Giáo án Ngữ văn 11 tiết 113, 114: Đọc văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( trích: Những người khốn khổ) -- Huy Gô

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 113, 114: Đọc văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( trích: Những người khốn khổ) -- Huy Gô

Tuần 29

 Đọc văn

 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

( TRÍCH: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ)

-- HUY GÔ.

TIẾT 113,114

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Xác định bố cục của bài, điều đó chứng tỏ nghệ thuật của Huy Gô tạo dựng tình huống đầy kịch tính.

- Khám phá thao tác nghệ thuật mà tác giả sử dụng để xây dựng Gia- ve thành nhân vật đáng ghét.

- Tìm hiểu ngòi bút nghệ thuật tinh tế của Huy Gô thể hiện tình thương yêu của Giăng - van - giăng đối với Phăng tin, qua đó toát lên tình cảm của nhà văn đối với những người khốn khổ.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1686Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 113, 114: Đọc văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( trích: Những người khốn khổ) -- Huy Gô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Đọc văn 
 người cầm quyền khôi phục uy quyền
( trích: những người khốn khổ)
-- Huy gô..
Tiết 113,114
Ngày soạn: 30/3/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Xác định bố cục của bài, điều đó chứng tỏ nghệ thuật của Huy Gô tạo dựng tình huống đầy kịch tính.
- Khám phá thao tác nghệ thuật mà tác giả sử dụng để xây dựng Gia- ve thành nhân vật đáng ghét.
- Tìm hiểu ngòi bút nghệ thuật tinh tế của Huy Gô thể hiện tình thương yêu của Giăng - van - giăng đối với Phăng tin, qua đó toát lên tình cảm của nhà văn đối với những người khốn khổ.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ.:
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
Đ Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn.
- HS đọc phần tiểu dẫn SGK -Tr141
 GV: Em hãy chỉ ra những nét chính trong cuộc đời của Huy-gô?
- Thông qua cuộc đời của nhà văn, em hãy nhận xét về tư tưởng của Huy-gô? Vì sao có sự chuyển biến đó?
- GV chốt lại sự chuyển biến trong tư tưởng của Huy-gô: 
- HS đọc tóm tắt tắt tác phẩm.
- GV yêu cầu HS nêu tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của mình.
- GV nhận xét, bổ sung.
Đ Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản:
 + Đọc to, rõ ràng, thể hiện đợc kịch tính, xung đột giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-Giăng. 
 + Chú ý ngôn ngữ, thái độ của Gia-ve và Giăng Van- Giăng.
- GV: Nêu vị trí và nội dung trích đoạn?
- HS xác định bố cục trích đoạn.
- GV: Người cầm quyền ở đây ứng với nhân vật nào? Gia-ve hay Giăng-Văn Giăng?
- HS trả lời, GV nhận xét.
Ngôn ngữ và hành động.
Thái độ trước người bệnh.
Trớc cái chết của Phăng-tin
CH:Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng ngôn ngữ, hành động các nhân vật của tác giả?
+ GV liên hệ với các tác phẩm văn học khác của Việt Nam: Tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”- Hồ Biểu Chánh, “Truyện Kiều” Nguyễn Du để học sinh thấy rõ sự giao thoa của các nền văn học Phương Đông và Phương Tây. 
CH: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích?
+ HS trả lời GV nhận xét bổ sung.
+ Chi tiết nụ cười trên đôi môi và khuôn mặt rạng rỡ của Phăng-tin sau khi chị đã chết nói lên điều gi?
Hoạt đông 3: Bài tập nâng cao.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả:
- Quê quán.
- Hoàn cảnh xuất thân.
- Đường đời:
+ Tài năng thơ bộc lộ từ rất sớm và đạt được thành công ngay từ đầu.
+ 7/ 1830 Huy-gô trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực. 
+ 1851 sống lưu vong ở nước ngoài 19 nămđ xuất hiện nhiều kiệt tác lưu hành khắp Châu Âu.
+ 1870 trở về nước tiếp tục đứng về phía cộng hoà, lên tiếng bênh vực các chiến sĩ công xã Pa-ri khi họ bị đàn áp.
đ Tư tưởng của Huy-gô đã có sự chuyển biến từ “bóng tối đến ánh sáng”. Ông là một nhà văn dấn thân, một nhà chính trị tự do đã hoạt động phục vụ cho những lí tưởng nhân đạo cao cả.
2. Tác phẩm
- Tóm tắt: (SGK- 142)
 -Tiểu thuyết “Những ngời khốn khổ” xuất bản 1862. Là một bộ tiểu thuyết đợc nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác của Huy-gô.
Phần 1:
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phăng - Tin
Cô -Dét
Ma-ri-uýt
Tình ca phố Pơ-luy-mê
 và anh hùng ca phố
 Xanh Đơ-ni
Giăng Van - Giăng.
Tác phẩm
 gồm năm
 phần
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc.
- Giải thích từ khó.
- Vị trí: Nằm ở cuối phần thứ nhất (phần 4- quyển 8)
- Nội dung trích đoạn.
- Bố cục:
+ Phần 1: GiăngVan-Giăng cha mất hẳn uy quyền.
+ Phần 2: GiăngVan-Giăng đã mất hết uy quyền trước 
tên thanh tra mật thám Gia-ve.
+ Phần 3: GiăngVan-Giăng “khôi phục uy quyền” của mình
II. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật Gia-ve và Giăng Văn – Giăng
Gia-ve
Giăng Văn – Giăng
+ Mau lên: Tiếng thú gầm.
+ Cứ đứng lì một chỗ, phóng vào Giăng Văn- Giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt.
+ Nắm lấy cổ áo ông thị trởng.
+ Cái cười ghê tởm phô tất cả hai hàm răng.
+ Quát tháo trong bệnh xá. 
+ Không hề đếm xỉa gì đến người bệnh gần đất xa trời.
+ Tàn nhẫn nói toạc ra những thông tin về Cô-dét.
+ Vùi dập tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin bằng lời tuyên bố ông Ma-đơ -len không còn là thị trưởng
+ Gia-ve vẫn tiếp tục quát tháo và dục Giăng Văn-Giăng.
đ Lạnh lùng trước nỗi đau khổ của con người.
+ Nói với Phăng-tin: nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
+ Nói với Gia-ve “Tôi biết là anh muốn gì rồi”
đ Trấn an Phăng-tin.
+ Nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve.
+ Cầu xin Gia-ve 3 ngày để đi đón Cô-dét
+ ân cần, không muốn làm Phăng-tin bị tổn thương.
+ Cố giấu những thông tin về Cô-dét.
+ Hành động quyết liệt: Giật thanh giờng bằng sắt để doạ Gia-ve.
+ Đau đớn trước cái chết của Phăng-tin.
+ Thì thầm bên tai người chết.
đ Đồng cảm, xót xa trước nỗi đau của con người. 
* ý nghĩa
- Tạo kịch tính cho câu chuyện.
- Khắc hoạ tính cách nhân vật:
 + Gia-ve giống nh một con ác thú.
 + Giăng Văn-Giăng là ngời nhân hậu, biết đồng cảm, thơng xót những ngời khốn khổ, bất hạnh.
- Chủ đề:
 + Ca ngợi tình thương yêu bao la của con ngời đối với con ngời nhất là những ngời khốn khổ.
 + Huy –gô muốn gửi gắm thông điệp về tình thương của mình với những kiếp ngời dưới đáy của xã hội ở mọi thời đại. 
b. Đặc sắc nghệ thuật.
- Đối lập: ngôn ngữ, hành động, thái độ của các nhân vật.
Phăng-tin>< Gia-ve
Nạn nhân>< Đao phủ.
Giăng Văn-Giăng>< Gia-ve
 Ngời anh hùng>< Cường quyền
- Chi tiết hình ảnh:
+ Nụ cười trên đôi môi và khuôn mặt rạng rỡ của người đã chết.
 Thực tế Phăng - tin đã chết điều này không thể xảy ra.
 Người chứng kiến hình ảnh ấy là bà xơ Xem-plíchđ Người không bao giờ biết nói dối.
ị Ngòi bút lãng mạn của Huy-gô.
- Ngôn ngữ tinh tế.
III. Bài tập nâng cao.
Tấm lòng của Huy-gô đối với những người khốn khổ trong đoạn trích. 
- Nắm được nội dung của bài
- Làm bài tập nâng cao
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • doc113,114 Nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen'.doc