Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 71

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 71

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Cảm nhận được giá trị sâu sắc của đoạn trích : Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa.

2.Kỹ năng:

 Đọc- hiểu văn bản văn học.

3.Thái độ:

Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, bất công và cảm phục nhân cách sống của nhà văn, lương y Lê Hữu Trác.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất cần hướng tới:

- Năng lực chung: Sử dụng ngôn ngữ, thể chất, thẩm mĩ

- Năng lực chuyên biệt: Đọc, tóm tắt, đóng vai, tạo lập văn bản.

- Phẩm chất hướng tới: cảm xúc thẩm mĩ,

II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:

1. Hình thức: Nội khoá

2.Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, hoạt động nhóm, phương pháp vấn đáp.

3. Kĩ thuật dạy học: Chia sẻ nhóm đôi, tia chớp.

 

doc 279 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1722Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 71", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16/8/2016
 Tiết1
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượngkinh kí sự - Lê Hữu Trác)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Cảm nhận được giá trị sâu sắc của đoạn trích : Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa.
2.Kỹ năng:
	Đọc- hiểu văn bản văn học.
3.Thái độ:
Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, bất công và cảm phục nhân cách sống của nhà văn, lương y Lê Hữu Trác.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất cần hướng tới:
- Năng lực chung: Sử dụng ngôn ngữ, thể chất, thẩm mĩ
- Năng lực chuyên biệt: Đọc, tóm tắt, đóng vai, tạo lập văn bản.
- Phẩm chất hướng tới: cảm xúc thẩm mĩ, 
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1. Hình thức: Nội khoá
2.Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, hoạt động nhóm, phương pháp vấn đáp.
3. Kĩ thuật dạy học: Chia sẻ nhóm đôi, tia chớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu, tranh chân dung Lê Hữu Trác, cuốn Thượng kinh kí sự - bản dịch tiếng Việt, cuốn Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 1)
 	2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, vở soạn, sgk 
 IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
11C
Tiết
Thứ
Ngày/tháng/năm
Sĩ số
Tên HS vắng
11G
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới: 
a. Hoạt động 1 - Khởi động: 
 GV: Giới thiệu chân dung Lê Hữu Trác và nêu CH: Theo anh/chị, Lê Hữu Trác có phải là ông Lười như bút hiệu ông tự đặt không vì sao?
(HS trả lời: Ông Lười chỉ là cách đặt bút hiệu theo kiểu hài hước, dân dã, nhưng cũng rất đúng khi ông nói lười trong thái độ thờ ơ với công danh phú quí, trong lối sống tự do thanh cao nơi rừng núi quê nhà) => GV vào bài.
 	b. Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS
Nôi dung kiến thức cơ bản
GV: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS qua CH
CH: Trình bày những nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác.
HS: chia sẻ nhóm đôi => trả lời.
GV: Tổng kết.
GV: Bổ sung cho HS kiến thức về Thể kí.
HS: Đọc, kể, chia bố cục.
(KT: Chia sẻ nhóm đôi).
CH: Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa qua cái nhìn và cảm nhận trực tiếp của nhà văn được miêu tả như thế nào?
HS: hoạt động nhóm.
