Giáo án Ngữ văn 11 theo chuẩn kiến thức - Tuần 1 đến 4 - Trường THPT Bắc Bình

Giáo án Ngữ văn 11 theo chuẩn kiến thức - Tuần 1 đến 4 - Trường THPT Bắc Bình

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Thượng Kinh Ký Sự-LÊ HỮU TRÁC)

A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức :

-Bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

-Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật4; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2.Kĩ năng:

-Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

3.Thái độ:

-Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.Có ý thức rèn bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn.

 

doc 35 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1403Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 theo chuẩn kiến thức - Tuần 1 đến 4 - Trường THPT Bắc Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tiết 1-2 Ngày soạn: 20/08/2010
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng Kinh Ký Sự-LÊ HỮU TRÁC)
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
-Bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
-Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật4; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2.Kĩ năng:
-Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
-Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.Có ý thức rèn bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
-Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
2.Học Sinh:
-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Lời vào bài: Lê Hữu Trác là một người vừa là danh y đức độ , vừa là nhà văn .Để hiểu hơn về con người LHT, chúng ta tìm hiểu đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
- TT 1:HS đọc tiểu dẫn.
GV đặt câu hỏi: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
+ Vì sao tác giả lấy tên là Hải Thượng Lãn Ông?
+ Nội dung chính của “ Thượng kinh kí sự”?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh ý chính, HS gạch SGK.
- TT 2:Gv hướng dẫn HS đọc đoạn trích ( Hs đọc chú ý thể hiện giọng điệu khác nhau của từng nhân vật) và tóm tắt đoạn trích.
+ HS tóm tắt, Gv bổ sung và yêu cầu HS về nhà tự tóm tắt vào vở. * Tãm t¾t theo s¬ ®å:
 Th¸nh chØ-> Vµo cung -> NhiÒu lÇn cöa -> V­ên c©y ,hµnh lang -> HËu m· qu©n tóc trùc-> Cöa lín ,®¹i ®­êng ,quyÒn bæng ->g¸c tÝa ,phßng trµ ->HËu m· qu©n tóc trùc -> Qua mÊy lÇn tr­íng gÊm -> HËu cung ->B¾t m¹ch kª đ¬n -> VÒ n¬i trä.
+ Câu hỏi: Theo em, đại ý đoạn trích là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích.Hướng dẫn phân tích.
GV định hướng và đặt câu hỏi:
Quang cảnh được tg miêu tả ntn?
+ Lê Hữu Trác đã ghi lại cảnh đẹp nơi phủ Cháu theo trình tự nào?
+ Vốn là con quan sinh trưởng nơi phồn hoa đô hội, vậy mà tại sao tác giả lại thốt lên “ Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”?
- HS trả lời và tìm dẫn chứng: “ Tôi ngẩng đầu lên liên tiếp”, “ những cái cây là lùng lạ”, “ qua dãy hành lang chưa từng thấy”, “ ở trong tối om sập thếp vàng”.
+ Phủ chúa không chỉ là nơi giàu sang mà còn được miêu tả là nơi như thế nào? ( Thâm nghiêm, canh phòng cẩn mật, chặt chẽ)? Tại sao em biết?
-HS trả lời: sinh hoạt theo những quy tắc nhất định.Dẫn chứng: “ Vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ, đi đường có kẻ hét đường, kẻ hầu người hạ, đông đú, tấp nập, cách xưng hô, bẩm tấu rất kính cẩn. lễ phép, khám bệnh phải tuân theo những quy tắc nhất định.
- HS gạch dẫn chứng SGK.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về quang cảnh sống nơi phủ chúa?
+ Tác giả đã gặp những ai trong phủ chúa? Tâm điểm là nhân vật nào?
-HS kể: đầy tớ hét đường, vệ sĩ gác cửa, người có việc quan qua lại như mắc cửi, phi tần chầu chực, thầy thuốc phục dịch, xung nữ xúm xít 
-Tác gỉa miêu tả cung cách nơi phủ chúa ra sao?
- GV hỏi: Thế tử Cán được miêu tả như thế nào? Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
- HS trả lời: “ Một người ngồi trên sập .. ngao ngạt”.
HS gạch dẫn chứng SGK.
- Câu hỏi: Trước cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của phủ Chúa, Lê Hữu Trác có cách nhìn ,thái độ như thế nào? 
- HS trả lời: ngạc nhiên, có chút mỉa mai và thờ ơ. Dẫn chứng: “ Bước chân đến người thường”, “ bây giờ đại gia”, “ Vì thế tử ở trong chốn .. phủ yếu đi”.
- Câu hỏi: Tâm trạng tác giả thế nào khi kê đơn thuốc dâng cho thế tử? Vì sao em biết điều đó?
HS: tâm trạng tác giả diễn biến phức tạp, xung đột, đấu tranh dữ dội. Dẫn chứng: Sợ chữa hiệu quả sẽ được tin dùng, bị công danh trói buộc, chữa bệnh cầm chừng thì trái ý đức. Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. “ Nhưng theo ý  mới nói”.
- Câu hỏi: Qua quá trình bắt mạch kê đơn chữa bệnh cho thế tử của Lê Hữu Trác, ta thấy được những phẩm chất gì của ông?
+ Theo em, bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
HS: +quan sát tinh tế, ghi chép tỉ mỉ, chi tiết: quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử ở, cảnh vật dưới ngòi bút kí sự được phơi bày.
+ Ghi chép trung thực; từ việc ngồi ở phòng chè đến bữa cơm sáng, từ việc khám bệnh cho đến kê đơn 
Gv: học xong đoạn trích, em có đánh giá gì về thành công của đoạn trích về nội dung và nghệ thuật?HS: giá trị hiện thức và thái độ của tác giả.
+GV:Những chi tiết miêu tả không gian phủ chúa có liên quan đến việc chẩn đoán bệnh của LHT?
+ HS: Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả;Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi 
->Môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của Trịnh Cán.
I/ TÌM HIỂU CHUNG.
1/. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác: 
a/Tác giả:Hải Thượng Lãn Ông ( 1742 – 1791), vừa là danh y tài đức, vừa là nhà văn.
b/Hoàn cảnh sáng tác: SGK/3.
2/ Đoạn trích: “ Vào phủ chúa Trịnh”.
a/ Tóm tắt đoạn trích: HS tự tóm tắt.
b/ Đại ý: Miêu tả cuộc sống xa hoa, đầy uy quyền của nhà Chúa Trịnh và thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
II/ ĐỌC - HIỂU VB.
1/ Cảnh và người nơi phủ Chúa.
a/ Quang cảnh nơi phủ Chúa.
+ Đường vào phủ Chúa qua nhiều cửa, hành lang liên tiếp, cây cối um tùm.
+ Bên trong phủ Chúa: Những đồ đạc nhân chưa từng thấy.
+ Đến nội cung thế tử: qua nhiêu lần trướng gấm nhưng tối om.
Tráng lệ, lộng lẫy, thâm nghiêm và đầy uy quyền.
b/ Cung cách sinh hoạt và con người nơi phủ Chúa.
- Nhiều hạng người.
-Thâm nghiêm, khuôn phép, lời lẽ hết sức cung kính.
- Thế tử Trịnh Cán:
+ Xuất hiện trong khung cảnh vương giả.
+ Có uy quyền.
+ Nét trẻ thơ còn giữ lại ở một đứa trẻ.
+ Thể chất yếu đuối.
->Cảnh tráng lệ, giàu sang, đầy quyền uy nhưng thiếu khí trời tự do.
c/Cách nhìn, thái độ của tác giả:
+ Khen cái đẹp, giàu sang.
+ Thái độ: thờ ơ, dửng dưng trước cám dỗ vật chất.
+Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, đầy tiện nghi nhưng thiếu khí trời tự do.
2/ Diễn biến tâm trạng của tác giả:.
+Mâu thuẫn:Hiểu căn bệnh, biết cách chữa bệnh nhưng chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng bị công danh trái buộc.Muốn chữa bệnh cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm y đức, phụ lòng cha ông.
+Bộc lộ phẩm chất con người:
- Là một thầy thuốc giỏi, kiến thức y học uyên thâm, già dặn kinh nghiệm.
- Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.(Danh y tài đức.)
- Ông coi thường danh lợi,quyền quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm.
3/ Nghệ thuật:
+ Quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
+ Ghi chép trung thực, cụ thể và chi tiết.
+Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn,sinh động.
III/ Ghi nhớ SGK/ tr.9
4/ Củng cố: Hướng dẫn HS về nhà suy nghĩ trả lời một số câu hỏi:
1/ Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa?
2/ Em có nhận xét gì về con người Lê Hữu Trác? Điều gì đáng học hỏi ở ông?
3/ Bài tập phần luyện tập SGK/9.
=>hướng dẫn:
Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa ?
Cuộc sống xa hoa, đầy uy quyền, thâm nghiêm, lễ nghi không đúng cách . Con người thiếu đi sự sống, thiếu sức sống 
Em có nhận xét gì về con người Lê Hữu Trác? Điều gì đáng học hỏi ở ông? -> Phẩm chất cao đẹp, danh y có tâm, có đức, có tài, kiến thức sâu rộng, uyên thâm, coi thường danh lợi, quyền quý 
Hãy so sánh với đoạn trích “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ( Vũ Trung Tuỳ Bút của Phạm Đình Hổ) -> phản ánh hiện thực xa hoa trong phủ chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thới Lê - Trịnh ; thái độ phê phán bất bình của tác giả; ghi chép tản mạn chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn đúng mạch tư tưởng cảm xúc
5/ Dặn dò: Bài cũ: “ Vào phủ chúa Trịnh”. 
Chú ý:- Cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa.
- Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa.
- Tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử.
 Bài mới: “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
- Nêu những phương diện chung của ngôn ngữ.
- Nêu những nét riêng trong lời nói của cá nhân.
Tuần 1: Ngày soạn: 25/08/2010
Tiết 3 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
-Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
-Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
2.Kĩ năng:
- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung trong lời noi.
-Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói.
-Biết sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.
-Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân..
3.Thái độ:Biết giữ gìn trong sáng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong giao tiếp.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
-Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập,chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
2.Học Sinh:
-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa?
-Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh thế tử Trịnh Cán?
Gợi ý
- Cuộc sống xa hoa, đầy uy quyền, thâm nghiêm, lễ nghi không đúng cách . Con người thiếu đi sự sống, thiếu sức sống 
- Thế tử Trịnh Cán:+ Xuất hiện trong khung cảnh vương giả.+ Có uy quyền.+ Nét trẻ thơ còn giữ lại ở một đứa trẻ.+ Thể chất yếu đuối.
3.Bài mới:Lời vào bài: Ngôn ngữ không chỉ là tài sản chung của cộng đồng mà còn là tài sản của lời nói cá nhân con người, mối quan hệ của nó như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài học hôn nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv tìm hiểu, hướng dẫn HS tìm hiểu “ Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội”.
+ Vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội?
+ Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua những yếu tố nào? Gv lấy VD minh hoạ sau khi HS trả lời. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nắm được những biểu hiện của lời nói cá nhân.
+ Theo em, thế nào là lời nói cá nhân?
 ... biểu tượng trong bài thơ.Thành công trong việc sử dụng thơ cổ thể.
2.Kĩ năng:Đọc và hiểu theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
-Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
2.Học Sinh:
-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ: Học xong bài thơ này, em hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do ( vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan?( Vì: với ông, công danh là lẽ sống. Làm trai theo ông là đứng trong trời đất nhưng “ Phải có .. sông”. Công danh, với ông không chỉ có vinh mà còn là nợ, ông tự nguyện “dấn thân” đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc.
3.Bài mới:Lời vào bài: Có một bài ca cho mọi lời ca, có một bài ca từ chân lí sinh ra .Bài ca ấy rất ngắn nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.Đó là nội dung bài học: Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu Tiểu dẫn.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả. 
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn.
+ HS: Đọc Tiểu dẫn.
+ GV: Phần Tiểu dẫn trên đã cung cấp cho chúng ta những tri thức nào liên quan đến việc đọc tác phẩm?
+HS : Cần chỉ ra được những kiến thức cơ bản? GV:Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội.
GV cho HS gạch ý trong SGK
-Thao tác 2: Cho HS đọc bài thơ, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, bố cục.
+Cổ thể là một loại thể thơ không gò bó về luật, không hạn chế về số câu, gieo vần linh hoạt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu 
Thao tác 1: Tìm hiểu đoạn 1.
GV cho Hs đọc, sau đó tìm hiểu nội dung 4 câu đầu.
- Có một người đi đường ( một bước lại như lùi).- Vừa đi lệ tuôn đầy.
+ Em hãy nêu nội dung khái quát 4 câu đầu.
+ Đường đi trên cát là biểu tượng gì? Em có suy nghĩ gì về biểu tượng ấy?
Thao tác 2: Tìm hiểu đoạn 2. Gọi HS đọc, GV đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
+ Đây là lời của ai? Nói những gì?
+ Em có suy nghĩ gì về cách nói ấy?
+ Tác giả đặt ra câu hỏi: Đi tiếp hay dừng lại “ Bãi cát  mờ mịt
+ Lẽ dĩ nhiên là con người ấy không dừng lại “ Không  không nguôi”.
+ Biết sống ra sao? Suy nghĩ đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn đó thật sâu sắc:
+ Trước tình cảnh ấy, người đi đường bộc lộ suy nghĩ gì?
+ Theo em, đó là mâu thuẫn gì trong suy nghĩ của người đi đường?
Thao tác 3: Tìm hiểu đoạn cuối. GV gọi Hs đọc đoạn thơ, sau đó GV đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
+ Những câu thơ này bộc lộ thực tế gì? Tâm sự gì?
+ Nghệ thuật bài thơ thể hiện như thế nào?
MT: Mối quan hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật thông qua hình ảnh “Trường sa phục trường sa, Trường sa trường sa nại cừ hà?”
Gợi ý:
-Con đường dài, mênh mông trước mắt. Con người cảm thấy khó khăn , bế tắc nhưng vẫn không lùi bước.
-Bãi cát trắng, mênh mông, đường xa, xung quanh lại vây bởi núi, sông , biển là biểu trưng cho con đường đời, đường thời thế, đường công danh đầy chông gai, nhọc nhằn...
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1/Tác giả và hoàn cảnh sáng tác: 
a/Tác giả: Cao Bá Quát ( 1809 – 1854).
+ Một người đầy tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp, được tôn vinh bậc thánh: “ Thần Siêu, Thánh Quát”.
+ Ông là người có bản lĩnh, khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, đứng về phía nhân dân, khởi nghĩa chống lại triều Nguyễn và hi sinh oanh liệt.
b/ Hoàn cảnh sáng tác: Được làm trong những lần đi thi Hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng.
 → Hình ảnh có thực gợi cảm hứng sáng tác.
2/ Thể thơ: Cổ thể, thể ca hành.(sgk) 
3/ Bố cục: 3 đoạn:
- Đoạn 1: 4 câu đầu: Miêu tả đường đi trên cát.
- Đoạn 2: 8câu tiếp:Thái độ của người đi đường.
- Đoạn 3: Còn lại.: Sự bế tắc của người đi đường.
4/ Chủ đề: Miêu tả đường đi trên cát, tượng trưng cho đường đời xa xôi mờ mịt. Đồng thời thể hiện sự bất lực của kẻ sĩ không tìm thấy lối thoát cho mình.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1/ Miêu tả đường đi trên cát:
-Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau; 
-Hình ảnh con đường như bất tận, mờ mịt; 
-Tình cảnh của người đi đường:
+Đi một bước như lùi một bước: vừa tả cảnh thực vừa tượng trưng cho con đường công danh gập ghềnh của tác giả.
+Mặt trời lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã: tâm trạng đau khổ.
=>Tiếng khóc cho cuộc đời bể dâu
2/ Thái độ người đi đường.
+ Lời của người đi đường, một kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt.
 + Người đi đường tỏ rõ thái độ coi thường danh lợi. Mục đích lí tưởng hướng tới có thể chỉ là vô ích. (Ông là kẻ cô đơn không người đồng hành, sự thực ấy càng làm ông cay đắng.)
+ Người đi đường - kẻ sĩ ấy hiểu rằng phải học để đi thi nhưng tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.
+Sự cám dỗ của công danh đối với người đời.
=> Nỗi băn khoăn tră trở của tác giả: đi tiếp hay từ bỏ con đường công danh.
3/ Sự bế tắc,tuyệt vọng của người đi đường.
+ Sự bế tắc không tìm ra lối thoát trên đường đời. “ Hãy nghe  bãi cát”.
+Nhìn về phía Bắc núi non trùng điệp, quay về phía Nam núi ở sau lưng, sông chắn trước mặt, tiếp tục đi hay dừng lại đều khó. Người đi đường đành hôn chân trên bãi cát.
=>Nghệ thuật:
-Hình ảnh có biểu tượng
-Thi pháp đối lập, sáng tạo trong dùng điển tích.
* Ý nghĩa VB: 
+Bài thơ tạo được từ hay, ý lớn khi xây dựng lên biểu tượng của con đường trên cát và hình ảnh người đi đường.
+ Người đi đường không đơn nhất mà xưng bằng: khách, ta, anh → Nhân vật trữ tình bộc lộ nhiều tâm sự. Âm hưởng bi tráng.
III.Tổng kết : Ghi nhớ: SGK/ 42.(ND &NT)
4. CỦNG CỐ:- Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát?
 +Đường đời không bằng phẳng, đầy gian khổ, chông gai.
 +Sự bế tắc, mệt mỏi, chán nản.
- Tâm trạng của Cao Bá Quát qua bài thơ?
 +Ngao ngán, mệt mỏi 
- Vì sao Cao Bá Quát lại khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn?
 +CBQ chán nản trước sự xuống cấp của học thuật, khoa cử thời Nguyễn.
 +Phê phán, bất hợp tác với triều đình Nguyễn lúc bấy giờ.
 5. DẶN DÒ:- Học thuộc bài thơ dịch.
-Nêu ý nghĩa biểu tượng hình ảnh bãi cát và con đường cùng.
- Làm bài tập luyện tập và viết một đoạn văn ngắn hoặc thơ chia sẻ tâm tình với nhà thơ.
- Bài mới: đọc trước bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích và trả lời những câu hỏi trong bài học.
Tuần 4: Ngày soạn: 17/09/2010
Tiết 16 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
-Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
-Biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.
2.Kĩ năng:
-Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
-Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
-Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
3.Thái độ:
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
-Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
2.Học Sinh:
-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ: :- Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát?
 +Đường đời không bằng phẳng, đầy gian khổ, chông gai.+Sự bế tắc, mệt mỏi, chán nản.
- Tâm trạng của Cao Bá Quát qua bài thơ? +Ngao ngán, mệt mỏi 
- Vì sao Cao Bá Quát lại khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn?
 +CBQ chán nản trước sự xuống cấp của học thuật, khoa cử thời Nguyễn.
 +Phê phán, bất hợp tác với triều đình Nguyễn lúc bấy giờ.
3.Bài mới:
Lời vào bài: Để nắm chắc thao tác lập luận phân tích, chúng ta tìm hiểu một số đề luyện tập về thao tác này.
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
* HĐ1: Hướng dẫn HS giải bài tập.
- Thao tác 1: Tìm hiểu bài tập 1/43
Cho HS chia 4 tổ thảo luận theo các gợi ý, HS trình bày -> các nhóm nhận xét-> GV nhận xét.
- Tự ti là thái độ ntn ?
- Phân biệt tự ti với khiêm tốn.(Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.)
- Thái độ tự ti có những biểu hiện nào ? 
- Tác hại, hậu quả của nó ?
- Tự phụ là thái độ ntn ? 
- Phân biệt tự phụ với tự tin. ( Tự tin là tin tưỏng vào khả năng của bản thân mình)
- Thái độ tự phụ có những biểu hiện nào ? Tác hại, hậu quả của nó?
- Vậy cần phải có thái độ sống ntn cho hợp lý ? 
- Thao tác 2: bài tập 2/43
chia nhóm thảo luận, HS trình bày -> lớp nhận xét -> GV nhận xet
- Nhận xét về cách sd từ ngữ, BPNT được sd trong hai câu thơ : “Lôi thôi.miệng thét loa”.
- Em cảm nhận ntn về cảnh thi cử đó ? 
III.Luyện tập:
1.Bài tập 1/43.Phân tích hai căn bệnh Tự ti,Tự phụ
Thái độ tự ti
Thái độ tự phụ
- Tự ti : là tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin ở bản thân.
-Những biểu hiện: không dám nêu lên ý kiến cá nhân, luôn sống thu mình, khép kín với mọi người xung quanh.
-Tự phụ: là tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của bản thân.
- Những biểu hiện : luôn xem thường người khác kể cả người trên mình, tự cho mình là tài giỏi, không chịu tiếp nhận ý kiến người khác.
- Tác hại: không ai có thể chia sẽ và giúp đỡ được từ đó không phát triển về cả tri thức và khả năng giao tiếp, mọi người xa lánh
-Xác định thái độ hợp lí: biết đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu.
2.Bài tập 2/43.Ptích hình ảnh sĩ tử và quan trường.
Gợi ý:- Sử dụng từ láy lôi thôi -> gợi hình ảnh
 ậm ọe -> gợi âm thanh
=>gợi cảnh nhếch nhác, huyên náo, lộn xộn. 
- Sử dụng đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh để làm nổi bật 2 hình ảnh đối lập :sĩ tử và quan trường.
- 2 hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử; miệng thét loa của quan trường -> gợi lên quang cảnh của một kì thi xô bồ, nhốn nháo.→Cảnh thi cử bấy giờ không cố tổ chức , thiếu tôn nghiêm, và rất lố bịch.
4.Củng cố: - Nắm được cách phân tích 1 vấn đề xã hội và phân tích thơ.
 - Khi sd thao tác phân tích, chúng ta cần chú ý điều gì ?
->Gợi ý: +Chia tách đối tượng thành các yếu tố, theo những tiêu chí quan hệ nhất định.
 +Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh đặc biệt quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
5.Dặn dò: về nhà viết thành 1 đoạn văn từ những ý của bài tập 2
 Chuẩn bị soạn“Lẽ ghét thương”
 	 Câu hỏi: + Lẽ ghét của ông Quán?
	 + Lẽ thương của ông Quán?
4/ Củng cố: Tham khảo thêm hai đoạn văn SGK, nhận xét cách sử dụng các thao tác lập luận phân tích đượ sử dụng trong hai đoạn trích.
5/ Dặn dò: + Về nhà làm bài tập.
 + Soạn “ Lẽ ghét thương” (Trích Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 11 TUAN14THEO CHUAN KIEN THUCNH1112.doc