Tiết thứ: 1
Đọc văn
TÊN BÀI: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Trích: Thượng kinh kí sự
(Lê Hữu Trác)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác
giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về c/sống trong phủ chúa Trịnh
2. Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm văn học thuộc thể kí
3. Thái độ: Tôn trọng nhân cách và tài năng của Lê Hữu Trác.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đọc- phân tích- trao đổi thảo luận
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về Lê Hữu Trác
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết thứ: 1 Ngày soạn: 18/8/09 Đọc văn TÊN BÀI: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH Trích: Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về c/sống trong phủ chúa Trịnh 2. Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm văn học thuộc thể kí 3. Thái độ: Tôn trọng nhân cách và tài năng của Lê Hữu Trác. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Đọc- phân tích- trao đổi thảo luận C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về Lê Hữu Trác * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: ........................................................... II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết Vua Lê, chúa Trịnh thuộc giai đoạn nào trong lịch sử PK nước ta? Em biết gì về Lê Hữu Trác? III.Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc giỏi nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giải văn học có những đóng góp cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 H: Dựa vào phần tiễu dẫn, em hãy khái quát một vài nét về danh ý Lê Hữu Trác? HS: Làm việc cá nhân, khải quát GV: Nhận xét, bổ sung và giảng rõ 1 số v/đề * Hải Thượng Lãn Ông: Hải Thượng là 2 chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ.“Lãn Ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu ý học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích. H: Kí sự là gì? Em biết gì tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác? HS: Làm việc cá nhân, giới thiệu GV: Bổ sung, nhấn mạnh GV: Đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc HS: Đọc- tóm tắt H: Qua việc đọc và tóm tắt em hãy khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích? HS: làm việc cá nhân, khái quát Nd đoạn trích GV: Bổ sung, kết luận Hoạt động 2 H: Quang cảnh trong phủ Chúa được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm và phân tích các chi tiết để làm rõ? GV: Chia lớp hoạt động theo nhóm - Nhóm 1: Phân tích và nhận xét về kiến trúc, phong cảnh thiên nhiên và đồ vật trong phủ Chúa - Nhóm 2: Phân tích và nhận xét về hoạt động của con người trong phủ Chúa. HS: Hoạt động theo nhóm, cử đại diện trình bày GV: Bổ sung, giảng rõ Cảnh vật được môt tả từ rất xa đến gần, từ ngoài vào trong, mọi cảnh vật, mọi cung cách sinh hoạt đều toát lên vẽ đẹp quyền quý đến mức hoàn mỹ. Tuy nhiên, chính những điều ấy lại làm cho tác giả cảm thấy lạ lẫm, sự sệt, phiền hà (thái độ rất thật) vì đó chỉ là một thứ nước sơn hào nhoáng giả tạo bên ngoài nhằm che phủ cho một triều đại mục ruỗng đang trên đà sụp đổ. H: Hãy phân tích thái độ và tâm trạng của LHT khi trên đường vào cung thăm bệnh cho thế tử? HS: Liệt kê các chi tiết, phân tích, nhận xét GV: Phân tích nhanh bài thơ tức cảnh của LHT trong văn bản. H: Qua lời đối thoại của LHT với ông Lang đồng hương em thấy được thái độ gì của tác giả? HS: Phân tích ý nghĩa lời thoại GV: Nhận xét, kết luận Mặc dù nhận xét là phủ chúa sang, phủ chúa đẹp, phủ chúa giàu có nhưng lại có thái độ thờ ơ, dững dưng với những quyến rũ VC ấy, không đồng tình với c/sống ngột ngạt no đủ, tiện nghi nhưng thiếu ánh sáng và khí trời. H: Thái độ của lương y LHT diễn biến như thế nào khi khám bệnh, hầu mạch, kê đơn? Em có suy nghĩ ntn về thái độ đó? HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày GV: Bổ sung, kết luận Phút đắn đo, xao lòng của Hải Thượng Lãn Ông chính là biểu hiện cho thái độ bất bình trước lối sống xa hoa, quyền lực nơi phủ Chúa. Ước muốn về núi để sống tự do và chữa bệnh cho nhân dân giúp ta hiểu thêm về sự đối nghịch giữa trong và đục, giữa ô trọc và thanh cao trong XH lúc này khiến ta thêm khâm phục hơn về nhân cách cao khiết của danh y Lê Hữu Trác. H: Văn bản đã cung cấp cho em nhận diện ntn về thể loại kí sự? HS: Trao đổi tại chổ và phát biểu ý kiến cá nhân GV: Nhận xét, diễn giảng, chốt ý Hoạt động 3 HS: Đọc phần ghi nhớ sgk GV: Nhấn mạnh ở phần ghi nhớ để tổng kết. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Lê Hữu Trác Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười đất Thượng Hồng) * Quê: Làng Liêu Xá- huyện Đường Hào- Phủ Thượng Hồng- Tỉnh Hải Dương * Về gia đình: có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan ( 1724- 1791) * Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và sáng tác của ông đều gắn với quê ngoại (Hương Sơn- Hà Tĩnh) * Lê Hữu Trác không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, truyền bá y học ( Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm) 2. Tác phẩm: * Kí sự: là một thể loại thuộc loại hình kí nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh và có thật. * Tập kí viết bằng chữ Hán * Xếp cuối bộ: Hải Thượng y tông tâm lĩnh 3. Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh” a. Đọc văn bản: b. Nội dung đoạn trích: - Nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh vào phủ chúa để chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. - Thái độ của tác giả về cung cách sinh hoạt của g/cấp thống trị. II. Đọc- hiểu chi tiết: 1. Bức tranh cuộc sống trong phủ Chúa: * Đồ vật: được làm từ những chất liệu quý giá: Vàng, bạc, gấm lụa * Kiến trúc: (cách bài trí) xinh đẹp, lỗng lẫy, tráng lệ * Thiên nhiên: hài hòa, thơ mộng * Con người: - Ngôn từ: trau chuốt, hoa mỹ - Nghi thức: tỉ mĩ, nghiêm nhặt, khuôn phép ° Bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống vương giả đầy quyền uy, xa hoa nhưng gò bó, cứng nhắc và lộng quyền, tiếm lễ. 2. Thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa Trịnh: * Trên đường vào nội cung xem bệnh cho thế tử: - Kinh ngạc trước cảnh giàu sang, lộng lẫy - Rụt rè, ngần ngại, thụ động trước cung cách sinh hoạt uy nghiêm, quyền thế và rất gò bó. - Thể hiện thái độ ngầm phê phán và tự hào về cách sống của mình. * Qua quá trình xem mạch, kê đơn, chữa bệnh: - Nghiên cứu thấu đáo để hiểu căn nguyên chứng bệnh. - Ưu tư đắn đo vì sợ danh lợi ràng buộc - Suy nghĩ thấu đáo về mọi lẽ, gạt bỏ ý muốn cá nhân mà hành động theo ý thức (Nho giáo) trung với Chúa, với nước cho xứng đáng với truyền thống của cha ông, trọng trách chân chính đã chiến thắng " Quyết định chữa bệnh cho thế tử bằng PP tốt nhất. - Trình bày cặn kẽ phương thuốc chữa bệnh của mình với quan chánh đường " thái độ thận trọng, giữ kẻ, không xu phụ học đòi thói quen nhà quyền quý. ° LHT là một vị lương y có tài, một bậc trung thần có nhân cách cao quý, thanh khiết. 3. Nghệ thuật viết kí sự: - Sự việc được chọn lọc, ghi chép một cách chân thực, chi tiết, sịnh động. - Lối quan sát, miêu tả, tường thuật tinh tế, sắc sảo III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK) IV. Củng cố: Hãy phân tích những chi tiết đắt giá làm nổi rõ giá trị hiện thực của đoạn trích? V. Dặn dò: - Bài cũ: Tóm tắt đoạn trích- nắm 2 ý cơ bản của văn bản - Bài mới: chuẩn bị bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân VI. Rút kinh nghiệm: Tiết thứ: 2 Ngày soạn: 19/8/09 Tiếng Việt TÊN BÀI: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của XH và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 2. Kỹ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ cá nhân và năng lực sáng tạo của cá nhân. 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng những q/tắc ngôn ngữ chung của XH, có ý thức s/tạo để p/triển NN B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Vấn đáp- diễn dịch, quy nạp C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- sưu tầm các ngữ liệu * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ của LHT được thể hiện qua đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh”? III.Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Cha ông chúng ta khi dạy con cái nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày thường sử dụng câu ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 H: Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? GV: Gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu Vì đó là p/tiện chung và quan trọng mà mọi người sử dụng để giao tiếp, đồng thời giúp con người lĩnh hội được lời nói của người khác, là công cụ tư duy của cả cộng đồng XH. GV: Nhấn mạnh, bổ sung H: Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện ở những p/diện nào? GV: Phân tích cấu trúc và các yếu tố cấu thành câu nói trên, gợi ý để HS trả lời HS: Dựa vào VD GV đưa ra khái quát GV: Bổ sung, kết luận H: yếu tố ngôn ngữ chung bao gồm những yếu tố nào? Cho Vd minh họa? HS: Dựa vào sgk phân tích và cho VD GV: Nhận xét, giảng rõ - Nguyên âm: là những âm khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra mà không gặp trở ngại đáng kể o,a, i... - Phụ âm: là những âm khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra gặp trở ngại đáng kể: b,t,d... - Thanh điệu: sự nâng lên hoặc hạ thấp giọng trong một âm tiết, có khả năng khu biệt võ âm thanh - Từ: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh, dùng để đặt câu - Âm tiết: đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ. - Thành ngữ: là tổ hợp từ cố định quen dùng mà nghĩa thường không giải thích được bằng nghĩa của các từ tạo nên. - Quán ngữ: là một tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, có thể giải thích nghĩa bằng các từ tạo nên nó. H: Quy tắc, p/thức cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ bào gồm những q/tắc và p/thức chung nào? Cho VD minh họa và phân tích? HS: Làm việc cá nhân, phân tích GV: Nhận xét, kết luận Các q/tắc và p/thức này được hình thành dần dần trong LS p/triển của 1 ngôn ngữ cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo để hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mới có hiệu quả. Hoạt động 2 H: Thế nào là lời nói cá nhân? GV: Gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân và trình bày khái niệm H: trong lời nói cá nhân vừa có sự hiện thực hóa của ngôn ngữ chung vừa có sự thể hiện của cái riêng, vậy cái riêng đó thể hiện ở những p/diện nào? HS: Dựa vào sgk để trình bày những nét riêng của lời nói cá nhân GV: Bổ sung, đưa VD giảng rõ Hoạt động 3 GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Giải bài tập 1,2 sgk I. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội: * Xét VD: Mẹ ơi! Con đi học đây. * Tính chung của ngôn ngữ của cộng đồng biểu hiện ở các p/diện: các y/tố ngôn ngữ, các q/tắc chung, các p/thức chung. 1. Các yếu tố ngôn ngữ chung: - Các âm và các thanh: nguyên âm, phụ âm, thanh điệu... - Các âm tiết (tiếng): nó được tạo ra do sự kết hợp giữa các âm và các thanh - Các từ: - Các ngữ cố định: thành ngữ, quán ngữ VD: Mẹ tròn con vuông Mày lên lớp tao à! 2. Quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng đơn vị ngôn ngữ: - Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: câu đơn, câu ghép.. - Phương thức chuyển nghĩa: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh - Quy tắc kết hợp từ, quy tắc cấu tạo từ... II. Lời nói- Sản phẩm riêng của cá nhân: * Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi s/dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập văn bản (nói- viết) để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, mang dấu ấn cá nhân, kết quả của s/tạo cá nhân. * Nét riêng trong lời nói của cá nhân: - Giọng nói của ... t b.Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích và yêu cầucủa việc tóm tắt văn bản nghị luận.) - GV gọi HS đọc mục I SGK/ 117 H: Tóm tắt văn bản nghị luận là gì ? H: Việc tóm tắt văn bản nghị luận nhằm mục đích gì? H: Văn bản tóm tắt cần phải thoả mãn những yêu cầu nào ? HS: Chuẩn bị cá nhân trả lời GV: Bổ sung, kết luận. Hoạt động 2: (Hướng dẫn học sinh cách tóm tắt văn bản nghị luận) - Học sinh tự đọc lại văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” ( Phan châu Trinh) - Gọi 2 HS lên bảng để tóm tắt. Các thành viên còn lại tóm tắt ta giấy nháp theo hướng dẫn gợi ý SGK ( trong 10’) từ câu 1 đến 4 - GV quan sát thời gian quy định , GV nhận xét và hướng dẫn học sinh tóm tắt. H: Từ việc tóm tắt văn bản trên em hãy rút ra cách thức tóm tắt một văn bản nghị luận? - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 5’ - Nhóm trưởng trình bày - các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV khái quát lại - GV gợi ý bằng một số câu hỏi H: Khi đọc văn bản gốc cần lưu ý những điểm gì? H: Trong quá trình tóm tắt cần chú ý tới những thao tác cụ thể nào? - Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3 (Hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập ) - Gọi HS đọc bài tập 1 SGK/118 (?) Em hãy xác định chủ đề của từng văn bản? - GV gợi ý: Có thể dựa vào nhan đề và phần mở đầu để xác định. - Gọi HS đọc bài tập 2 SGK/119 - HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi cuối bài - Nhóm trưởng trình bày - GV nhận xét và khái quát I. Mục đích yêu cầu việc tóm tắt văn bản nghị luận 1. Tóm tắt văn bản nghị luận là gì?: - Là trình bày lại nội dung của văn bản đó một cách nhắn gọn theo mục đích đã định 2. Mục đích - sử dụng làm tài liệu để biện minh cho các quan điểm , ý kiến, mà không làm tăng quá mức dung lượng văn bản - thu thập ghi chép tư liệu cho bản thân - luyện tập năng lực đọc- hiểu, năng lực tóm lược văn bản 3. Yêu cầu - Phản ánh trung thành tư tưởng và các luận điểm của văn bản gốc - Ngắn gọn, súc tích - Diễn đạt trong sáng, chặt chẽ , mạnh lạc II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận 1. Tìm hiểu ngữ liệu * Văn bản “ Về luân lí xã hội ở nước ta” 1.1 Vấn đề cần nghị luận được thể hiện qua câu “ Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến” 1.2. Mục đích : Đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước - mục đích này được thể hiện ở : mở bài, kết bài và các ý khái quát ở các đoạn trích 1.3. Các luận điểm - Khác với Âu châu, dân VIệt Nam không có luân lí xã hội - Nguyên nhân : do sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến viên chức nhỏ đến học trò - Muốn Việt Nam tự do, độc lập, dân Việt Nam phải có đoàn thể, cần truyền bá tư tưởng tiến bộ 1.4. Các luận cứ: - Luận điểm 1 gồm: Luận cứ đối lập giữa Việt Nam và Âu châu - Luận điểm 2 gồm: +Lũ vua quan thối nát phản động tìm cách phá đoàn thể, thực hiện chính sách ngu dân ... +Bọn người xấu đua nhau tìm mọi cách làm quan +Dân không có ý thức đoàn thể 2. Các thao tác tóm tắt văn bản nghị luận 2.1. Đọc, tìm hiểu nội dung, kết cấu của văn bản gốc . - Xác định vấn đề cần nghị luận: văn bản bàn về vấn đề gì? ( Căn cứ vào vị trí mạnh của văn bản: + Nhan đề + Câu chủ đề ở phần mở bài ) - Xác định hệ thống luận điểm + Căn cứ vào phần mở bài + Xác định chủ đề ( ý khái quát của văn bản) của các đoạn văn - Xác định các luận cứ ( lưu ý câu chủ đề của đoạn , phân tích cấu tạo đoạn ) - Tìm nội dung khái quát phần kết 2.2. Viết văn bản tóm tắt - Viết nhan đề của văn bản - Lần lượt viết phần mở bài - thân bài - kết bài + Sử dụng nhiều thành phần + Sử dụng nhiều phương tiện liên kết 2.3. Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt - Đọc lại văn bản tóm tắt, đối chiếu với văn bản gốc - Bổ sung sửa chữa ( nếu cần ) III. Luyện tập 1. Bài tập 1: ( SGK / 118 ) a. Sự đa dạng mà thống nhất của In- đô - nê - xi - a b. Xuân Diệu - nhà nhgiên cứu, phê bình văn học 2. Bài tập 2:( SGK /119) a. Vấn đề cần nghị luận: Sự lãng phí nước sạch Mục đích: Không nên lãng phí nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nhuồn nước b. Các luận điểm - Nước là tài sản thường bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất - Dân số tăng dẫn đến thiếu nước sạch - ví dụ về tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia c. Tóm tắt Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng lại đang bị lãng phí nhiều nhất. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và nhân loại đang bị đối mặt với nguy cư thiếu nước sạch. Hãy có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước IV. Củng cố: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ để củng cố bài học V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Ôn tập tiếng Việt VI. Rút kinh nghiệm: Tiết thứ: 115 Ngày soạn: 9/5/2010 Tiếng Việt TÊN BÀI: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học. 2. Kỹ năng: Reìn kyî nàng sử dụng, thực hành về tiếng Việt. 3.Thái độ: Có ý thức trân trọng, yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Vấn đáp- diễn giảng- thảo luận C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ ôn tập III. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Tiết học này giúp các em hệ thống lại những kiến thức về tiếng Việt dã được học trong chương trình 11. b.Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hs làm việc với Sgk H:Vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? Vì sao lời nói lại là sản phẩm của các nhân? Hs làm việc với Sgk Hoạt động 2: GV: Tổ chức lớp thành 4 nhóm, yêu cầu hs thảo luận, trình bày GV: Nhận xét, chốt Hs làm việc với Sgk Hoạt động 3: Ngữ cảnh đã chi phối nội dung và hình thức của câu văn như thế nào? Hoạt động 4: GV yêu cầu hs trả lời câu hởi ở sgk Hs làm việc với Sgk Hoạt động 5: Thế nào là nghĩa tình thái? Biểu hiện: +Khẳng định tính chân thực +Phỏng đoán sự việc +Đánh giá về mức độ hay số lượng +Đánh giá sự việc có thực, hay không có thực +Đánh giá sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra +Khẳng định khả năng sự việc +Là tình cảm của người nói đối với người nghe +Tình cảm thân mật, gần gũi +Thái độ kính cẩn +Thái độ bực tức, hách dịch. I. Ôn tập 1. Câu 1: Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì: +Trong thành phần ngôn ngữ có yếu tố chung cho tất cả cá nhân trong cộng đồng. Đó là: các âm, các thanh. Các âm tiết kết hợp với các thanh theo quy tắc nhất định Các từ và ngữ cố định +Tính chung còn thể hiện ở quy tắc, phương thức chung sử dụng các đơn vị ngôn ngữ Quy tắc cấu tạo câu Phương thức chuyển nghĩa của từ Các quy tắc và phương thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách. Lời nói là sản phẩm của các nhân vì: +Giọng nói cá nhân Tuy dùng các âm, các thanh chung, nhưng mỗi người lại thể hiện chất giọng khác nhau +Vốn từ ngữ cá nhân Cá nhân ưa và quen dùng từ ngữ nhất định Từ ngữ các nhân phụ thuộc vào tâm lí, lứa tuổi. Cá nhân có sự chuyển đổi sáng tạo từ ngữ. Tạo từ mới Vận dụng sáng tạo các quy tắc,phương thứcchung. 2.Câu 2: Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương: + “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ + “Eo sèo mặt nước” (tương tự) + “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ) Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú. 3.Câu 3: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói. 4.Câu 4: Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh bài văn tế đã ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó. “Súng giặc đất rền Lòng dân trời tỏ” Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu tứ tự mở đàu bài văn tế: lòng dân súng giặc 5.Câu 5: * Nghĩa sự việc: -Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu Biểu hiện: +Câu biểu hiện hành động +Câu biểu hiện trạng thái, tính chất. +Câu biểu hiện quá trình +Câu biểu hiện tư thế +Câu biểu hiện sự tồn tại +Câu biểu hiện quan hệ * Nghĩa tình thái: Là thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc IV. Củng cố: Gv nhấn mạnh các ý cơ bản đã hệ thống hóa cho HS để củng cố bài học. V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị ôn tập tiếng Việt t2 VI. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 116 Ngày soạn: 9/5/2010 Tiếng Việt TÊN BÀI: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học. 2. Kỹ năng: Reìn kyî nàng sử dụng, thực hành về tiếng Việt. 3.Thái độ: Có ý thức trân trọng, yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Vấn đáp- diễn giảng- thảo luận C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ ôn tập III. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Tiết học này giúp các em hệ thống lại những kiến thức về tiếng Việt dã được học trong chương trình 11. b.Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs làm bài tập 6 6. Câu 6: Dễ họ không phải đi gọi đâu? Nghĩa sự việc: câu biểu hiện hành động Nghĩa tình thái: phỏng đoán sự việc Hoạt động 2 (Câu 7) Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Ví dụ minh hoạ 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp 1. “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” 2. Từ không biến đổi hình thái 2. “Con ngựa đá con ngựa đá” 3. ý nghĩa ngữ pháp là ở chỗ sắp đặt từ và cách dùng hư từ 3. Tôi ăn cơm . ăn cơm cùng tôi Tôi đang ăn cơm Hoạt động 3 (Câu 8) Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ chính luận 1.Các phương tiện diễn đạt: +Từ vựng (phong phú) cho từng loại +Từ ngữ chung, lớp từ chính trị +Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn +Ngữ pháp: câu chuẩn mực +Biện pháp tu từ: không hạn chế +Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều 2. Đặc trưng cơ bản: +Tínhthông tin, thời sự +Tính ngắn gọn +Tính sinh động hấp dẫn +Tính công khai về quan điểm chính trị +Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận +Tính truyền cảm, thuyết phục IV. Củng cố: GV nhắc lại các ý cơ bản đã hệ thống hóa để củng cố bài học V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận VI. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: