Tuần: 4 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Tiết: 13-14 Nguyễn Công Trứ
Ngày soạn: Ngày dạy:
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
HS hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
Hiểu đúng khái niệm “ngất ngưởng” để không nhằm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Thiết kế giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan, hướng dẫn HS chuẩn bị bài, dự kiến phương pháp dạy học.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, lưu ý từ ngữ khó hiểu, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài, lưu ý hoàn cảnh và môi trường mà Nguyễn Công Trứ đang sống.
Tuần: 4 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Tiết: 13-14 Nguyễn Công Trứ Ngày soạn: Ngày dạy: A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: HS hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. Hiểu đúng khái niệm “ngất ngưởng” để không nhằm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại. Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX. B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Thiết kế giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan, hướng dẫn HS chuẩn bị bài, dự kiến phương pháp dạy học. Học sinh: Đọc kĩ SGK, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, lưu ý từ ngữ khó hiểu, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài, lưu ý hoàn cảnh và môi trường mà Nguyễn Công Trứ đang sống. C/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Vào bài: - Thế nào là ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân được hiểu như thế nào? a. Giới thiệu bài: Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ mấy phen thăng giáng: có khi quan văn, có khi quan võ, có khi bị cách chức. Thơ văn ông thường thể hiện khát vọng tự do, thái độ khinh đời, ngạo thế, sự tự ý thcs về tài năng, phẩm chất và giá trị của bản thân bằng những phong cách vừa trào phúng, vừa là màu sắc triết lí có dư âm truyền thống, vừa hiện đại. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG. b. Tiến trình dạy và học: TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT 10 phút 40 phuùt 10 phuùt * HĐ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - GV nêu vài câu hỏi định hướng cho HS tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tác giả: + Quê hương, gia đình. + Con người. + Cuộc đời. + Sự nghiệp. - Nêu câu hỏi tìm hiểu chung về tác phẩm: + Dự đoán HCST? + Thể loại của bài thơ? + Phân chia bố cục? * HĐ 2: Hướng dẫn phân tích: - Yêu cầu HS đọc diễn cảm, lưu ý ngắt nhịp, giọng chắc khoẻ, khôi hài. - Yêu cầu HS lưu ý một số từ ngữ khó hiểu. - Hệ thống câu hỏi: + Em hiểu gì về câu thơ mở đầu? + Vì sao làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn làm quan? Nghệ thuật thể hiện? + Cách tự xưng của ông nói lên điều gì? - Nhận xét, chuyển ý. - Yêu cầu đọc đoạn 2. - Câu hỏi phân tích: + Thời gian cáo quan ông dùng để làm gì? + Điều gì lạ qua hành động và quan niệm sống? + Phân tích những từ ngữ chỉ tâm trạng? + Ông chỉ quan tâm đến những thú vui nào? - Câu hỏi thảo luận: Từ “ngất ngưởng” sử dụng mấy lần, ý nghĩa của từ ngất ngưởng? * HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết. - Ấn tượng chung về con ngươì tác giả qua bài thơ? - Lứa tuổi HS chúng ta có nên sống theo lối ngất ngưởng của NCT không ? Tại sao? - Dựa vào bài soạn trả lời. - Dựa vào tác phẩm, dự đoán HCST? - Thảo luận chi đoạn. - Đọc diễn cảm bài thơ. - Nêu cách hiểu những từ ngữ khó. - Trả lời cá nhân. - Phân tích tác dụng của nghệ thuật liệt kê, điệp từ. - Đọc đoạn thơ. - Trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm. - Nêu cảm nhận, phát biểu cảm nghĩ. I/ GIỚI THIỆU: 1/ Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Tên tự: Tồn Chất - Biệt hiệu: Hi Văn - Quê: Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tỉnh - Xuất thân trong gia đình Nho học, thi đỗ làm quan, lập nhiều công cho nhà Nguyễn. Con đường làm quan nhiều lúc thăng trầm. Có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa, kinh tế, quân sự. Sáng tác: hầu hết bằng chữ Nôm, dùng nhiều thể hát nói. - Ông luôn quan tâm đến cuộc sống của nhân dân nên ông được dân chúng lập miếu để tôn thờ. - Ông là người mở hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn. 2/ Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau năm 1848, lúc các quan về ở ẩn, sống một cuộc đời tự do thoải mái ông luôn thể hiện phong cách sống khác đời , tự do phóng túng, vượt ra ngoài khuôn khổ, đạo đức phong kiến, trên cơ sở tự ý thức về tài năng, phẩm chất và giá trị của mình. 3/ Thể loại: - Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ viết theo thể hát nói (ca trù), một thể thơ phóng khoáng. 4/ Bố cục: - Sáu câu đầu: Tài năng và địa vị. - 12 câu kết: Phong cách sống khác đời. - Câu kết: Khẳng định sự cá biệt độc đáo. II/ ĐỌC HIỂU: 1/ Ngất ngưởng tại triều đình: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ dã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.” Lúc bình Tây cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn thừa Thiên.” - Mở đầu là câu thơ chữ Hán trang trọng => Mọi việc trong trời đất đều có phận sự của ta. Thể hiện khẩu khí lớn. - Từ “vào lồng”: xem làm quan như một sự bó buộc, giam hãm, gò bó. - Dẫu sao, làm quan để thể hiện bản lĩnh, tài năng: khi Thủ khoa, khi Tham tán, lúc bình Tây -> Sử dụng phép liệt kê, điệp từ gắn với nhiều chức tước, công việc, không phải để khoe công trạng mà là niềm tự hào - Tự xưng: “tay ngất ngưởng”, “ông Hi Văn” => Tự tin, ngạo nghễ với đời. 2/ Ngất ngưởng khi cáo quan: * Hành động: Dành nhiều thời gian để sống tiêu dao qua những hình ảnh: - “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. - “Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi” - “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì.” -> Thủ pháp đối lập, nổi bật lối sống lạ, khôi hài. * Quan niệm sống: - Không lưu tâm đến chuyện được mất, khen chê của người đời. Dùng từ “dương dương”, “phơi phới” => Vui sướng, thoả thích. - Chỉ thích cầm kì, thi, tửu, sống tự do, phóng túng thuận theo tự nhiên. - Nhưng vẫn giữ được đạo lý ở đời, hết lòng phò vua giúp nước. 3/ Lời tuyên bố: “Chẳng Trái , Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.” Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”. -> Nhắc đến những người nổi tiếng, có sự nghiệp hiển hách thời Hán và Tống. - “Ngất ngưởng”: diễn tả một thái độ, một tinh thần vươn lên trên thế tục, một cách chơi ngông của kẻ có tài. - Tự coi mình là duy nhất, không ai sánh được, tự tách mình ra khỏi thế giới quan tù túng. Ý thức về tài năng, khẳng định về đạo vua tôi, vẫn giữ được đạo lý ở đời, hết lòng phò vua giúp nước. III/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ, trang 39. 3/ Củng cố: HS đọc lại bài thơ, nêu cảm nghĩ về quan niệm sống ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ? ? So sánh bài thơ « Bài ca phong cảnh Hương Sơn » (bài đọc thêm Tr. 50) với bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ giống và khác biệt gì (đặc biệt là từ ngữ)? Bài ca ngất ngưởng - Từ ngữ chỉ địa danh, quan chức: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, bình Tây, đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên - Từ ngữ chỉ sinh hoạt, giải (ca, tửu, cắc, tùng ) Bài ca phong cảnh ca - Từ chỉ tôn giáo: bụt, niệm Nam mô Phật, cúng, nghe kinh, chày kình, từ bi, công đức) ? So sánh bài thơ « Bài ca phong cảnh Hương Sơn » (bài đọc thêm Tr. 50) với bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ giống và khác biệt gì (đặc biệt là từ ngữ)? Bài ca ngất ngưởng Từ ngữ chỉ địa danh, quan chức: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, bình Tây, đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên - Từ ngữ chỉ sinh hoạt, giải (ca, tửu, cắc, tùng ) Bài ca phong cảnh ca Từ chỉ tôn giáo: bụt, niệm Nam mô Phật, cúng, nghe kinh, chày kình, từ bi, công đức) ? Đối với nhà nho, đi nghe hát có phải là ngất ngưởng không? Vì sao? - Nguyễn Công Trứ đã nhận đây là thú chơi tao nhã của nhà nho, điều này trước nguyễn Công Trứ ít nhà nho nào dám đưa vào trong thơ. Đây chính là sự ngất ngưởng của ông. Ông dám đề cao thú hát nói, bày ra sự gần gũi của mình với các ca nhi ả đào. 4/ Dặn dò: - Học bài: Thuộc lòng bài thơ, phân tích được cảm hứng chủ đạo “ngất ngưởng”, nắm ý phần ghi nhớ. - Soạn bài: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT + Đọc SGK, tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, sưu tầm giai thoại. + Phân nhóm, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài. D/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: