Giáo án Ngữ văn 11 - Người trong bao

Giáo án Ngữ văn 11 - Người trong bao

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 - Hiểu được giá trị tư tưởng truyện ngắn Người trong bao: phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỷ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX, qua hình tượng người trong bao Bê-li-cốp.

- Thấy được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo; giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng đọc – hiểu một tác phẩm truyện ngắn nước ngoài.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Thái độ

- Làm phong phú thêm tâm hồn, xúc cảm thẩm mỹ của bản thân.

 

docx 21 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 3410Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Người trong bao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Huỳnh Thị Thúy Hà
Ngày soạn: 14/03/2018
Ngày giảng: 19/03/2018
Tiết 97 – 98: Đọc – hiểu:
NGƯỜI TRONG BAO
 (A.P.Sê-Khốp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Hiểu được giá trị tư tưởng truyện ngắn Người trong bao: phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỷ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX, qua hình tượng người trong bao Bê-li-cốp.
- Thấy được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo; giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn. 
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc – hiểu một tác phẩm truyện ngắn nước ngoài.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Làm phong phú thêm tâm hồn, xúc cảm thẩm mỹ của bản thân. 
- Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng cao đẹp.
4. Năng lực: Năng lực đọc – hiểu, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giao tiếp và sử dụng tiếng Việt, năng lực liên tưởng, tưởng tượng; năng lực tự nhận thức; năng lực đánh giá...
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Phương tiện
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu,...
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn,...
2. Nội dung chuẩn bị
GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài trước ở nhà:
Nhóm 1: Giới thiệu những nét chính về tác giả Sê-khốp 
Nhóm 2: Giới thiệu về tác phẩm “Người trong bao” (Bối cảnh xã hội Nga cuối thế kỉ XIX, hoàn cảnh sáng tác, các hình tượng chính, các đánh giá về tác phẩm).
Nhóm 3: Tóm tắt tác phẩm (bằng một đoạn văn hoặc bằng sơ đồ).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục đích: Tạo ra tình huống có vấn đề, thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp: Trực quan; trải nghiệm.
- Thời gian: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Trò chơi: ONG TÌM CHỮ
Luật chơi:
- Có 15 ô bí mật, mỗi ô chứa các từ lần lượt là: 
+ 5 ô chữ An-tôn
+ 2 ô chữ Páp-lô-vích 
+ 7 ô Sê-khốp 
+ 1 ô chữ An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp
- GV đưa ra 4 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng, HS được phép mở ngẫu nhiên 3 ô số bất kì để ghép hoàn chỉnh:
“An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp”
- HS nào mở thành công ô chữ sẽ trở thành người chiến thắng và trò chơi kết thúc.
Câu hỏi 1: Những hình ảnh trên khiến em nghĩ đến đất nước nào?
+ Hình ảnh hàng bạch dương
+ Búp bê Nga
+ Quảng trường đỏ
Câu hỏi 2: Tên gọi hình thái xã hội của nước Nga cuối thế kỉ XIX là gì?
Câu hỏi 3: Đây là tên một thể loại văn học, dung lượng nhỏ, thường chỉ tập trung vào một tình huống, chủ đề nhất định?
Câu hỏi 4: Đây là tên một trào lưu sáng tác lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác, mang tới những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh.
HS: Tích cực tham gia
GV (dẫn vào bài): Chúng ta vừa tìm ra những từ khóa liên quan đến nhà văn vĩ đại người Nga Anton Pavlovich Sekhov. Nếu như PuSkin được coi là người mở đường tinh anh và tài hoa, là khởi đầu của mọi khởi đầu thì Sê-khốp là đại biểu ưu tú cuối cùng khép lại chặng đường vinh quang của chủ nghĩa hiện thực Nga. Trong lĩnh vực truyện ngắn, ông là nhà cách tân nghệ thuật thiên tài. Truyện của ông thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân bản sâu xa. Truyện “Người trong bao” là một trong số đó. Hình tượng con người sống thu mình, hèn nhát, bạc nhược, thảm hại đã được ông phản ánh và khái quát thành triết lí sâu xa trong tác phẩm của mình. Vậy để hiểu rõ hơn về tác giả Sê-khốp và hình tượng “người trong bao” thì chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.
Đáp án: 
NƯỚC NGA
NÔNG NÔ CHUYÊN CHẾ
TRUYỆN NGẮN
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục đích: Hình thành, giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm, phân tích được các hình tượng nghệ thuật chính trong bài.
- Phương pháp: Tái hiện, gợi mở, phân tích nêu vấn đề, giảng bình
- Thời gian: 65 phút
GV: Trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và con người nhà văn Sê-khốp?
HS: Nhóm 1 báo cáo phần chuẩn bị bài của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt kiến thức
GV: Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm “Người trong bao”?
Nhóm 2: Trình bày phần chuẩn bị, nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Sau đây nhóm 3 sẽ giúp chúng ta tóm tắt lại nội dung truyện ngắn “Người trong bao”?
Nhóm 3: Trình bày phần chuẩn bị
Các nhóm khác: nhận xét, bổ sung
GV: Tóm tắt văn bản dưới dạng sơ đồ
GV: Phát phiếu học tập cho học sinh.
Yêu cầu HS theo dõi văn bản. Tìm những chi tiết nói về chân dung; thói quen lối sống; suy nghĩ, tư tưởng của nhân vật Bê-li-cốp, ảnh hưởng của hắn tới mọi người xung quanh và cảm nhận của em về nhân vật.
HS: Thảo luận cặp đôi điền thông tin vào phiếu học tập. Báo cáo kết quả thảo luận.
GV: Những chi tiết làm nổi bật chân dung Bê-li-cốp?
GV: Từ những chi tiết miêu tả chân dung Bê-li-cốp, em hãy nêu những cảm nhận ban đầu về nhân vật này?
GV: Những chi tiết cho thấy lối sống thói quen sinh hoạt của Bê-li-cốp khi ở nhà, khi ra ngoài?
GV: Nhận xét về thói quen sinh hoạt của nhân vật Bê-li-cốp?
HS: Lối sống kì quặc, khép kín
GV: Từ ngoại hình đến lối sống thói quen sinh hoạt của Bê-li-cốp rất kì quái, vậy suy nghĩ, tư tưởng của anh ta ra sao? 
HS: Phát hiện, phân tích
GV: Qua các chi tiết nói về suy nghĩ, tư tưởng của Bê-li-cốp em thấy Bê-li-cốp là con người như thế nào?
HS: Một con người hèn nhát, yếu đuối thảm hại, thiếu cảm giác an toàn, máy móc giáo điều.
GV: Lối sống của Bê-li-cốp đã tác động đến mọi người xung quanh hắn như thế nào? Tìm giúp cô những chi tiết thấy được điều đó?
GV: Từ đây chúng ta rút ra được kết luận gì về con người của Bê-li-cốp?
GV (chuyển ý): Khi còn sống, Bê-li-cốp trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của mọi người, vậy khi hắn chết thái độ của mọi người ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu?
GV: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Bê- li- cốp?
HS: Tiếng cười âm vang, lảnh lót “ha – ha – ha” đã chấm dứt tất cả.
“Hắn không nghe thấy Va- ren- ca nói gì, không còn nhìn thấy gì nữa. Trở về đến nhà việc đầu tiên của hắn là cất tấm ảnh để trên bàn đi, sau đó lên giường nằm và không bao giờ dậy nữa.”
GV: Nhưng theo em nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp có phải là tiếng cười của Va-ren-ca không, hay có nguyên nhân sâu xa khác?
Gợi ý: Nếu đặt địa vị e là Bê-li-cốp thì tiếng cười Va-ren-ca có đến mức khiến mình sốc nặng mà suy sụp, không thể tỉnh dậy không?
HS: Không. Chính do tính cách, lối sống, suy nghĩ của Bê-li-cốp dẫn đến cái chết của hắn.
GV: Việc hắn bị cô-va-len-cô đẩy ngã xuống cầu thang đã bị va-ren-ca nhìn thấy. Varenca còn “cười phá lên”, “cười âm vang, lảnh lót”. Người kể đã bình: “cái tiếng cười âm vang, lảnh lót ha ha ha đã chấm dứt tất cả: chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời Bê-li-cốp”. Tiếng cười của Va-ren-ca đã tố cáo với Bê-li-cốp rằng: những người ở chân cầu thang đã biết tất cả. Điều kinh khủng nhất của hắn là trở thành trò cười cho thiên hạ, mà trước hết là tiếng cười của Va-ren-ca. Hắn ghét và hắn nằm trong quan tài “cái bao” bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt – kì dị cả đời Bêlicôp.
Bê-li-cốp đã chết do chính lối sống bảo thủ,bạc nhược,ích kỉ do mình tạo ra.Vậy khi Bê-li-cốp chết thì như nào,chúng ta cùng tìm hiểu sang nội dung tiếp theo.
GV: Em hãy tìm những chi tiết cho thấy vẻ mặt của Bê-li-cốp khi đi vào cõi chết?
HS: Một tháng sau, Bê-li-cốp chết. Bấy giờ, khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa.
GV: Vậy thái độ của mọi người trước cái chết của Bê- li- cốp như thế nào?
HS: Từ nghĩa địa trở về, lòng chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước.
GV: Cái chết của Bê-li-cốp có ý nghĩa gì? (đối với bản thân Bê-li-cốp, mọi người)
HS: phát hiện
GV: Nhà văn muốn gửi đến độc giả thông điệp gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhà văn muốn nói đến hiện thực dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li- cốp, đã ám ảnh đầu độc bầu không khí trong sạch lành mạnh kìm hãm xự tiến bộ của xã hội nước Nga đương thời. Nhà văn muốn thức tỉnh mọi người “không thể sống như thế mãi được”.
GV dẫn dắt: Bê-li-cốp sống ích kỉ, bảo thủ, thu mình trong một vỏ bọc. Vậy qua hình ảnh “cái bao” tác giả muốn ẩn ý điều gì?
GV: Em hiểu như thế nào về hình tượng “cái bao”
HS: + Vật kín để gói, đựng đồ vật.
+ Cuộc sống thu mình của Bê- li- cốp.
GV: Theo em, hiện nay còn có những người có lối sống trong bao như Bê-li-cốp không? Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?
HS: Tự suy nghĩ, liên hệ bản thân
GV: Qua tìm hiểu tác phẩm, em hãy trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
HS: Khái quát, tổng hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Antôn Páplôvích Sêkhốp (1860-1904)
a. Cuộc đời: 
- Gia đình: lao động bình dân ở tỉnh Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp.
- Bản thân: Sau khi tốt nghiệp Sê-khốp vừa làm bác sĩ vừa tham gia viết báo, viết văn và làm nhiều công việc xã hội khác.
=> Cuộc đời của Sê-khốp là cuộc đời của con người nhiệt tình chống lại chế độ nông nô chuyên chế Nga Hoàng.
b. Sự nghiệp văn học:
- Là nhà văn Nga kiệt xuất
- Truyện ngắn: 15 tập, tiêu biểu: Anh béo anh gầy, Phòng số 6, người trong bao...
- Kịch: 3 tập tiêu biểu: Hải âu, ba chị em, vườn anh đào...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Sê-khôp:
 + Về nội dung: Lên án chế độ xã hội bất công; Phê phán sự xa đọa tinh thần trong giới tri thức
+ Về nghệ thuật: Cốt truyện thường đơn giản, ngắn gọn, hàm súc, ít yếu tố gay cấn.
=> Cốt truyện giản dị nhưng thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Đặc biệt ông rất chú ý tới các chi tiết khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
c. Vai trò, vị trí: 
- Là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
- Là nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.
2. Tác phẩm “Người trong bao”
 - Hoàn cảnh ra đời:
+ Viết năm 1898 khi nhà văn dưỡng bệnh tại tỉnh Ianta trên bán đảo Crưm, biển Đen.
+ Hoàn cảnh xã hội: xã hội nước Nga đang nghẹt thở dưới bầu không khí chuyên chế u ám, nặng nề cuối XIX. 
- Hình tượng nghệ thuật:
+ Nhân vật Bê-li-cốp
+ Hình tượng cái bao
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – tóm tắt
- Tóm tắt:
Truyện kể về một người giáo viên dạy tiếng Hi Lạp, lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài. Hắn nhút nhát, lầm lì, máy móc giáo điều theo những chỉ thị, thông tư. Sự xuất hiện của hắn mang tới cảm giác lo âu, sợ sệt, áp lực cho đồng nghiệp và cư dân quanh vùng.
Tuy sống thu mình đơn độc, nhưng Bê-li-cốp cũng đã tính đến chuyện lấy vợ. Đó là Va-ren-ca, chị gái của Cô-va-len-cô, một giáo viên trẻ mới ra trường. Ngày hôm trước, có người vẽ tranh châm biếm “Một người tình si” gửi đến Bê-li-cốp. Ngày chủ nhật hôm sau, Bê-li-cốp lại ngạc nhiên, hoảng hốt khi chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca và Cô-va-len-cô phóng xe đạp vút qua. Buổi tối, Bê-li-cốp quyết định đến nhà Va-ren-ca để tâm sự và góp ý về việc hai chị em đi xe đạp. Nói đi nói lại một hồi hai người cãi nhau. Bê-li-cốp doạ sẽ báo cáo sự việc lên hiệu trưởng, Cô-va-len-cô túm áo và xô mạnh, Bê-li-cốp lộn nhào xuống cầu thang. Chứng kiến cảnh tượng đó, Va-ren-ca phá lên cười. Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã liền trở về nhà. Một tháng sau, Bê-li-cốp qua đời. Sau cái chết của Bê-li-cốp, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tất cả trở lại như cũ vì lối sống, tính cách của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng quá sâu đậm đến mọi người.
2. Phân tích
a. Nhân vật Bê-li-cốp:
*Đặc điểm nổi bật:
- Chân dung:
 + Đôi mắt: giấu sau cặp kính
+ Gương mặt: nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt như mặt chồn.
+ Trang phục: giầy cao su, bông nhét lỗ tai
+ Dáng điệu: Lúc nào cũng giấu mặt sau cổ áo
=> Ngoại hình kì quái, khác người, cố thu mình vào trong bao
- Lối sống, thói quen sinh hoạt:
 Khi ở nhà:
+ Mặc áo ngoài
+ Đội mũ
+ Đóng cửa kín mít
+ Cài then
+ Buồng ngủ như cái hộp
+ Khi ngủ kéo chăn trùm kín đầu
 Khi ra ngoài:
+ Mang theo đồ dùng: ô trong bao, đồng hồ trong bao, dao gọt bút chì trong bao.
+ Ngồi trong xe ngựa kéo mui lên
+ Đến nhà đồng nghiệp: kéo ghế ngồi sau một tiếng ra về.
=> Bê-li-cốp là người có lối sống kì quặc, khép kín.
- Suy nghĩ, tư tưởng:
+ Ngại giao tiếp.
+ Sợ hãi, lo âu nhỡ xảy ra chuyện gì
+ Sợ hiện tại, ngợi ca quá khứ
+ Sợ cả những cái vớ vẩn: sợ bị chế giễu, sợ kẻ trộm chui vào nhà
+ Sống theo thông tư, chỉ thị lệnh cấm
=> Suy nghĩ, tư tưởng cho thấy Bê-li-cốp là con người sống thu mình, hèn nhát, cô độc, sợ hãi hiện thực, máy móc giáo điều.
*Ảnh hưởng của Bê-li-cốp đến mọi người:
- Bê-li-cốp khống chế mọi người xung quanh, trường học, thành phố bằng những thông tư, chỉ thị
- Thái độ của mọi người:
 + Giáo viên sợ
+ Hiệu trưởng sợ
+ Các bà các cô không dám tổ chức diễn kịch
+ Giới tu hành không dám ăn thịt, đánh bài
+ Cả trường học, cả thành phố đều sợ.
=> Lối sống của Bê-li-cốp đã đầu độc làm cho sợ hãi ám ảnh tinh thần mọi người trong suốt 15 năm trời cho đến khi hắn chết.
=> Bê-li-cốp là hình ảnh điển hình của kiểu “người trong bao”. Là tay sai đắc lực duy trì chế độ nông nô chuyên chế Nga Hoàng, khống chế mọi người.
*Cái chết của Bê-li-cốp
- Nguyên nhân:
+ Không phải là do hành động bực tức, thô bạo của Cô-va-len-cô (túm cổ xô ngã.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Tiếng cười của Va-ren-ca.
Bê-li-cốp sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca (tiếng cười hahaha của Va-ren-ca vang lên không đúng lúc).
+ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp là do chính bản thân con người bảo thủ, bạc nhược. Trước sau cũng sẽ dẫn đến cái chết bởi lối sống ấy.
- Khi Bê-li-cốp chết
Vẻ mặt khi đi vào cõi chết:
+ Vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh và mãn nguyện.
+ Hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã chui được vào trong bao và không bao giờ phải thoát ra nữa.
=> Hắn đã đạt được mục đích của cuộc đời.
- Thái độ của mọi người:
+ Khi y chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Một tuần sau, người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn
=> Bê-li-cốp là một con người cụ thể nhưng lại là đại diện cho một số con người sống khép mình trong xã hội ấy. Lối sống, kiểu người như Bê-li-cốp đã làm ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa nước Nga. 
- Ý nghĩa cái chết:
+ Đối với bản thân: cái chết chính là sự giải thoát
+ Đối với mọi người: trút bỏ được gánh nặng, nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
=> Một thực trạng đáng lên án ở xã hội Nga TK XIX, một xã hội như cái bao khổng lồ, sản sinh ra lối sống cô độc thảm hại, có thể giết chết con người. Và chỉ khi con người thức tỉnh “không thể sống mãi như thế được” và quyết tâm làm cuộc cách mạng ấy, lúc đó lối sống “trong bao” mới có thể được đào sâu chôn chặt.
3. Hình tượng “cái bao”
- Nghĩa đen: Bao là vật dùng để gói, đựng đồ vật
- Nghĩa chuyển: Bao là biểu tượng của cuộc sống thu mình của Bê- li- cốp. 
- Nghĩa biểu trưng: Xã hội Nga thế kỉ XIX ngột ngạt, bóp nghẹt sự sống của con người.
=> Biểu tượng “bao” nhằm phê phán lối sống nhu nhược, tự ti, bảo thủ của nhân vật. Qua đó, ta thấy được lối sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Phê phán lối sống hèn nhát, bảo thủ và ích kỉ của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp, rộng hơn là một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng và nhân vật điển hình.
- Giọng kể chậm rãi, giễu cợt, châm biếm, mỉa mai.
- Ngôi kể: Thứ 3, truyện lồng truyện
- Đối lập tương phản: dùng phản đề để khẳng định chủ đề.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục đích: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kĩ năng tiếp nhận, kĩ năng phân tích, đọc - hiểu tác phẩm văn chương. 
- Phương pháp: Giao tiếp, phân tích, thực hành, vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
GV: Cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy về hình tượng nhân vật Bê-li-cốp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; năng lực tự học; năng lực nghiên cứu, sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn cho bài học.
- Phương pháp: Tự học, thuyết trình.
- Thời gian: 10 phút.
GV: Cho HS đọc một đoạn văn:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Yêu cầu: Qua việc tìm hiểu truyện “Người trong bao” cùng đoạn văn bản trên. Cảm nhận của em về lối sống “trong bao” của giới trẻ hiện nay.
- Khái niệm
- Biểu hiện, thực trạng
- Hậu quả
- Thái độ
- Giải pháp, rút ra bài học cho bản thân.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp và học tập.
- Phương pháp: Tự học, thực hành.
- Thời gian: Làm ở nhà.
GV: Yêu cầu học sinh: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống như Bêlicốp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
Phương diện
Chi tiết
Nhận xét
Chân dung, ngoại hình
Thói quen, lối sống
- Khi ở nhà:
- Khi ra đường:
PHIẾU HỌC TẬP
Phương diện
Chi tiết
Nhận xét
Suy nghĩ,
tư tưởng
Ảnh hưởng của Bê-li-cốp đến mọi người xung quanh
CÁI CHẾT CỦA BÊ-LI-CỐP
Nguyên nhân
- Nguyên nhân trực tiếp:
- Nguyên nhân sâu xa:
Vẻ mặt của Bê-li-cốp lúc chết
Thái độ của mọi người
Ý nghĩa cái chết

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_nguoi_trong_bao.docx