Giáo án Ngữ văn 11 tiết 101: Đọc văn Về luân lí xã hội ở nước ta ( trích Đạo đức và luân lí đông tây) - Phan Châu Trinh

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 101: Đọc văn Về luân lí xã hội ở nước ta ( trích Đạo đức và luân lí đông tây) - Phan Châu Trinh

Tuần 26

 Đọc văn

 VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

( TRÍCH ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÍ ĐÔNG TÂY)

- PHAN CHÂU TRINH-

TIẾT 101

Ngày soạn: 09/3/2008

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề dân trí của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta - một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc nhằm mục đích giành lại độc lập tự do.

- Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua một đoạn trích có lập luận tương đối chặt chẽ, có cách diễn đạt khá dung dị, dễ hiểu cùng với giọng điệu chân thành nhiều khi thống thiết.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1799Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 101: Đọc văn Về luân lí xã hội ở nước ta ( trích Đạo đức và luân lí đông tây) - Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Đọc văn 
 về luân lí xã hội ở nước ta
( trích Đạo đức và luân lí đông tây)
- phan châu trinh-
Tiết 101
Ngày soạn: 09/3/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề dân trí của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta - một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc nhằm mục đích giành lại độc lập tự do.
- Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua một đoạn trích có lập luận tương đối chặt chẽ, có cách diễn đạt khá dung dị, dễ hiểu cùng với giọng điệu chân thành nhiều khi thống thiết.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ.:
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
CH: Nêu nội dung phần tiểu dẫn?
CH: Chia bố cục tác phẩm?
CH: Tác giả quan niệm như thế nào về luân lí xã hội ở VN?
CH: Dựa vào điều gì mà tác giả khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội?
CH: Khát vọng được thể hiện ntn khi nhắc tới luân lí xã hội ở phương Tây?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Tiểu dẫn.
*Tác giả: 
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926) quê quán Quảng Nam, là một nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử VN đầu thế kỉ XX.
- Cả cuộc đời hoạt động xã hội với mong muốn cải tiến xã hội, đem lại tự do, đời sống no đủ cho nhân dân, đất nước.
* Sáng tác: nhiều thể loại nổi tiếng với văn chính luận với lập luận đanh thép và đầy tính hùng biện.
+ Tỉnh quốc hồn ca I,II ( 1907,1922).
+ Giai nhân kì ngộ diễn ca ( 1915)
* Tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của bài đạo đức về luân lí Đông Tây ( gồm 5 phần chính) được PCT diễn thuyết vào 
đêm 19/11/1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn.
II/ Đọc - bố cục.
1. Đọc.
2. Bố cục: 3 phần
- Phần I: Nêu vấn đề : Luân lí xã hội ở VN chưa có khái niệm và luân lí quốc gia bị tiêu vong.
- Phần II: Luân lí xã hội ở phương Tây ( Pháp) và thực tế luân lí xã hội ở nước ta.
- Phần III: Bày tỏ khát vọng mong muốn
III/ Đọc hiểu.
1. Quan niệm về luân lí xã hội của tác giả.
- ở Phương Tây luân lí xã hội phát triển qua 3 giai đoạn: gia đình, quốc gia, xã hội.
- ở VN: thời đó luân lí gia đình và xã hội bị tiêu vong nên dẫn tới tình trạng bị mất nước. Còn về luân lí xã hội đang cổ vũ ở Phương Tây thì người dân tac chưa có ý niệm gì.
+ Hai chữ thiên hạ với cái chủ ý bình thiên hạ đã mất từ lâu.
+ Người dân mình thì ai chết mặc ai. Gặp người yếu bị bắt nạt cũng làm ngơ.
+ Không phát huy được tinh thần đàon kết.
+ Trí thức tham quyền chỉ biết có Vua không biết có dân, dựng nên luật pháp phá tan tành đoàn thể của quốc dân.
+ Vua quan không quan tâm tới dân.
+ Một người làm quan cả nhà có phước, đua chen mua quan bán tước.
* Với dẫn chứng cụ thể, lối lập luận sắc bén, lí lẽ cụ thể chân thực tác giả đã khẳng định chứng tỏ nước ta thời đó chưa có luân lí xã hội. 
- Thái độ của tác giả:
+ Xót xa trước thực tại của người dân.
+ Đả kích bọn vua quan phong kiến đương thời.
2. Khát vọng của tác giả.
- ở phương Tây luân lí xã hội thể hiện rất rõ và tiến bộ, ông mong muốn ở nước mình cũng được như thế.
- Khát vọng đó đặt trong mối quan hệ giữa ý thức công dân gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do và độc lập.
+ Có ý thức tương trợ lẫn nhau giữa cá nhân với nhau.
+ Mỗi người phải hiểu và làm tròn ý thức công dân.
+ Tinh thần hợp tác của con người vượt lên cả ranh giới dân tộc và lãnh thổ.
IV/ Tổng kết.
- Thể hiện sức hấp dẫn của văn diễn thuyết:
+ Lập luận rõ ràng mạch lạc
+ Lời văn giàu cảm xúc
- Nêu cao ý thức dân chủ đánh đổ chế độ phong kiến.
- Nắm được nội dung của bài
- Làm bài tập nâng cao
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 101 Ve luan li xa hoi o nuoc ta.doc