=> Trả lời.
GV: Tổng kết.
GV: Chuyển giao NV cho HS qua CH sau:
CH: Thái độ và tâm trạng của tác giả được thể hiện qua đoạn trích như thế nào?
GV sử dụng KT tia chớp.
HS: Trả lời.
GV: tổng kết.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS qua CH:
CH: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích?
HS: Chia sẻ nhóm đôi, trả lời
GV: tổng kết
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tiểu dẫn:
* Vài nét về tác giả Lê Hữu Trác:
- Hầu như suốt đời gắn bó với quê ngoại Hương Sơn- Hà Tĩnh.
- Sự nghiệp y thuật (Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh 66 quyển, soạn trong gần 40 năm), chứng tỏ Lê Hữu Trác là nhà y học, nhà văn, nhà thơ lớn.
- Là người khiêm khốn, nhân hậu, có biệt tài chữa bệnh, y đức sáng ngời, không màng danh lợi, chỉ thích nghiên cứu y lí, viết sách, mở trường dạy học, chữa bệnh cứu người và sáng tác thơ di dưỡng tinh thần.
* Về tác phẩm Thượng kinh kí sự (1782- 1785): 
- In ở phần cuối bộ Y tông tâm lĩnh như một phụ lục ghi chép lại chuyến đi từ Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long để chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Biết bệnh thế tử nan y không thể chữa, chúa và các quan lại không tin tưởng vào cách chữa của mình, càng lo sợ tai vạ và chán ghét công danh, Lãn Ông lại trở về núi cũ trong tâm trạmg hân hoan, vui mừng.
* Về thể kí sự:
Thể loại văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh, xuất hiện ở VN từ TK XVIII.
2. Đọc văn bản:
* Đọc- từ khó:
- Đọc diễn cảm bản dịch: Cách đọc chậm rãi, từ tốn, chú ý một số câu thoại, lời của quan chánh đường, lời của thế tử, lời người thầy thuốc trong phủ, lời tác giả...
* Bố cục: 4 đoạn
- Đoạn 1 từ đầu => chầu ngay: mở truyện- lí do vào phủ theo lệnh của chúa.
- Đoạn 2: tiếp đến cho thật kĩ: Cảnh mắt thấy, tai nghe trên đường vào phủ chúa.
- Đoạn 3: tiếp đến khác chúng ta nhiều: Khám bệnh và kê đơn.
- Đoạn 4 còn lại.
Nhận xét: Bố cục mạch lạc, tả theo trình tự thời gian và sự việc, chọn ngôi kể thứ nhất xưng tôi, tái hiện những điều tự người viết chứng kiến và cảm nhận.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1- Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa qua cái nhìn và cảm nhận trực tiếp của tác giả:
* Quang cảnh nơi phủ chúa được kể - tả lại từ những điều trực tiếp mắt thấy, tai nghe lần đầu của tác giả rất cụ thể và ssống động. Lần lượt theo chõn của người dẫn đường, có khi cùng với quan chánh đường Hoàng Đình Bảo, một sủng thần của Trịnh Sâm- Đặng Thị Huệ, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần.
- Cảnh ngoài: 
+Mấy lần cửa, vườn hoa, quanh co hành lang, điếm Hậu mã, ngôi nhà lớn Đại đường lộng lẫy, phòng trà...
+ Các quan lại, khách khứa, người giúp việc bảo vệ, phục dịch đi lại nườm nượp; thị vệ nghiêm trang cảnh giác...
- Cảnh nội cung: Trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.
- Nhiều thủ tục rườm rà nhiêu khê: 
+Bữa ăn sáng của tác giả ở điếm Hậu mã
+ Cảnh mọi người chầu hầu thế tử
+ Cảnh chào lạy và xem hầu mạch, khám bệnh cho thế tử.
+ Cảnh chẩn bệnh, kê đơn.
- Trong mhững cảnh trên, có lẽ chi tiết tả cảnh thế tử cười, khen ông già thầy thuốc lạy mình khéo là chi tiết đắt giá nhất. Vì nó vừa chân thực, vừa đậm chất hài hước kín đáo. nó không chỉ là cảnh sinh hoạt giàu sang, đài các của gia đình nhà chúa mà còn nói lên quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp nhỏ của các thầy thuốc hầu hạ và thái độ kín đáo khách quan của người kể.
-> Giá trị chân thực của đoạn trích là ở chỗ tác giả vẽ được bức tranh chi tiết về cảnh sống xa hoa, giàu sang tột đỉnh, cách biệt hẳn với bên ngoài nơi chúa ở. Nhưng đó cũng là khung cảnh vàng son đầy quyền quý, đầy tù hãm, thiếu không khí. Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa vì thế đã tự phơi bày ra trước mắt người đọc.
 2- Thái độ, tâm trạng và suy nghĩa của tác giả:
- Ngạc nhiên, khâm phục trước cảnh giàu sang phú quí tột bậc. Vốn là con quan sinh trưởng ở chốn phồn hoa, quen nhiều cảnh giàu có, sang trọng, thế mà bước chân đến đây mới thấy sự giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.
- Bài thơ của tác giả: Lời lẽ, hình ảnh miêu tả giàu sang trong phủ chúa theo lối ước lệ, với thái độ ngợi ca, sùng kính Cả trời Nam sang nhất là đây; lầu từng gác vẽ tung mây..... nguyên ngư phủ... đó là kiểu viết của văn xuôi trung đại thường xen lẫn với thơ.
- Câu hỏi lại khá đột ngột; tiếp theo là câu trả lời như giãi bày nhũn nhặn. Đó là thái độ không xu phụ, học đòi những kẻ quyền quí; tự hào về cách sống mà nơi mình giữ kẽ, thận trọng mà vẫn lộ ra phẩm cách cứng cỏi.
- Trong và sau khi khám bệnh- hầu mạch cho thế tử; 
+ Đầu tiên là thái độ sợ hãi: Tôi nín thở đứng chờ ở xa, tôi khúm núm đứng trước sập xem mạch.
 + Theo lênh quan Chánh đường, cụ lang hai lần quì lạy 8 lạy một đứa bé- một bệnh nhân 5,6 tuổi một cách thành kính.
+ Suy nghĩ của Lê Hữu Trác được bày trực tiếp, ý kiến chẩn bệnh của ông khác hẳn với ý Chánh đường và các thầy thuốc trong cung. Nhưng ông đúng, giỏi và sâu sắc hơn họ. Hiểu hết căn bệnh của thế tử, nêu ra những luận giải hợp lí, thuyết phục và cách điều trị đúng nhưng ông băn khoăn chưa nói ngay, chưa muốn sử dụng cách đúng ấy vì sợ chữa khỏi ngay sẽ được tin dùng, phải ở lại kinh, không được sống như sở nguyện.
+ Có cách chữa hoà hoãn, chỉ dùng bằng phương thuốc vô thưởng, vô phạt, cầm chừng.
=> Hai ý nghĩ trái ngược nhau cùng xuất hiện trong lòng ông.
+ Cuối cùng ý thức về nhà nho trung với chúa, với nước, cho xứng với truyền thống của cha ông, trọng trách chân chính đã thắng. Ông gạt tất cả sở thích cá nhân sang một bên, thẳng thắn đưa ra ý kiến và kiên trì bảo vệ quan điểm của mình: ông tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần, nhưng tôi vẫn cứ giải thích mãi. 
=> Rõ ràng Lê Hữu Trác là một thầy thuốc quê mùa nhưng ông rất giỏi, rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn, một thầy thuốc có lương tâm đức độ, một nhà nho chân chính và cứng cỏi, một con người khinh thường danh lợi, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm, giản dị nơi làng quê dù tận mắt chứng kiến cảnh giàu sang tột bực nơi đế đụ và bản thân mình đang có cơ hội giàu sang phú quí ấy.
+ Gián tiếp cho thấy thái độ không đồng tình của tác giả trước hiện thực: không đồng tình trước lối sống quá đỗi xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.
 Ý muốn về núi của Lãn Ông đối lập gay gắt với quan điểm gia đình chúa Trịnh và bọn quan lại dưới trướng như là sự đối lập giữa trong và đục, ô trọc và thanh cao.
III.Tổng kết:
a- Giá trị về nội dung:
- Vẽ lại bức tranh chân thực và sịnh động về quang cảnh sống và cảnh sống trong phủ chúa Trịnh xa hoa, quyền quí, hưởng lạc.
- Con người và phẩm chất của tác giả: tài năng, y lí, đức độ, khiêm nhường, trung thực, cứng cỏi, lẽ sống trong sạch, thanh cao, giản dị, không màng công danh, phú quí.
b- Giá trị nghệ thuật của thiên truyện:
- Kể, tả trung thực, giản dị
- Thái độ, tâm trạng thể hiện kín đáo, đúng mực, có luận giải hợp lí.
- Giọng điệu thấp thoáng mỉa mai, hài hước.
 c. Hoạt động 3-Luyện tập:
1. Bài tập SGK T9: So sánh đoạn trích Vào Phủ chúa Trịnh với tác phẩm hoặc đoạn trích kí khác của VHTĐ Việt Nam mà anh/chị đã đọc và nêu nhận xét đặc sắc về đoạn trích này.
 So sánh với tuỳ bút của Phạm Đình Hổ để thấy
- Sự gần gũi cùng một đề tài: Không gian, địa điểm, giá trị hiện thực, thái độ kín đáo, giọng văn điểm đạm.
- Sự khác biệt:
+ Ở Lê Hữu Trác giới hạn trong một lần vào phủ, trực tiếp mắt thấy tai nghe. Kể ở ngôi thứ nhất, không có chi tiết hư cấu, kì ảo.
+ Ở Phạm Đình Hổ: Tập hợp, tổng hợp hiện thực trên nhiều nguồn trực tiếp, gián tiếp, kể ở ngôi thứ III, sử dụng nhiều chi tiết hư cấu kì ảo.
 d. Hoạt động vận dụng:
Viết bài văn nêu cảm nhận về thái độ và nhân cách nhà văn Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trình.
 e. Hoạt động : Tìm tòi, mở rộng:
 Tìm hiểu một số tài liệu sau :
- Nhân vật trần thuật và nghệ thuật trữ tình trong TKKS – Nguyễn Thị Nhàn trong Bình luận văn chương trong nhà trường. (NXB Đại học sư phạm hà Nội, 2006).
- Nỗi niềm vào trịnh phủ - Đỗ Kim Hồi, trong Phân tích- bình giảng tác phẩm văn học – NXB Giáo dục -2000.
V. Kết thức bài học:
1. Củng cố:
Những điểm cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ; cuộc sống nơi phủ chúa và thái độ của tác giả, qua đó hiểu nhân cách của nhà văn coi thường vinh hoa phú quí, lánh đục về trong.
Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
2. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
 - Học bài, hoàn thành bài văn viết ở phần vận dụng.
 - Chuẩn bị T2 : Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (T1). Y/C chuẩn bị :
 Đọc kĩ mục I, II SGK T10 -> 13 : 
 + Tìm hiểu ngôn ngữ chung là gì ? các phương diện biểu hiện.
 + Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân được thể hiện như thế nào ?
 + Làm BT 1,2,3 SGK T13.
VI. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................... ... ê chém mướn, Chí Phèo ngày càng trượt dài trên con đường lưu manh hoá, không lối thoát, tác oai tác quái cho dân làng . 
2- Bi kịch bị đồng loại bỏ rơi (1,5đ):
Từ bi kịch bị tước quyền làm người Chí Phèo lại rơi vào bi kịch khác còn khủng khiếp, đau đớn hơn đó là bi kịch bị đông loại bỏ rơi => Đây là một khía cạnh thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao. Thông qua giọng kể có vẻ như khách quan, lạnh lùng, nhà văn muốn để người đọc đau xót nhận nhận ra cái xã hội lạnh lùng, vô cảm, thiếu sự cảm thông đang diễn ra phổ biến ở nông thôn VN trước CM tháng 8 /1945 thì những con người như Chí Phèo khó có thể trở lại con đường lương thiện. Chí đã trở thành một con người tha hoá thì không một bàn tay nào dắt Chí quay trở về với cuộc sống lương thiện. Tất cả mọi người, dân làng Vũ Đại đã coi Chí không phải là con người, họ không hiểu được cảnh ngộ của Chí. Họ hoàn toàn dửng dưng, và chỉ lo cho sự yên ổn của riêng mình, hoặc sợ lôi thôi
- Mặc dù đã trở thành con quỉ dữ, song từ trong sâu thẳm của tiềm thức, Chí vẫn khao khát được giao tiếp với đồng loại (qua tiếng chửi): “chỉ có 3 con cho với một thằng say rượu”, Hắn thèm được người ta chửi lại, bởi như thế hắn vẫn được thừa nhận là người. Đáp lại chỉ có “lũ chó sủa nhao lên trong xóm”
 - Trong đoạn kết: Chí đâm chết bá Kiến và kết liễu đời mình, nhà văn với cách kể khách quan về lời bàn tán của dân chúng “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc”. Cái chết của Chí được dân làng đánh giá giống như tên địa chủ cường hào ác bá => thiếu sự chia sẻ, cảm thông, nó chỉ như chuyện thanh toán lẫn nhau , chứ không phải cái chết uất ức, thương tâm
3- Bi kịch bị cự tuyệt quyền trở lại làm một con người lương thiện(2đ)
- Sự thức tỉnh lương tri:
 Dưới ngòi bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực,. quá trình thức tỉnh lương tâm, nhân tính của một con người đã từng bị lầm lạc, tha hoá diễn ra không đơn giản mà trong hoàn cảnh đặc biệt:
- Trong một lần say rượu, Chí Phèo đã gặp Thị Nở. Cuộc gặp gỡ đó không chỉ làm Chí thay đổi cả về tâm sinh lí, mà còn thức tỉnh lương tri trong con người Chí. Với tình thương yêu mộc mạc, chân thành của thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện trong đáy sâu con người của Chí.
= > CM: Đoạn văn viết về Chí Phèo thức tỉnh lương tri sau khi gặp gỡ với thị Nở là một đoạn văn đầy chất thơ, với tài miêu tả tâm lí bậc thầy của Nam Cao: 
 - Nhưng con đường lương thiện của Chí Phèo vừa mới hé mở đã lập tức bị phũ phàng dập tắt. Lời bà cô thị Nở ngăn cản: tưởng lấy ai chứ lại đi lấy cái thằng Chí Phèo.Thực ra, lời của bà cô thị Nở cũng như bao nhiêu người của làng Vũ Đại mà thôi vốn đã coi Chí là con quỉ dữ, thì hôm nay lương tri Chí thức dậy, họ không nhận ra.
- Đau đớn và tuyệt vọng: Chí ngẩn người ra nhận ra sự thật cay đắng, phũ phàng. Uất ức “Ôm mặt khóc rưng rức” => Thấm thía nỗi đau của một con người đã mất hết quyền làm người và khao khát được trở lại một con người thì mọi ngả đường đã đóng kín. Chí quyết định phải đến nhà cô cháu thị Nở để trả thù, nhưng trước hết phải uống rượu say đã. Chí uống càng say lại càng tỉnh, không đến nhà bà cô Thị Nở mà đến nhà bá Kiến, Chí kết tội Bá Kiến => vung dao..tự sát.
KẾT BÀI (1đ)
- Nhân vật Chí Phèo là một số phận điển hình tiêu biểu của nông dân bị xô đẩy vào con đường lưu manh hoá của xã hội VN trước CM t8 1945.
- Với tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã có những thành công và đóng góp đáng kể vào dòng văn học hiện thực VN trước cách mạng.
Lưu ý:
- Những bài đạt điểm 9-10: trình bày đầy đủ các ý trên, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hình thức đạt yêu cầu, không vị phạm lỗi chính tả (Bài 9đ có thể vi phạm 1 đến 3 lỗi), có sự sáng tạo, liên tưởng tưởng tượng.
- Bài 7-8 đạt được yêu cầu như thang 9-10, song có thể mắc lỗi chính tả từ 5 đến 7 lỗi, 1- đến hai lỗi diễn đạt.
- Bài 5- 6: cơ bản đã xác định được yêu cầu, song phân tích chưa sâu. Hoặc cơ bản đã đủ ý song còn vi phạm những lỗi trầm trọng: chữ viết cẩu thả, sai nhiều chính tả, hoặc lỗi diễn đạt
- Bải 3-4: Chưa đầy đủ ý, chưa đầy đủ bố cục 3 phần, hoặc diễn đạt lủng củng, xa đề, lạc đề.
- Bài 1-2: Chưa biết cách làm bài nghị luận văn học; hoặc không có kiến thức làm bài
4- Cñng cè:
- Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi (phân tích nhân vật)
5- Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị Tiết 69 Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
6. Điều chỉnh, bổ sung
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
So¹n ngµy 16/ 12/ 2014
Người soạn Nguyễn Thị Hồng lương
 TiÕt 71
TRẢ BÀI SỐ 4
 II- Môc tiêu: Gióp h/s:
- Biết phân tích đề, xác định nội dung chính của bài viết.
- Học sinh tự thẩm định và đánh giá của bài viết, nhận thấy được những ưu, nhược điểm của bài viết thông qua việc chữa lỗi của giáo viên.
- Vận dụng những hiểu biết về kĩ năng làm văn nghị luận để viết bài học kì II.
II- Chuẩn bị:
- Phương tiện: Bài học sinh đã chấm, giáo án
- Thiết bị: không
III- Tiến trình bài dạy:
1- Tổ chức:
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Tên học sinh vắng
11A
11B
2- Kiểm tra:
 Chuẩn bị dàn ý ở nhà
 3- Bµi míi: 
 Ho¹t ®éng cña T-H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hãy đọc lại đề làm văn số 4?
Trình bày cách trả lời câu 1?
Xác định yêu cầu và lập dàn ý đề nghị luận văn học?
GV: Nhận xét ưu, nhược điểm của bài viết.
GV: Dựa vào quyển chấm nháp đưa ra các lỗi sai và H/S sửa lại.
I- Đề bài:
Câu 1 (3đ):
 Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong các câu thơ sau:
Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
 (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
 (Nguyễn Du- Truyện Kiều).
Câu 2 (7đ)
 Câu 2 (7đ)
 Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
II- Dàn ý- đáp án:
Câu 1 (3đ):	
 Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong các câu thơ sau:
Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
 (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
 (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
- Yêu cầu: Tìm và phân tích được giá trị nghệ thuật các thành ngữ trong các câu thơ:
+ Thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa”: thể hiện tính chất hung hăng, thú vật, vô tổ chức của bọn sai nha đến nhà Kiều khi gia đình bị vu oan (tính hình tượng, tính hàm súc)- thái độ của tác giả căm ghét, chỉ trích (tính biểu cảm) (1đ).
+ Thành ngữ “cá chậu chim lồng”: Thể hiện cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, tuy rằng bề ngoài có vẻ hào phóng, hoa mĩ (tính hình tượng, hàm súc), biểu hiện thái độ chán ghét (tính biểu cảm) (1đ)
 Lưu ý: nếu chỉ nêu được thành ngữ thì mỗi thành ngữ 0,25đ (2 thành ngữ trên đạt 0,5đ), còn phân tích 1,5đ)
Câu 2 (7đ)
 MỞ BÀI (1đ)
- Giới thiệu nhà văn Nam Cao: Nam cao nhà văn hiện thực trước CM T8 tác phẩm của ông thường đề cập tới số phận những con người nghèo khổ, những con người bị xã hội xô đẩy, thậm chí vào con đường lưu manh hoá
- Giới thiệu tác phẩm “Chí Phèo’ và nhân vật Chí Phèo: 
+ “Chí Phèo” là một tác phẩm xuất sắc mà nhà văn viết về hiện tượng người nông dân bị xã hội phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh hoá -> cái chết.
+Thông qua tác phẩm và nhân vật, NC đã thể hiện cái nhìn mới mẻ và nhân đạo với người lao động cùng khổ.
THÂN BÀI (5đ)
1- Bi kịch bị tước đạo quyền sống (1,5đ) :
- Từ khi cất tiếng khóc chào đời, Chí đã không được hưởng quyền sống chính đáng của một con người: không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi, ngay đến tên tuổi hắn, hắn cũng không nhớ và cũng không ai biết.
+ Lọt lòng mẹ: đã bị bỏ rơi, bị mua bán trao đổi; cho, rước, rồi lớn lên khoẻ mạnh nhưng làm thân trâu ngựa cho kẻ khác:
 + Khi là anh canh điền khoẻ mạnh, đẹp trai nhưng do cơn ghen vu vơ của bá Kiến, Chí đã phải vào tù, 7-8 năm thì ra tù. Song chính cái nhà tù thực dân ấy đã biến Chí từ một con người lương thiện trở thành kẻ lưu manh côn đồ. 
 + Về làng, Chí lập tức bị bọn thống trị lợi dụng biến thành kẻ đâm thuê chém mướn. 
2- Bi kịch bị đồng loại bỏ rơi (1,5đ):
Từ bi kịch bị tước quyền làm người Chí Phèo lại rơi vào bi kịch khác còn khủng khiếp, đau đớn hơn đó là bi kịch bị đông loại bỏ rơi 
3- Bi kịch bị cự tuyệt quyền trở lại làm một con người lương thiện(2đ)
- Sự thức tỉnh lương tri:
 Trong một lần say rượu, Chí Phèo đã gặp Thị Nở. Cuộc gặp gỡ đó không chỉ làm Chí thay đổi cả về tâm sinh lí, mà còn thức tỉnh lương tri trong con người Chí. Với tình thương yêu mộc mạc, chân thành của thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện trong đáy sâu con người của Chí.
= > CM: Đoạn văn viết về Chí Phèo thức tỉnh lương tri sau khi gặp gỡ với thị Nở là một đoạn văn đầy chất thơ, với tài miêu tả tâm lí bậc thầy của Nam Cao: 
 - Nhưng con đường lương thiện của Chí Phèo vừa mới hé mở đã lập tức bị phũ phàng dập tắt. Lời bà cô thị Nở ngăn cản: tưởng lấy ai chứ lại đi lấy cái thằng Chí Phèo.Thực ra, lời của bà cô thị Nở cũng như bao nhiêu người của làng Vũ Đại mà thôi vốn đã coi Chí là con quỉ dữ, thì hôm nay lương tri Chí thức dậy, họ không nhận ra.
- Đau đớn và tuyệt vọng: Chí ngẩn người ra nhận ra sự thật cay đắng, phũ phàng. Uất ức “Ôm mặt khóc rưng rức” Chí quyết định phải đến nhà cô cháu thị Nở để trả thù, nhưng trước hết phải uống rượu say đã. Chí uống càng say lại càng tỉnh, không đến nhà bà cô Thị Nở mà đến nhà bá Kiến, Chí kết tội Bá Kiến => vung dao..tự sát.
KẾT BÀI (1đ)
- Nhân vật Chí Phèo là một số phận điển hình tiêu biểu của nông dân bị xô đẩy vào con đường lưu manh hoá của xã hội VN trước CM t8 1945.
- Với tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã có những thành công và đóng góp đáng kể vào dòng văn học hiện thực VN trước cách mạng.
Lưu ý:
- Những bài đạt điểm 9-10: trình bày đầy đủ các ý trên, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hình thức đạt yêu cầu, không vị phạm lỗi chính tả (Bài 9đ có thể vi phạm 1 đến 3 lỗi), có sự sáng tạo, liên tưởng tưởng tượng.
- Bài 7-8 đạt được yêu cầu như thang 9-10, song có thể mắc lỗi chính tả từ 5 đến 7 lỗi, 1- đến hai lỗi diễn đạt.
- Bài 5- 6: cơ bản đã xác định được yêu cầu, song phân tích chưa sâu. Hoặc cơ bản đã đủ ý song còn vi phạm những lỗi trầm trọng: chữ viết cẩu thả, sai nhiều chính tả, hoặc lỗi diễn đạt
- Bải 3-4: Chưa đầy đủ ý, chưa đầy đủ bố cục 3 phần, hoặc diễn đạt lủng củng, xa đề, lạc đề.
- Bài 1-2: Chưa biết cách làm bài nghị luận văn học; hoặc không có kiến thức làm bài
III- Nhận xét:
- Ưu điểm: Bài viết có cố gắng ở phần tiếng Việt. Nhiều em lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
- Nhược điểm: 
+ Chưa học kĩ bài.
+ Bài viết chưa đủ ý.
+ Chữ viết ẩu.
IV- Chữa lỗi:
Dùng quyển chấm để đưa ra các lỗi sai.
IV- Trả bài (giải đáp thắc mắc nếu có.
- Biểu dương: Tú 11A, Hiển 11A.
- Nhắc nhở: Thu 11B, Hùng 11B	
4- Cñng cè:
- Biết xác định yêu cầu, lập dàn ý và kĩ năng lập luận khi viết văn nghị luận.
5- Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị sgk kì II học Tiết 72: Lưu biệt khi xuất dương.
6. Điều chỉnh, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc