THƠ TRUNG ĐẠI
( Tiếp theo)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được nội dung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại
+ Hoàn cảnh nảy sinh.
+ Nội dung cơ bản.
- Phân tích được những giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm.
B/ Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án Trò: ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
? Nêu những biểu hiện của nội dung yêu nước trong thơ trung đại.
HĐ 2: Giới thiệu bài mới
Thơ trung đại bên cạnh nội dung yêu nước còn thể hiện nội dung nhân đạo. Đây là cảm hứng xuyên suốt và bao trùm lên các tác phẩm văn thơ trung đại. Biểu hiện của nội dung này ntn các em cùng tìm hiểu trong tiết học ngầy hôm nay.
TIẾT 8 TCV NS: 15/10/08 THƠ TRUNG ĐẠI NG: 16/10/08 ( Tiếp theo) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS Nắm được nội dung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại + Hoàn cảnh nảy sinh. + Nội dung cơ bản. Phân tích được những giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm. B/ Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án Trò: ôn tập C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ? Nêu những biểu hiện của nội dung yêu nước trong thơ trung đại. HĐ 2: Giới thiệu bài mới Thơ trung đại bên cạnh nội dung yêu nước còn thể hiện nội dung nhân đạo. Đây là cảm hứng xuyên suốt và bao trùm lên các tác phẩm văn thơ trung đại. Biểu hiện của nội dung này ntn các em cùng tìm hiểu trong tiết học ngầy hôm nay. HĐ 3: Bài mới Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung kiến thức cần đạt ? Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự phát triển của cảm hứng nhân đạo? ? Nội dung nhân đạo trong văn học trung đại thể hiện ở những khía cạnh nào? Lấy dẫn chứng trong các tác phẩm để chứng minh ? Phân tích chủ nghĩa nhân đạo qua văn bản “ Tự tình” của HXH. GV: chia nhóm HS thảo luận, thời gian thảo luận 5-7 phút. Hết thời gian HS trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác bổ sung Gv chốt ý ? Phân tích nội dung nhân đạo trong bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ HS thảo luận theo nhóm, thời gian thảo luận 5 phút. Hết thời gian thảo luận HS trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Gv nhận xét và chốt ý. HSTL HSTL HS thảo luận HS trình bày HS thảo luận nhóm HS trình bày I/ Cảm hứng yêu nước của văn học trung đại Việt Nam II/ Cảm hứng nhân đạo 1, Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa nhân đạo. - Thế kỉ XVIII-đến thế kỉ XIX cuộc chiến tranh phong kiến nhằm tranh quyền đoạt vị nên quyền sống của con người bị chà đạp, con người bị rẻ rúng. - Năm 1858, TDP xâm lược nước ta nhân dân ta càng khổ cực. Chính vì vậy, các nhà văn nhà thơ đã xúc động mà thể hiện cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm. 2, Nội dung cơ bản - Khẳng định quyền sống của con người “ Tự tình” ( bài II) của HXH “Khóc Dương Khuê” - NK “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” - NĐC - Đề cao con người ở phẩm chất tài năng, quyền hạnh phúc của con người + “Vào phủ chúa Trịnh” Lê Hữu Trác + “Bài ca ngất ngưởng” Nguyễn Công Trứ + “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” Cao Bá Quát. * Luyện tập 1, Bài tập 1 Cảm hứng nhân đạo trong văn bản “ Tự tình” ( bài II) của HXH thể hiện ở các khía cạnh sau: + Thấm thía nỗi đau khổ chua xót khi nhận thấy mình là một người cũng có nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp, có tài năng nhưng bản thân vẫn phải sống trong cảnh cô đơn trơ trọi. “ Trơ cái hông nhan với nước non” + Muốn bứt phá vẫy vùng để thoát ra khỏi số phận, khao khát niềm hạnh phúc lứa đôi. “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” HXH không muốn chấp nhận số phận do tạo hóa xếp bày nhưng đọng lại là một nỗi niềm chua xót vì tình duyên lỡ dở, éo le ngang trái. “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san xẻ tí con con” HXH đã hai lần lấy chồng nhưng cả hai lần đều làm lẽ nhưng cuối cùng bà vẫn sống cô đơn, đó là nỗi bất hạnh của phụ nữ trong XH xưa. Đây là tâm sự của HXH nhưng cũng là tâm sự của biết bao người con gái khác trong XH cũ. Khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng số phận của họ lại bị phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định được chính cuộc đời mình. 2, Bài tập 2 Nội dung nhân đạo được thể hiện trong bài “ Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ: + Khẳng định “cái tôi cá nhân” đầy tinh thần trách nhiệm của bản thân với mọi việc trong trời đất: “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự” + Khẳng định cái tôi tài năng hơnngười: “ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” + Khẳng định cái tôi cá nhân đã vượt ra ngoài mọi thói tục thông thường, sống theo sở thích cá nhân tự do tự tại: “ Được mất dương dương người thái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong” + Khẳng định và đề cao nhân cách của mình là một bậc tôi trung thành hơn người, sánh ngang cùng các bậc tôi trung củ đời Tống, đời Hán. => Tlại bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” khẳng định cái tôi cá nhân bản lĩnh, ý thức cao độ tài năng nhân cách và sở thích cá nhân. HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà HS nắm được nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo, biết cách phân tích nội dunh nhân đạo trong một số văn bản đã học. Bài tập: Phân tích giá trị nhân đạo trong văn bản “ Lẽ ghét thương”( trích truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu.
Tài liệu đính kèm: