PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
TIẾT 28-29
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm vững hơn khái niệm lập luận và vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận.
- Hiểu sâu hơn và có hệ thống hơn các thao tác lập luận đã học trong chương trình ngữ văn THCS, THPT.
B/ Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án Trò: Ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
HĐ 2: Giới thiệu bài mới
HĐ 3: Bài mới
NS: 26/2/09 TCV NG: 27/2/09 PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN TIẾT 28-29 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Nắm vững hơn khái niệm lập luận và vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận. - Hiểu sâu hơn và có hệ thống hơn các thao tác lập luận đã học trong chương trình ngữ văn THCS, THPT. B/ Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án Trò: Ôn tập C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1: Kiểm tra bài cũ HĐ 2: Giới thiệu bài mới HĐ 3: Bài mới Họat động của Thầy HĐ của trò Nội dung kiến thức Trong những tiết học tự chọn trước các em đã được học luận điểm, luận cứ. Đó chính là hai thành tố cơ bản để tạo nên lập luận, song như thế đã đủ chưa? Cần có thêm thành tố nào để lập luận hoàn chỉnh giàu sức thuyết phục? ? Em hiểu lập luận là gì? ? Lập luận có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? ? Muốn thuyết phục được người đọc lập luận cần phải được tổ chức theo một cách thức nhất định. Người ta gọi đó là thao tác. ? Em hãy kể tên những thao tác lập luận đã học? ? Thế nào là thao tác lập luận phân tích? ? Mục đích của thao tác phân tích là gì? ? Khi phân tích đối tượng cần dựa theo những tiêu chí nào? Đây không chỉ là một kĩ thuật viết mà còn là phẩm chất của tư duy. VD: SGKtự chọn nâng cao/135 ? Thế nào là thao tác lập luận so sánh? ? Mục đích của so sánh là gì? So sánh còn giúp con người nhận ra cái chung, để có thể khái quát hóa các sự vật cũng như những nét riêng làm cho một sv trở nên đặc sắc. ? Cách so sánh ntn? ? Có những loại so sánh nào? ? Yêu cầu cảu thao tác lập luận so sánh? NL/SGK tự chọn/138 ? Thế nào là bác bỏ? ? Muốn thực hiện bác bỏ thành công cần có những yếu tố nào? ? Thế nào là thao tác lập luận bình luận? ? Hoạt động bình luận chỉ nảy sinh khi nào? ? Để lập luận bình luận thành công người bình luận phải làm gì? NL/SGK/148 HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL I/ Lập luận và vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận 1, Các yếu tố cơ bản của một lập luận + Luận điểm + Luận cứ + Lập luận: là kết nối tổ chức các luận cứ, luận điểm thành một mối liên kết lôgíc, chặt chẽ làm cho quan điểm ý kiến của mình trở nên rõ ràng nổi bật thuyết phục được người đọc. + Lập luận có vai trò hết sức quan trọng đến nỗi có ý kiến nên gọi là văn lập luận thay cho văn nghị luận. 2, Cách thức tổ chức lập luận + Thao tác lập luận GT + Thao tác lập luận CM + Thao tác lập luận PT + Thao tác lập luận Bác bỏ + Thao tác lập luận so sánh + Thao tác lập luận bình luận II/ Một số thao tác lập luận cơ bản 1, Thao tác lập luận phân tích Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. MĐ: là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng( SV, hiện tượng). + Khi phân tích, cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí quan hệ nhất định( quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan; quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích...). + Khi phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất. + Trong đời sống thực tế hoạt động phân tích có mức độ nông sâu, rộng, hẹp, cao, thấp khác nhauLập luận phân tích là phân tích ở mức cao nhất, kĩ càng, sâu rộng, giàu lí lẽ nhất yêu cầu cũng chặt chẽ nhất. Khi thực hiện thao tác này chú ý: - Điều cần làm sáng tỏ qua lập luận là một luận điểm( nghĩa là một ý kiến quan điểm về một sự vật, hiện tượng chứ không hẳn là bản thân sự vật hiện tượng đó.). Bởi vậy muốn thực hiện một lập luận phân tích người viết phải xd cho mình một luận điểm rõ ràng, và bám sát luận điểm đó trong suốt quá trình phân tích. -Khi phân tích cần chú ý giữ mối lkết hữu cơ giữa các yếu tố, bộ phận được chia ra bằng những lời dẫn dắt chuyển ý, chuyển đoạn tinh tế khéo léo. - Trong khi phân tích phải dùng lí lẽ dc cần thiết làm sáng tỏ từng yếu tố bộ phận song phải luôn gắn kết yếu tố đang phân tích với tổng thể chung, phân tích gắn liền với tổng hợp để luận điểm giữ được tính chỉnh thể, thông nhất. 2, Thao tác lập luận so sánh + KN: So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật hiện tượng với nhau để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng. + Mục đích của so sánh: là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ cụ thể sinh động và có sức thuyết phục. + Cách so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ quan điểm của người nói và người viết. Chọn tiêu chí đúng và hay kết quả so sánh cũng dễ chính xác sâu sắc thú vị. + Phân loại so sánh: So sánh tương đồng, tương phản. + Một lập luận so sánh cần phải: - thể hiện được luận điểm tức là một ý kiến một quan điểm tư tưởng rõ ràng nhất quán mà người viết tự thấy là đúng đắn, mới mẻ - Trong luận điểm so sánh chỉ giữ vai trò như một phương tiện một công cụ được dùng với mục đích làm cho ý tưởng nêu trong luận điểm rõ ràng dễ hiểu, thú vị - Tạo được cảm giác mới mẻ, bất ngờ, có chiều sâu. Có sự phân tích đầy đủ để tiền đề( là sự so sánh)có thể rút ra kết luận( là luận điểm) theo lô gíc chặt chẽ, khiến toàn bộ lập luận trở thành một khối thống nhất hoàn chỉnh, vững vàng. 3, Thao tác lập luận bác bỏ KN: Bác bỏ là gạt đi, không chấp nhận những ý kiến quanđiểm sai lệch còn chưa đúng đắn để đi đến một kết luận đúng đắn hơn. Bác bỏ được coi là một hoạt động đối lập với hoạt động chứng minh: chứng minh là để khẳng định vấn đề, làm cho người ta tin vào điều đúng đắn. Còn bác bỏ là phủ định, sự bác bỏ sẽ làm cho người ta nảy sinh sự hoài nghi, ý muốn gạt bỏ, loại trừ để vượt lên trên một điều không đúng đắn. + Để bác bỏ thành công cần có: - Nhận thức chính xác chỗ sai lầm của luận điểm cần bác bỏ. - Có đủ những căn cứ xác đáng để bác bỏ cái sai. - Thể hiện một sự nhiệt tình sắc sảo trong trao đổi, tranh luận. + Sự bác bỏ phải được thể hiện dưới hình thức là một lập luận + Người thực hiện thao tác lập luận bác bỏ cần phải: - Trình bày trung thực phản đề. - Bác bỏ phản đề theo các hướng: Chứng minh rằng luận điểm đó trái ngược với chân lí.(Bài tập 1SGK trang 27) Bác bỏ luận cứ của đối phương làm cho người đọc thấy luận cứ đó không thật hoặc không hợp lẽ phải( NL1/IIĐinh Gia Trinh ) Bác bỏ bằng cách chỉ ra sơ hở trong lập luận của đối phương. Lập luận bác bỏ cần nhiệt tình say sưa nhưng cũng cần tỉnh táo. Mặt khác cũng cần có sự công bằng khi bác bỏ. 4, Thao tác lập luận bình luận KN: Bình luận là bàn và nhận định đánh giá về một tình hình, một vấn đề nào đó. Hoạt động bình luận chỉ nảy sinh khi người tham gia bình luận đã chắc chắn có quan điểm của riêng mình về một vấn đề một tình huống cần được phẩm bình. Sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi: + Tin chắc rằng quan điểm, ý kiến của mình là đúng đắn có căn cứ trong chân lí và thực tế. + Tin chắc rằng quan điểm của mình có những cái rieng sâu sắc, tinh tế thú vị, có ích cho nhận thức của người đọc. + Bảo vệ được quan điểm ý kiến của mình. -> Như thế bình luận là một việc làm thú vị, nhưng cũng rất khó khăn. Để lập luận thành công thì cần: + Nghiêm túc, trung thực khi trình bày hiện tượngcần đánh giá và bàn bạc cũng như khi điểm lại những quan điểm ý kiến bàn bạc đánh giá đã có về hiện tượng. + Cần sắc sảo mới mẻ, nhưng cũng cần có mức độ, hợp lícông bằng khi đánh giá. + Rèn luyện khả năng và thói quen suy luận, liên tưởng để có thể suy từ những hiện tượng vấn đề riêng cụ thể sang những vấn đề chung khái quát thuộc những lĩnh vực khác không gian, thời gian khác. + Công việc bình luận có thể diễn ra theo nhiều trình tự. Tùy theo nội dung và mục đích bình luận cụ thể mà người bình luận có thể chọn một trình tự thích hợp, miễn là phải đạt được yêu cầu: khoa học, hợp lí, chặt chẽ, thể hiện rõ đặc trưng bình luận. HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà - Học sinh cần nắm đựơc các thao tác lập luận đã học - Vận dụng các thao tác lập luận vào bài văn nghị luận.
Tài liệu đính kèm: