Giáo án Ngữ văn 11 tiết 17, 18, 19, 20

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 17, 18, 19, 20

Bi LẼ GHÉT THƯƠNG

 (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu

I. Mục tiu bi học :

 - Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

 - Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.

 - Bồi dưỡng thái độ yêu ghét phân minh, ý thức đấu tranh loại trừ cái xấu, gìn giữ cái tốt.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên : SGK, SGV, thiết kế bi giảng

2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, gợi mở, pht hiện, thảo luận nhóm, diễn giảng,

IV. Nội dung và tiến trình bài dạy :

 1. Kiểm tra bi cũ: Kiểm tra vở bi sồn của HS

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 17, 18, 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Đọc văn Ngày soạn: 20/09/09
Tiết: 17, ½ 18 Ngày dạy: 23/09/09
Bài 	LẼ GHÉT THƯƠNG
	 (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu	
I. Mục tiêu bài học :
 - Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt, xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
 - Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
 - Bồi dưỡng thái độ yêu ghét phân minh, ý thức đấu tranh loại trừ cái xấu, gìn giữ cái tốt.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : SGK, SGV, thiết kế bài giảng
 Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, gợi mở, phát hiện, thảo luận nhóm, diễn giảng,
IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : 
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài sồn của HS 
 2. Nội dung bài giảng : Vào bài: Ở Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp, có một nhà thơ mặc dù mù mắt nhưng tâm hồn lúc nào cũng sáng như sao Khuê, luôn đề cao đạo đức nhân nghĩa. Đó chính là nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
10’
40’
5’
* HĐ 1 : HD tìm hiểu tác phẩm:
s Trong phần tiểu dẫn nêu những nội dung gì về Truyện Lục Vân Tiên ?
Ø Nhận xét và bổ sung.
* HĐ 2 : HD tìm hiểu đoạn trích:
 Ø Gọi 1 HS đọc đoạn trích 
 Ø GV đọc lại và HD tìm hiểu các chú thích.
Ø Chia lớp thành 04 nhĩm trao đổi thảo luận
Ø Đọc câu hỏi thảo luận:
s Tìm điểm chung giữa các đời vua mà ơng Quán ghét và giữa những con người mà ơng Quán thương. Từ đĩ hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương thoe quan điểm đạo đức của NĐC ?
 Ø Mời đại diện nhĩm 2 trình bày kết quả thảo luận của nhĩm.
Ø Mời 3 nhĩm cịn lại bổ sung ý cịn thiếu.
 Ø GV nhận xét, khẳng định ý đúng, đánh giá và cho điểm.
s Nhận xét về cách dùng phép điệp và phép đối ở các cặp từ ghét, thương. Từ đĩ nêu giá trị nghệ thuật của phép tu từ đĩ?
Ø Nhận xét, chốt lại ý chính.
* HĐ 3 : kiểm tra đánh giá:
Nêu câu hỏi Luyện tập và gọi HS trả lời. 
GV nhận xét và cho điểm câu trả lời tốt.
Ä Dựa vào Tiểu dẫn trả lời câu hỏi.
Ä Chốt lại theo sự HD của GV.
Ä Đọc đoạn trích theo yêu cầu của GV, tìm hiểu các chú thích.
Ä HS chia theo nhĩm và chon nhĩm trưởng và thư ký.
Ä Các nhĩm trao đổi thảo luận.
Ä Đại diện nhĩm 2 trình bày kết quả thảo luận.
Ä Các nhĩm cịn lại lắng nghe và bổ sung các ý cịn thiếu
Ä HS chú ý theo dõi và chốt ý theo hướng dẫn của GV
Ä Phép điệp: từ ghét – thương điệp lại với tần số cao.
Phép đối: thể hiên sự phân định rạch rịi giữa thương và ghét.
Ä HS chú ý theo dõi và chốt bài
Trả lời câu hỏi Luyện tập.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Truyện “Lục Vân Tiên”:
 a). Thời gian sáng tác: được viết vào khoảng đầu năm 50 của TK XIX.
 b) Nội dung chính : Đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng về 1 xã hội tốt đẹp.
 c) Thể loại : Truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian.
 2. Vị trí đoạn trích: SGK.
II. Phân tích đoạn trích:
 1. Lẽ ghét thương của ông Quán:
 * Lẽ ghét:
 + Việc tầm phào ( vu vơ )
 + Đời Kiệt, Trụ: hoang dâm vơ độ
 + Đời U, Lệ: lắm chuyện rắc rối.
 + Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
 è Tất cả các triều đại trên đều có một điểm chung là chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân. 
 Tác giả đã đứng về phía nhân dân mà phẩm bình lịch sử.
 * Lẽ thương: 
 + “đức thánh nhân”
 + “thầy Nhan Tử”
 + “Gia Cát”
 + “Đổng Tử”
 + “Nguyên Lượng”
 + “Hàn Dũ”
 + “Liêm, Lạc”. 
 è Tất cả đều có tài, có đức và nhất là có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện.
 Niềm cảm thơng sâu sắc tận đáy lịng nhà thơ Đồ Chiểu
 * Cơ sở của lẽ ghét - thương theo quan niệm đạo đức của NĐC: xuất phát từ tình cảm thương yêu nhân dân, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc.
 2. Nghệ thuật:
 - Điệp từ: “ghét” lặp lại 12 lần, “thương” lặp lại 12 lần.
 - Đối từ: “ghétghét”, “thươngthương” và tiểu đối trong một câu thơ (“hay ghéthay thương”, “thương ghét, ghét thương”, “lại ghét, lại thương”). Ý nghĩa:
 + Biểu hiện sự trong sáng, phân minh trong tâm hồn tg: hai tình cảm ghét - thương không đối lập mà thống nhất với nhau; thương là cội nguồn của cảm xúc, ghét cũng là từ thương mà ra.
 + Tăng cường độ cảm xúc: thương và ghét đều đạt đến độ tột cùng, yêu thương rất mực và căm ghét cũng đến điều.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ – SGK.
(3’) 3. Củng cố: - Suy nghĩ của anh (chị) về tư tưởng của NĐC qua đoạn trích này ?
(2’) 4. Dặn dò : Đọc kĩ đoạn trích và học thuộc lòng. Xem lại bài làm văn số 1 để chuẩn bị cho tiết trả bài và làm bài làm văn số 2.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 5 Đọc thêm Ngày soạn: 20/09/09
Tiết: ½ 18, 19 Ngày dạy: 24/09/09
Bài CHẠY GIẶC - Nguyễn Đình Chiểu
 BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN - Chu Mạnh Trinh
I. Mục tiêu bài học :
 - Thấy được tình cảnh thống khổ của người dân trước sự xâm lược của bọn Pháp và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. 
- Thấy được một thời kì đau thương của dân tộc, bồi dưỡng tình cảm quê hương cao đẹp. 
- Thấy được vẻ đẹp của Hương Sơn qua ngòi bút của Chu Mạnh Trinh. 
 - Hiểu thêm về thể hát nói.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : SGK, SGV, thiết kế bài giảng 
 2. Học sinh : Đọc bài trước ở nhà.
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, diễn giảng,
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm : 
 A. Bài: CHẠY GIẶC
 Câu 1: Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược: 6 câu đầu.
 - “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”, “Bến Nghé của tiền tan bọt nước”, “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”.
 - Ngòi bút tả thực của tác giả được thể hiện qua hình ảnh người dân chạy giặc.
 Câu 2: Tâm trạng, tình cảm của tác giả: Đau xót, thương cảm trước tình cảnh lầm than của người dân vô tội.
 Câu 3: Thái độ của tg ở hai câu cuối: ngầm trách triều đình để người dân rơi vào tình cảnh lầm than.
 B. Bài: BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN 
 Câu 1. Câu thơ “Bầu trời cảnh Bụt”: Cảnh ở Hương Sơn là cảnh thần tiên, kì ảo, là tiên cảnh (cảnh Bụt) è Gợi cảm hứng cho lòng say mê vẻ đẹp kì ảo của HS. Không khí tâm linh của cảnh HS được thể hiện: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái – Lửng lờ khe Yến cá nghe kinh”.
 Câu 2. Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa: “Vẳng bên tai trong giấc mộng” : Du khách đang đắm mình trong cảnh đẹp thần tiên của HS như đang chìm trong giấc mộng, tưởng rằng mình đang ở trên tiên è tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.
 Câu 3. Nghệ thuật tả cảnh: tạo không gian tâm linh, kì ảo, kg tiên cảnh; màu sắc, âm thanh cũng nhuốm màu sắc tôn giáo.
Tuần: 5 Làm văn Ngày soạn:22/09/09
Tiết: 20 Ngày dạy: 26/09/09
Bài TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1.
I. Mục đích yêu cầu :
 - Củng cố kiến thức về văn nghị luận; phát hiện những lỗi còn mắc phải về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt,
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận.
 - Có ý thức sửa chữa những lỗi còn mắc phải.
II. Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : GA, SGK, bài viết của học sinh
 2. Học sinh : Chuẩn bị dàn ý trước ở nhàø.
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, diễn giảng,
IV. Nội dung và tiến trình bài dạy :
 1. Chuẩn bị :
 - Vào bài: Nhận xét chung về kết quả bài làm của HS (ưu, khuyết điểm). Hôm nay chúng ta sẽ rút kinh nghiệm cho bài làm văn số 1.
 2. Nội dung và tiến trình trả bài viết :
T
G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
20’
10’
5’
5’
* HĐ 1: HD HS định hướng dàn ý cho bài viết:
- Gọi hoặc cho HS xin phát biểu (2 HS) lập dàn ý lên bảng (tổng quát hoặc chi tiết)
- Gọi HS khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- GV nhân xét và lưu ý : bài viết cần sát với thực tế, nên đưa ra những suy nghĩ riêng của bản thân, cần có hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc theo một trình tự hợp lí.
 * HĐ 2: Sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và tư tưởng (nếu có):
- Nêu những lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt,
- Chọ một số lỗi trên viết lên bảng và gọi HS lên bảng sửa lại cho đúng.
- Tuyên dương những bài không có những lỗi trên, trình bày sạch đẹp, văn có bố cục, có cảm xúc,
- Nhắc nhở HS đọc lại và rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
* HĐ 3: Đọc bài văn khá giỏi:
 Nêu điển hình những bài viết tốt. Chọn một bài đọc cho cả lớp nghe và chỉ ra chỗ hay, sáng tạo và cả những hạn chế (nếu có)
* HĐ 4: Phát bài viết:
- Nhắc nhở HS đọc lại và rèn luyện thêm ở nhà để khắc phục những lỗi còn mắc phải
- Giải đáp những thắc mắc (nếu có)
Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.
A. TRẢ BÀI VIẾT 1:
* Đáp án và thang điểm:
 1. Về kĩ năng:
 Biết làm một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trong sáng; diễn đạt tốt, không mắc (rất ít) lỗi chính tả, ngữ pháp,
 2. Về kiến thức:
 HS cần làm rõ các ý sau:
 - Ngơi trường được xem là xanh – sạch – đẹp phải cĩ cây xanh bĩng mát, khơng cĩ rác 
 - Phải tích cực chăm sĩc cây xanh, khơng vứt rác bừa bãi, giữ phịng học thống mát
 - Phê phán những hành vi xấu: xả rác bừa bãi, 
 3. Tiêu chuẩn cho điểm:
 - Điểm 7: Nội dung phong phú, sáng tạo, ý rõ ràng, mạch lạc, thể hiện được quan điểm về vấn đề đang bàn luận, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,
 - Điểm 6: Nói được những cảm xúc thực, có thể còn vài sơ sót về diễn đạt, ngữ pháp
 - Điểm 4, 5: Nêu được cảm xúc, ý còn chưa mạch lạc, còn lỗi chính tả, ngữ pháp nhưng chưa nghiêm trọng
 - Điểm 3: Cơ bản nêu được cảm xúc nhưng chưa đầy đủ, còn nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt
 - Điểm 2: Ý còn sơ sài, bố cục, diễn đạt chưa rõ ràng, qua nhiều lỗi chính tả
 - Điểm từ 1 trở xuống: Không nêu được cảm xúc, hoặc quá sơ sài, viết luông tuồng không rõ bố cục, câu cú, chữ viết không cẩn thận,
B. RA ĐỀ BÀI VIẾT 2:
 Đề bài: Cảm nghĩ của anh, chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”(Trích: Thượng khinh kí sự).
 (5’) 3. Củng cố,dặn dị: 
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế.
 - Soạn bài: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 11 03 cot.doc