Giáo án Ngữ văn 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

TIẾT 29-30

 ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Hệ thống được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại VN đã học trong chương trình ngữ văn 11.

- Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập từ đó rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo.

B/ Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Ôn tập

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 HĐ 2: Giới thiệu bài mới

 HĐ 3: Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 21284Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 29-30 
NS: 11/10/08 ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
NG: 13/10/08
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Hệ thống được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại VN đã học trong chương trình ngữ văn 11.
Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập từ đó rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo.
B/ Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
 HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Những biểu hiện của nộidung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong giai đoạn này có biểu hiện gì mới?
Phân tích những nét biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:
- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Xin lập khoa luật( NTT)
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn.( CMT)
- Câu cá mùa thu( NK)
- Vịnh khoa thi hương( TTX).
? Chia nhóm HS thảo luận, thời gian thảo luận 7 phút.
Hết thời gian HS trình bày ý kiến theo nhóm. 
Các nhóm khác bổ sung, sau đó GV chốt ý.
? Hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX.
GV: Mặt khác do ảnh hưởng của văn học truyền thống những mặt tích cực của đạo Nho, Phật giáo và truyền thống nhân đạo của người Việt “Thương người như thể thương thân”. 
? Hoàn cảnh lịch sử xã hội trên đã tác động như thế nào đến nội dung văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII-XIX.
? Chỉ ra những biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa và chứng minh qua những tác phẩm văn học đã học.
? Biểu hiện mới của nội dung nhân đạo là:
- Con người cá nhân với quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cá nhân (Tự tình II HXH). Ý thức cá nhân đậm nét hơn (Bài ca ngất ngưởng) 
? Nhưng vấn đề cơ bản của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì?
- Đề cao truyền thống đạo lí.
- Khẳng định quyền sống con người.
- Khẳng định con người cá nhân.
? Chứng minh vấn đề cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm.
+ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
+ “Chinh phụ ngâm” Đặng Trần Côn (Bản dịch của Đoàn Thị Điểm).
+ Tác phẩm thơ HXH.
+ Trích đoạn LVT của NĐC.
+ “Bài ca ngất ngưởng” của NCT.
+ “Thương vợ” TTX.
+ “Khóc Dương Khuê” NK.
HS về chứng minh qua các tác phẩm.
Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác).
? Em hãy phân tích một số tác phẩm để chứng minh những đặc điểm riêng về tư duy nghệ thuật quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật, thể loại VH... của VH TĐ?
? Em hãy chỉ ra tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài “ Câu cá mùa thu”- NK?
Tính quy phạm thể hiện ở:
Đề tài( cày nhàn câu vắng) xuất hiện nhiều trong thơ ca cổ điển phương Đông.
+ Thể thơ Đường luật.
+ Lấy động tả tĩnh.
+ H/ả: ước lệ( thu thiên, thu thủy, thu diệp, thu hoa)
- Sự sáng tạo trong bài:
+ Cảnh thu mang nét riêng của đồng bằng Bắc Bộ( ao thu, thuyền câu, ngõ trúc, tầng mây...)
+ Cách gieo vần “eo” tử vận, khó gieo, nhưng độc đáo.
+ H/ả nhân vật trữ tình ngồi đón nhận những rung động tinh tế trước cảnh thu. 
? Em hãy chỉ ra những điẻn tích điển cố trong đoạn trích “ Lẽ ghét thương” ( trích LVT-NĐC), “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”( CBQ). “Bài ca ngất ngưởng” ( NCT)
Phân tích cái hay của việc sd những điển tích, điển cố đó. 
Yêu cầu HS thảo luận( tg: 5 phút) 
Hết thời gian HS trình bày ý kiến của nhóm. 
GV chốt ý
Điển tích: Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ Bá, Thúc Quí...
- Nói chuyện sách vở nhưng cũng chính là những chuyện cuộc đời. ...
? Hãy nêu một số tác phẩm văn hỏctung đại mà tên thể loại gắn liền với tên tác phẩm?
? Tóm lại qua việc ôn tập các đơn vị kiến thức trên các em cần nắm được điều gì?
HS thảo luận
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTl
HS thảo luận
HSTL
HSTL
HSTL
I/ Nội dung
 1, Câu 1
Nội dung yêu nước biểu hiện ở các mặt:
+ Âm hưởng hào hùng khi đất nước chiến đấu và chiến thắng( Hào khí Đông A).
+ Âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan( Chặy giặc, Văn tế nghĩa sĩ CG)
+ Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì đất nước.
+ Căm thù giặc sâu sắc.
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết( Bài ca phong cảnh HS, Câu cá mùa thu).
+ Ý thức canh tân đất nước( Xin lập khoa luật, bài ca ngắn đi trên bãi cát)
+ Hướng Nho sĩ vào nhiệm vụ XD, bảo vệ đất nước, ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ trong hoàn cảnh ngặt nghèo của đất nước.
=> ND yêu nước vừa có sự kế thừa những biểu hiện yêu nướccủa những thế kỉ trước, vừa có sự phát triển
 2. Câu 2
- Hoàn cảnh lịch sử:
Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoản rồi suy thoái. Nhiều cuộc khởi nghĩa người dân nổ ra. Đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Quang Trung (Nguyễn Huệ) dẹp yên được thù trong, giặc ngoài nhưng sau đó suy yếu đất nước rơi vào tay Nguyễn Ánh (Gia Long) với những luật lệ hà khắc. Cuối cùng năm 1858 đất nước bị thực dân pháp xâm lược và hình thành nên một hình thái xã hội mới xã hội thực dân nửa phong kiến.
=> Hoàn cảnh lịch sử xã hội trên tác động mạnh đến nội dung văn học thế kỉ XVIII-XIX: Sự phát triển mạnh của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
- Biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
- “Thương người như thể thương thân”.
- Đề cao những nguyên tắc đạo lí làm người (Truyện Lục Vân Tiên – Lẽ ghét thương).
- Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
- Khẳng định đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính: Đề cao cái tôi cá nhân (Bài ca ngất ngưởng, Chiếu cầu hiền)
=> Nội dung nhân đạo đã tạo nguồn cảm hứng để thơ văn Việt Nam giai đoạn phát triển rực rỡ nhất với những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và nội dung.
Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo là:
- Khẳng định quyền sống của con người.
- Chứng minh:
+ “Truyên Kiều”- ND là tiếng nói đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, công lí của con người.
 “Một đời được mấy anh hùng.
 Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi”
 “Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
 Làm cho rõ mặt phi thường,
 Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
+ “Truyện Kiều” là tiếng khóc của nhiều cung bậc: Khóc cho số phận bất hạnh con người bị chà đạp hoen ố, dày vò, “Khi sao phong gấm rủ là. 
 ...bấy thân”.
+ Khóc cho tình yêu bị tan vỡ.
+ Khóc cho tình cốt nhục bị lìa xa.
- Chinh Phụ Ngâm: (Đặng Trần Côn) 
Đó là tiếng khóc của người Chinh Phụ phải sống cô lẻ trong những ngày chồng nàng ra trận, trong cuộc chiến tranh phong kiến. Đó là nỗi lo buồn đau sầu tủi và thương chồng khao khát hạnh phúc được cất lên từ tâm trạng người Chinh Phụ bằng những lời ai oán.
+ Thơ Hồ Xuân Hương:
Tiếng nói cô đơn bẽ bàng trơ trọi nỗi buồn vì tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc lỡ dở, cô đơn, phẫn uất, bứt phá không chịu khuất phục trước số phận. Khát khao cuộc sống lứa đôi.
 3. Câu 3
Giá trị hiện thực:
+ Cảnh xa hoa, uy quyền của chốn thâm cung.
+ Cuộc sống thiếu sinh khí.
+ Thái độ mỉa mai với cuộc sống xa hoa uy quyền nhưng thiếu sinh khí, phẩm chất coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác.
 II. Phương pháp. 
Câu 1: Học sinh về lập bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đại VN trong chương trình SGK NV 11 theo mẫu.
Câu 2
a, Tư duy nghệ thuật: thường nghĩ theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức.
b, Quan niệm thẩm mĩ: hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả tao nhã, ưa sd những điẻn tích, điển cố, những thi liệu Hán học.
->Sdụng điển tích, điển cố ngắn gọn, xúc tích giàu tính biểu cảm và hình tượng.
c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về bút pháp ước lệ tượng trưng.
“ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” với những hình ảnh tượng trưng: con đường cát, người đi trên cát, quán rượu...
d, Thể lọai
- Chiếu cầu hiền( thể chiếu)
- Văn tế nghĩa sĩ CG( Văn tế)
- Bài ca ngất ngưởng( thể hát nói)
- Thượng kinh kí sự( thể kí sự)
III/ Tổng kết
 Tóm lại VHTĐ bao trùm hai nội dung cơ bản là yêu nước và nhân đạo. Trong đó chủ nghĩa nhân đạo trong văn học TK XVIII-XIX có thêm những biểu hiện mới: đó là khẳng định quyền sống của con người. 
 HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
HS cần nắm được ND , nghệ thuật của văn học trung đại.
Yêu cầu HS về nhà thống kê lại các tác phẩm văn học đã học trong chương trình SGK NV 11 theo bảng hướng dẫn.
Tiết sau trả bài viết số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 29-30.doc