Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 48

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 48

Văn bản: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

( Trích Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết:HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

b/ Thông hiểu:HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về kí trung đại

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về kí trung đại

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại

c/Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước vẻ đẹp nhân cách Lê Hữu Trác.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm.

 - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa.

- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

 

doc 181 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Lớp 11A2, 11A3
Tiết 1-2 Ngày dạy:
Văn bản: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết:HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b/ Thông hiểu:HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
d/Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về kí trung đại
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về kí trung đại
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại
c/Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước vẻ đẹp nhân cách Lê Hữu Trác. 
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm.
	- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ (kiểm tra bài soạn của HS).
& 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động của Thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ 
* GV:
+ Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+ Chuẩn bị bảng lắp ghép
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả
+Lắp ghép tác phẩm với tác giả
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
 Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới
Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi: Nội dung chính của Tiểu dẫn gồm những ý gì? Tóm tắt từng ý.
Định hướng (GV nhấn mạnh một vài nét nổi bật):
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK, tr. 3.
HS lần lượt trả lời từng câu.
Bước 3: HS trình bày sản phẩm thảo luận
1. Tác giả: 
Tác giả ( 1724 – 1791). Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười ở đất Thượng Hồng )
- Quê quán: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, thị trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên)
- Về gia đình: Có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan
- Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ( Hương Sơn – Hà Tĩnh)
2. Tác phẩm: Đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới Kinh đô được dẫn vào phủ chúa đề bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. 
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả 
Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông; là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh.
2. Tác phẩm ( SGK)
 Đoạn trích được rút ra từ Thượng kinh kí sự - tập kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh- ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ cúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử.
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, từ tốn, chú ý đọc một số câu thoại, lời của quan chánh đường, lời thế tử, lời người thầy thuốc trong phủ, lời tác giả,...
GV đọc trước một đoạn.
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
TIẾT 2
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
Nhóm 1: Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào? 
Nhóm 2: Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa? em có nhận xét gì về thái độ ấy? 
Nhóm 3: Nhân vật Thế tử Cán hiện ra như thế nào?
 Nhóm 4: Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho Thế tử?
Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm
các nhóm lần lượt trình bày
* Nhóm 1 - Sự cao sang, quyền quý cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa:
+ Quang cảnh tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử,).
+ Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu, người hạ, cảnh khám bệnh,)
* Nhóm 2 : - Tỏ ra dửng dưng, sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”
- không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
* Nhóm 3 
- Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om...”
- Nơi thế tử ngự: không khí trở lân lạnh lẽo, thiếu sinh khí
- Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán:
+ Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng
+ Biết khen người giữa phép tắc “Ông này lạy khéo”
+ Đứng dậy cởi áo thì “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh...nguyên khí đã hao mòn... âm dương đều bị tổn hại -> một cơ thể ốm yếu, thiếu sinh khí
* Nhóm 4 
- Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”
+ Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do;
+ Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y;
Bước 4: GV nhận xét, bổ xung, chốt kiến thức
GV Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác?
HS trả lời cá nhân: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
Thao tác 3:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV nêu câu hỏi:
-Giá trị nổi bật của đoạn trích là gì? Giá trị ấy thể hiện ở những khía canh nào?
- Nhận xét nghệ thuật viết kí của tác giả?
GV nêu câu hỏi:
Qua đoạn trích, bày tỏ suy nghĩ về vẻ đạp tâm hồn của tác giả?
 Nêu ý nghĩa văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
Bước 3: Trình bày sản phẩm
HS trả lời cá nhân: Giá trị hiện thực của đoạn trích:
-Vẽ lại được bức tranh chân thực và sinh động về quang cảnh và cảnh sống trong phủ chúa Trịnh: xa hoa, quyền quý, hưởng lạc...
-Con người và phẩm chất của tác giả: tài năng y lí, đức độ khiêm nhường, trung thực cứng cỏi, lẽ sống trong sạch, thanh cao, giản dị, không màng công danh phú quý.
Bước 4: GV chốt ý
II. Đọc–hiểu văn bản:
1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả 
* Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh
+ Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “ Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “ Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương” 
+ trong khuôn viên phủ chúa “ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi.
(phân tích bài thơ mà tác giả ngâm)
+ Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phần áo đỏ...
+ ăn uống thì “ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”
+ Về nghi thức: Nhiều thủ tục... Nghiêm đến nỗi tác giả phải “ Nín thở đứng chờ ở xa)
=> Phủ chúa Trịnh lộng lẫy sang trọng uy nghiêm được tác giả miêu tả bặng tài quan sát tỷ mỷ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Ngôn ngữ giản dị mộc mạc...
* Thái độ của tác giả 
- Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”
- Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
2. Thế tử Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác
* Nhân vật Thế tử Cán:
- Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om...”
- Nơi thế tử ngự: Vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc lụa là vàng ngọc. Người thì đông nhưng đều im lặng 
- Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán:
+ Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng
+ Biết khen người giữa phép tắc “Ông này lạy khéo”
+ Đứng dậy cởi áo thì “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh...nguyên khí đã hao mòn... âm dương đều bị tổn hại -> một cơ thể ốm yếu, thiếu sinh khí
=> Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan Thế tử Cán được tái hiện lại thật đáng sợ. Tác giả ghi trong đơn thuốc “ 6 mạch tế sác và vô lực...trong thì trống”. Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá giàu sang phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng?
* Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang khi khám bệnh cho Thế tử
- Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
+ Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích -> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức
3. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
4. Nghệ thuật:
Bút pháp ký sự đặc sắc của tác giả
- Quan sát tỉ mỉ. ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh.
- Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước.
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết.
5. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý củ ... * Niềm vui của những người ngoài gia đình: 
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:
“đã được ... vỡ nợ”
à đang lúc thất nghiệp lại có được tiền.
+ Bè bạn cụ cố Hồng:
“ngực đầy ... loăn qoăn”
à cơ hội để khoe khoang.
+ Hàng phố:
“Đám ma đưa đến ... cố Hồng”
à được xem một đám ma to tát.
=> Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước
c. Cảnh đám ma gương mẫu.
- Tả bao quát: Khi đi trên đường: 
 + Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước. 
 + Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh.
à Đám ma to như đám rước.
- Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện.
- Cảnh hạ huyệt: 
- Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa.
- Tiếp theo: Ông Phán thì diễn việc làm ăn với Xuân: “Xuân Tóc Đỏ  gấp tư”
=> Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của XH TS thượng lưu trước 1945. 
2. Đặc sắc nghệ thuật.
- Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, được sử dụng một cách linh hoạt.
- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
3. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là mọt bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mạt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
III. Tổng kết:
Tuần: 12. Tiết 47
LỚP 11a2,3
Văn bản: 
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
 ( Trích “Số đỏ”) - Vũ Trọng Phụng-
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học : Hạnh phúc của một tang gia.
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Kĩ năng tổng hợp kiến thức
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội , chủ đề, phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng qua tác phẩm;
b/ Thông hiểu: Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
c/Vận dụng thấp: Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng.
d/Vận dụng cao:lí giải thành công nội dung,nghệ thuật của đoạn trích
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về tác phẩm văn xuôi
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi.
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi.
c/Hình thành nhân cách: có thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
-Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm sự lên án những nghịch lí, lố lăng của xã hội giao thời;
-Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học-tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng; biết lên án cái xấu, biết hướng thiện..
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
& 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
& 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
hỏi 1:  Dòng nào dưới đây nêu đúng mối quan hệ giữa từ đỏ trong nhan đề tác phẩm(Số đỏ) và đỏ trong tên nhân vật chính(Xuân Tóc Đỏ)?
a. Chỉ hai từ đồng âm khác nghĩa, không có liên hệ gì với nhau.
b. Cùng gợi liên tưởng đến một vái gì đặc biệt, hiếm có.
c. Cùng gợi lên ý niệm về sự may mắn.
d. Cùng tô đậm ấn tượng về loại tình huống, số phận kì lạ, khôi hài.  
Câu hỏi 2: Chương Hạnh phúc của một tang gia có ý nghĩa gì trong sự phát triển, khơi sâu chủ đề “số đỏ”?
a. Thêm một lần Xuân gặp vận may(“số đỏ”).
b. Làm cho vai trò của Xuân Tóc Đỏ càng thêm nổi bật trong xã hội hượng lưu.
c. Ngầm giải thích cái “số đỏ” kì lạ của Xuân và chuẩn bị cho một bước thẳng tiến mới nhân vật này.
d. Chương này có một ý nghĩa độc lập.
Câu hỏi 3: Dòng nào khái quát đủ và đung nhất những điều kì quặc, khác thường mà tác giả phát hiện, miêu tả trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
a. Tang gia thường bất hạnh, tang gia này ai ai cũng “hạnh phúc”.
b. Tang gia thường buồn đau, tang gia này vui như mở cờ, mở hội.
c. Đám tang thườn trang nghiêm, đám tang này thật ồn ào, bát nháo.
d. Người đưa đám thường chân thành đến chia buồn, người ở đây phần nhiều vờ vịt, giả dối.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
ĐÁP ÁN
[1]='d'
[2]='c'
[3]='a'
& 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Đọc đoạn trích:
“Đến huyệt, lúc hạ quan tài,
Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy”
(Trích “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng)
 Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ? 
2. Trong đoạn văn trên, Vũ Trọng Phụng sử dụng các biện pháp tu từ như liệt kê, điệp từ . Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ? 
3. Có thể nói đoạn văn trên là một màn hài kịch nhỏ. Hãy chỉ ra màn hài kịch đó và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó ? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là : kể về cảnh hạ huyệt trong đám tang cụ cố tổ khi ông đã chết thật. Cậu Tú Tân say sưa chụp ảnh. Cụ cố Hồng cố tỏ vẻ đau khổ, ông Phán vừa khóc than thảm thiết vừa lén trả tiền công cho Xuân vì Xuân đã gây ra cái chết của ông cụ. 
2. a/Biểu hiện các phép tu từ trong đoạn văn đó là :
- Liệt kê : hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt 
- Điệp từ: Hứt!...Hứt!...Hứt...
 b/Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là :
 -Biện pháp liệt kê nhằm đưa ra những động tác mà cậu Tú Tân chỉ cho mọi người khi chụp hình lúc hạ huyệt, đồng thời vạch trần bộ mặt hạnh phúc của đứa cháu bất hiếu này.
-Biện pháp tu từ điệp từ để nhấn mạnh tiếng khóc thu hút sự chú ý của mọi người, không phải xuất phát từ trái tim, cất lên từ đáy lòng của các nhân vật là con cháu cụ cố Tổ. Cụ Hồng khóc là cốt để người ta phải chú ý đến và khen cái gậy trong tay cụ và trầm trồ khen rằng “con giai nhớn đã già đến thế kia”. Ông Phán mọc sừng khóc “oặt cả người đi” là cốt để người ta phải tưởng rằng, ông là một chàng cháu rể “quý hóa”.
3. a/Cảnh hạ huyệt: một màn hài kịch nhỏ.
+ Cậu tú Tân: bắt bẻ mọi người tạo dáng chụp ảnh
+ Cụ cố Hồng: gần như ngất đi.
 + Chi tiết bất ngờ: ông Phán khóc đến oặt cả người nhưng vẫn tỉnh táo dúi tờ bạc vào tay Xuân, chuẩn bị cho một cuộc doanh thương mới.
b/ Hiệu quả nghệ thuật của màn hài kịch này: 
- Tô đậm mâu thuẫn giữa bề ngoài đau đớn, tiếc thương và thực chất bên trong lạnh lùng, tính toán của ông Phán mọc sừng. Chính ông Phán đã thuê Xuân tóc đỏ làm cho cụ cố tổ uất mà chết nên phải trả tiền để giữ chữ tín ngay trong đám tang.
- Vạch trần sự bịp bợm, đểu cáng của xã hội tư sản thành thị trước ma lực của đồng tiền; thể hiện tài phác thảo chân dung biếm họa và cảm quan hiện thực sắc nhọn của Vũ Trọng Phụng.
 &5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Tìm đọc toàn bộ tiểu thuyết Số đỏ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.
Tuần: 12 Tiết 48
Lớp 11A2,3
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
 A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
 I. Tên bài học : Trả bài viết số 1
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Trả bài viết số 1
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức :Giúp HS biết phát hiện những sai sót trong bài làm văn của mình để làm tốt hơn các bài tiếp theo
2. Kĩ năng : Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
3. Thái độ :Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài , biết khắc phục nhược điểm trong quá trình làm văn.
 - Giao tiếp, tư duy sáng tạo.
4.Định hướng năng lực:
-Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vến đề.
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhĩm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình (thảo luận đáp án)
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức phân tích đề
? Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì?) 
.
- GV định hướng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề.
I. Phân tích đề
Đề: Tài sắc của Thúy Kiều và Thúy Vân được thể hiện trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (sgk)- (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1. Kiểu đề: mở
2. Vấn đề nghị luận: Tài sắc của Thúy Kiều và Thúy Vân được thể hiện trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
3. Phạm vi tư liệu: đoạn trích Chị em Thúy Kiều và các phần khác khác có liên quan.
4. Thao tác nghị luận: So sánh kết hợp phân tích, bình luận, chứng minh.
Hoạt động 2: Tổ chức xây dựng dàn ý
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 
HS: lên bảng lập dàn ý 
II. Xây dựng dàn ý
* MB: tác giả - tác phẩm – luận đề
*TB : 
 - 4 câu đầu: Giới thiệu chị em Thúy Kiều
- 4 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thúy Vân
- 12 câu tiếp: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều
- 4 câu cuối
- Nghệ thuật
 *Kết bài: 
Hoạt động 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết
- GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét những ưu, khuyết điểm.
III. Nhận xét, đánh giá bài viết 
Ưu điểm
Khuyết điểm
Hoạt động 4: Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết
GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. 
IV. Sửa chữa lỗi bài viết
Các lỗi thường gặp:
 + Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.
 + Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý.
 + Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.
 + Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp, chính tả
Hoạt động 5: Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm
GV tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm 
V. Tổng kết rút kinh nghiệm
- Thống kê số lượng, chất lượng bài làm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
- Bài làm tốt: 
- Bài cần cố gắng : 
- Đọc đoạn hay:
- Rút kinh nghiệm chung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tiet_1_den_tiet_48.doc