I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được tiểu sử, vị trí vai trò của V. Huy-gô đối với văn học Pháp và văn học thế giới thế kỷ XIX.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Gia-ve.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục lòng kính trọng và thương yêu con người.
4. Hình thành năng lực
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình học tập
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HV
1. Giáo viên
- Giáo án, sgk
- Phiếu bài tập.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Học viên
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.
- Đồ dùng học tập
Tiết 101: - Văn học NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích: Những người khốn khổ) - V. Huy-gô - I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được tiểu sử, vị trí vai trò của V. Huy-gô đối với văn học Pháp và văn học thế giới thế kỷ XIX. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Gia-ve. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật. 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính trọng và thương yêu con người. 4. Hình thành năng lực - Năng lực thẩm mỹ - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình học tập - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân. II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HV 1. Giáo viên - Giáo án, sgk - Phiếu bài tập. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Học viên - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. - Đồ dùng học tập III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp dạy học nêu vấn đề - Phương pháp dạy học nhóm - Phương pháp phát vấn, đàm thoại - Phương pháp thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới A. Khởi động: 4’ - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tôi là ai? - GV nhận xét, chốt ý và dẫn dắt vào bài V. Huy-gô là nhà văn chủ nghĩa nhân đạo, ông là cha đẻ của văn học lãng mạn Pháp. Quan điểm sống và tư tưởng sáng tác của V. Huy-gô gắn liền với tình yêu thương. Tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tài năng của ông qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền trích từ bộ tiểu thuyết nổi tiếng Những người khốn khổ một tác phẩm nổi bật cho tư tưởng sáng tác và sự nghiệp của V. Huy-gô. (Trình chiếu 1- GV giới thiệu cấu trúc bài học) B. Hình thành kiến thức: 34’ (Trình chiếu 2). H. ĐỘNG GV & HV NỘI DUNG KIẾN THỨC * HĐ 1: HDHV Tìm hiểu phần Tìm hiểu chung(15’) (Trình chiếu 2). - V. Huy-gô sinh ngày 26/2/1802 ở Bơ-zăng-xông, mất ngày 22/5/1885 tại Pari. (Trình chiếu 3) Nước Pháp nằm ở khu vực Tây Âu với diện tích, dân số (hơn 64tr dân), đất nước nằm giữa hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. (Trình chiếu 4) Thủ đô là Pari – kinh đô ánh sáng, là một trung tâm văn hóa lớn của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhất. GVMR: Từ một thần đồng thơ ca của nước Pháp (15 tuổi đạt giải thơ của Viện hàn lâm, 20t in tập thơ đầu tay), xuất thân là quý tộc, thành một nhà văn lãng mạn, có tư tưởng tự do, dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động, do phản đối vua Luis Napoleoong ông đã phải sống lưu vong 19 năm tại nước ngoài. - Có một sự gặp gỡ giữa V. Huy-gô với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du ở những điều trông thấy mà đau đớn lòng, trong sự nghiệp sáng tác của mình Huy-gô luôn hướng ngòi bút tới những kiếp người khốn khổ của xã hội để ngợi ca và yêu thương họ. (Trình chiếu 5) - Gia tài nghệ thuật đồ sộ của ông: gồm 10 tác phẩm kịch, 10 bộ tiểu thuyết, 15 tập thơ cùng hàng ngàn bài viết phê bình, tranh vẽ. (Trình chiếu 6) - V. Huy-gô là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông nơi chỉ dành cho vua chúa và các danh tướng. Để tưởng nhớ ông người ta dựng tượng đài, trên tờ 10 fwang của Pháp có in hình của ông; kỉ niệm 200 năm ngày mất Bưu chính Việt Nam cũng in tem mang hình ông. (Trình chiếu 7) Xuân Diệu nhận xét - Chuyển giao nhiệm vụ: ? Tác phẩm“Những người khốn khổ” được chia làm mấy phần? Tên gọi của từng phần? (Trình chiếu 8) Thế kỷ XIX- đầy bão tố CM: với chiến tranh mở rộng thuộc địa của Pháp, CM công nghiệp,. (Trình chiếu 9) Cấu trúc đồ sộ gồm 5 phần, nhiều quyển, nhiều chương, hơn 2.000 trang, hàng trăm nhân vật. - Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. ? Quan sát các bức tranh trên hãy tóm tắt nội dung của tác phẩm? (Trình chiếu 10) - GV rút ra nội dung của tp. - Chuyển giao nhiệm vụ: ? Vị trí và bố cục của đoạn trích? - Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan (Săng-ma-chi-ơ), Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Gia-ve sau nhiều năm kiên nhẫn bây giờ mới tóm được con mồi của mình, trong khi thực thi nhiệm vụ đã gây nên cái chết của Phăng-tin. ? Em hiểu như thế nào về nhan đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. + Gia-ve: luôn nghi ngờ thị trưởng MDL là GVG nhưng vẫn phải phục tùng ông thị trưởng, nay ông Ma-đơ-len đã tự thú là Giăng Van-giăng, là tội phạm -> tên thanh tra mật thám khôi phục quyền hành của hắn. GV: Quyền uy của tình thương, lòng nhân ái, quyền lực của chính nghĩa đã chiến thắng cường quyền, bạo lực. I- TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả V. Huy-gô (1802 - 1885) - Cây đại thụ, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX. - Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì sự tiến bộ của thời đại. - Các sáng tác của ông gắn liền với thế kỉ XIX; nội dung đều thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ. - Sự nghiệp sáng tác phong phú và đồ sộ. - Năm 1985, ông được tôn vinh Danh nhân văn hóa thế giới. 2. Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” a. Xuất xứ: xuất bản năm 1862. b. Cấu trúc: đồ sộ - Phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin - phần thứ hai: Cô – dét - phần thứ ba: Ma - ri – uýt - phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ ni - phần thứ năm: Giăng Van-giăng. c. Tóm tắt tác phẩm -> Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pa-ri và nước Pháp ba thập kỷ đầu thế kỷ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van- giăng từ khi được ra tù đến khi qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là tình thương. 3. Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” a. Vị trí: thuộc Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin. b. Bố cục: 3 phần. c. Ý nghĩa nhan đề: Do tác giả đặt và nó gợi ra nhiều suy nghĩ. + Giăng Van-giăng: Khi GVG tư thú, ông đã mất hết uy quyền của thị trưởng, phải phục tùng và nhún nhường trước GV. Nhưng với sự cố Phăng-tin tắc thở(do sự tàn nhẫn, lạnh lùng của GV) thì tình thương, lòng nhân ái trỗi dậy khiến GVG khôi phục lịa uy quyền của mình, làm cho Gv cảm thấy run sợ.-> người khôi phục uy quyền chính là Giăng-van-giăng. * HĐ 2: HDHV Đọc hiểu Văn bản (15’) - Nhân vật GVG và GV là cặp đôi đối lập. GV người đồng hành của GVG trong suốt toàn bộ tiểu thuyết, rất trách nhiệm, mẫn cán nhưng bên cạnh còn nhiều mặt trái. - Gọi HS đọc phân vai. + người dẫn truyện + Phăng-tin: yếu ớt, sợ hãi. + Giăng Van-giăng: nhẹ nhàng, điềm tĩnh. + Gia-ve: hống hách, quát lớn. - Chuyển giao nhiệm vụ: ? Phát hiện những chi tiết được tác giả sử dụng nhằm khắc họa chân dung nhân vật Gia –ve? ? Những chi tiết mà Huy- Gô sử dụng để miêu tả Gia- ve nhằm quy chiếu về một ẩn dụ, hình ảnh ẩn dụ đó là gì? - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. GVMR: V.Huy-gô miêu tả Gia-ve. GV liên hệ: Nhân vật Chí Phèo. GV liên hệ thực tế: ? Trong thực tế đời sống ngày nay, có còn những người cầm quyền, thực thi pháp luật như Gia-ve không? ? Theo em, người thực thi pháp luật phải hội tụ những đức tính gì? II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Nhân vật Giave a. Chân dung của Gia-ve - Bộ mặt gớm ghiếc - Giọng nói: tiếng thú gầm. - Cặp mắt: như cái móc sắt - Điệu cười: ghê tởm -> Ác thú. b. Thái độ và hành động * Với Giăng Van-giăng - Ngôn ngữ: xưng hô: mày – tao -> hống hách. - Hành động: quát tháo, đứng lì, túm lấy cổ áo.-> hành động lỗ mãng, ngang ngược, tác oai tác quái. - Khi bị Giăng Van- giăng phản kháng (bẻ thanh sắt đe dọa) thì Gia-ve lại run sợ, không dám gọi lính tráng cũng không dám tấn công Giăng Van-giăng. -> nể sợ sức mạnh và bản lĩnh của Giăng Van-giăng. * Với Phăng-tin - Ngôn ngữ: quát chửi, xưng hô thô bỉ: con này, gái điếm - Hành động: nói toạc ra hết mọi chuyện về con gái Phăng-tin. + Không quan tâm đến người bệnh mà chỉ quát tháo. + Tuyên bố Mađơlen không phải là thị trưởng.-> Dập tắt hi vọng cuối cùng của Phăng tin. + khi Phăng-tin chết: Phát khùng hét lên Đừng lôi thôi!..Tôi không đến đây để nghe lí sự. -> là một con người vô nhân đạo, vô cảm trước nỗi đau của người khác. => Bằng nghệ thuật so sánh, phóng đại, ẩn dụ. Tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật Gia-ve là một kẻ bất lương, lạnh lùng, tàn nhẫn, thiếu lương tâm, bản chất một con ác thú. - Tố cáo phê phán xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX. C. Luyện tập, vận dụng (2’) - Chuyển giao nhiệm vụ: Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Ai được đánh giá là “nhà thơ nhà soạn kịch, nhà tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XIX? a. Ban-zắc b. Ta-go c. Pus-kin d. Huy-gô Câu 2: Thông điệp mà V. Huy-gô gửi gắm qua tiểu thuyết Những người khốn khổ là gì? a. Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. b. Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác. c. Chết chẳng là gì. Không sống mới đáng sợ d. Bất hạnh làm nên con người. Giàu sang tạo nên quái vật Câu 3: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì? a. Kẻ sát nhân b. Thiên thần c. Ác thú d. Đấng cứu rỗi linh hồn Câu 4: Hình tượng nhân vật Gia-ve khiến em liên hệ đến vấn đề nào trong đời sống? a. Cường quyền, bạo lực b. Tình thương, lòng nhân ái c. Lí tưởng, hoài bão d. Yếu đuối, tuyệt vọng - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chọn phương án đúng. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, chốt ý. D. Tìm tòi, mở rộng: 1’ GV giao bài tập về nhà. - Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Những người khốn khổ - Tìm hiểu thêm về nhà văn V. Huy-gô. E. Trải nghiệm, sáng tạo (1’) - Vẽ chân dung nhân vật Gia-ve theo trí tưởng tượng của bản thân. - Sân khấu hóa đoạn trích. 4. Củng cố : 1’ - Khắc sâu kiến thức bài học. 5. Dặn dò: 1’ - VN học bài và chuẩn bị phần bài tiếp theo. Phiếu học tập: Tìm hiểu nhân vật Giăng Van-giăng - Hoàn cảnh, tâm trạng của Giăng Van-Giăng trước và trong đoạn trích? - Thái độ của Giăng Van-Giăng đối với Gia-ve khi Phăng-tin còn sống và sau khi Phăng-tin chết? Nguyên nhân sự thay đổi trong thái độ của Giăng-van-giăng đối với Gia-ve - Thái độ của Giăng Van-Giăng đối với Phăng-tin (trước sự hoảng hốt của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện và trước linh hồn của Phăng-tin) ? .//.
Tài liệu đính kèm: