với giặc: muốn ăn gan, cắn cổ, ghét như ghét cỏ -> Từ ngữ mạnh mẽ, chân thực, giàu sắc thái nông dân Nam Bộ (bộc trực, dứt khoát)
- Hành động làm quân chiêu mộ: Nào đợi, không chờ, chẳng thèm...-> Tự nguyện, tự giác.
=> Bề ngoài họ đơn giản, bình dị nhưng yêu nước sâu sắc và căm thù giặc mãnh liệt.
* Đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây
- Trang bị: manh áo vải, ngọn tầm vong, rơm con cúi, lưỡi dao phay -> Chi tiết chân thực, đậm chất sống, cho thấy khi bước vào nơi sinh tử họ vẫn là một đám đông với những vật dụng đời thường.
-> Bức tượng đài ánh lên vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.
- Khí thế chiến đấu:
+ Xuất hiện nhiều động từ mạnh: đốt, chém, đánh, lướt, xô, hè, ó...
+ Động từ dứt khoát: Chém đặng, đốt xong, trối kệ...
+ Đối ý: Ta- địch, trang bị thô sơ - hiên đại
-> Tạo nhịp văn nhanh, mạnh, dứt khoát góp phần diễn tả một trận công đồn khẩn trương, quyết liệt và đầy hào hứng. Các nghĩa sĩ không quản ngại khó khăn, xốc tới trong sự tự tin và quyết tâm chiến thắng.
 3. Thái độ của nhà thơ
 a. Hiểu rõ nỗi đau mất nước
Đoái sông Cần Giuộc, Nhìn chọ Trương Bình, Sầ giăng -> cái chết gieo rắc khắp không gian một nỗi đau thương, mất mát.
 b. Cảm thương người thân
Mẹ - ngọn đèn khuya leo lét.
Vợ - cơn bóng xế dật dờ.
-> Chọn hình ảnh có khả năng diễn tả tâm trạng, hoàn cảnh; từ ngữ có sức biểu cảm lớn -> Nỗi đau sâu sắc không gì bù đắp.
c.Trân trọng người đã mất:
- Vì ai khiến... Thái độ cảm phục, một lòng 
 Vì ai xui... ngưỡng mộ, trân trọng sự tự nguyện xã thân vì nước của người dân Cần Giuộc.
 - Sống làm chi...thêm hổ -> phủ nhận lối sống cam chịu, đầu hàng, làm tay sai cho giặc, quên cả tổ tiên 
-> truyền thống dân tộc, khẳng định quan niệm chết vinh hn sống nhụccủa nời nghĩa sĩ nông dân.
 - Sống thờ vua... -> con người trung nghĩa trước sau 
-> vĩnh hằng trong lòng người đang sống -> trân trọng người đã mất.
d. Day dứt với số phận dân tộc
Ai cứu đặng một phường con đỏ? -> câu hỏi xoáy sâu vào lòng nhà thơ, vang lên lời kêu gọi đánh giặc cứu nước -> nội dung mới của bài văn tế.
III. TỔNG KẾT
 1. Nghệ thuật:
 - Thành công về xây dựng nhân vật.
- Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp trữ tình với hiện thực.
- Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, đậm chất Nam Bộ.
2. Nội dung:
- Tiếng khóc bi tráng về những người anh hùng thất trận
- Thể hiện tư tưởng nhân dân và tinh thần yêu nước của tác giả.
3. Hoạt động luyện tập
- Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có vị trí như thế nào trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và trong lịch sử văn học trung đại?
Gợi ý:
+ Có vị trí đặc biệt.:là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tương trung tâm trong sáng tác văn học
+ Có sự chuyển hướng sáng tác của ông: trước đó ông thường xây dựng hình tượng những tài tử giai nhân như Lục Vân Tiên, ông Tiều
+ Đối với lịch sử văn học Việt Nam cuối thế kỉ XĨ, bài văn tế đánh dấu sự ra đời của khuynh hướng văn chương yêu nước
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng( thực hiện ở nhà) 
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả. Anh chị hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Nắm vững kiến thức đã học.
- Học thuộc một số đoạn tiêu biẻu
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Soạn: Trả bài số 1
+ Xem lại đề, phân tích đề, lập dàn ý

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_19_20_doc_van_van_te_nghia_si_can_gi.doc