NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
TIẾT 97-98 V. HUY-GÔ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Phân tích chứng minh được những nét đặc trưng của bút pháp Vích-to Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản; sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện.
- Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn văn. Nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ, so sánh và nghệ thuật tương phản đều là phương tiện để biểu hiện một ý nghĩa tư tưởng tiến bộ: sự đối lập giữa ác và thiện, Cường quyền và Nạn nhân. Kết hợp với đoạn bình luận ngoại đề biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện, những biện pháp nghệ thuật trên không những có ý nghĩa phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ, mà còn khẳng định một lí tưởng.
- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán của HS: qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp XH được tác giả đề xuất, có thể gợi ý cho HS suy nghĩ thêm về con đường thực hiện lí tưởng.
NS: 13/3/09 ĐV NG: 16/3/09 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN TIẾT 97-98 V. HUY-GÔ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Phân tích chứng minh được những nét đặc trưng của bút pháp Vích-to Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản; sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện. - Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn văn. Nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ, so sánh và nghệ thuật tương phản đều là phương tiện để biểu hiện một ý nghĩa tư tưởng tiến bộ: sự đối lập giữa ác và thiện, Cường quyền và Nạn nhân. Kết hợp với đoạn bình luận ngoại đề biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện, những biện pháp nghệ thuật trên không những có ý nghĩa phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ, mà còn khẳng định một lí tưởng. - Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán của HS: qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp XH được tác giả đề xuất, có thể gợi ý cho HS suy nghĩ thêm về con đường thực hiện lí tưởng. B/ Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Soạn bài C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1: Kiểm tra bài cũ HĐ 2: Giới thiệu bài mới HĐ 3: Bài mới Hoạt động của Thầy HĐ của trò Nội dung kiến thức ? Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả Vích-to Huy-gô? ? Huy-gô đã sáng tác ở những thể loại nào? Nội dung của những sáng tác đó là gì? ? Qua những điều trên em hãy cho biết những đánh giá của thế giới về Hgô? ? Em hãy tóm tắt tác phẩm " Những người khốn khổ" ? Em hãy cho biết giá trị của tphẩm? ? Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích? -> Đoạn trích có một vị trí đặc biệt trong diễn biến cốt truyện về nhân vật TT: Lần đầu tiên ông Ma-đơ-len xuất đầu lộ diện đã chọn tình thương một giải pháp quyết liệt để đối phó với cường quyền. Thể hiện tính chất tiêu biểu cho bút pháp H Gô và dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. GV hướng dẫn đọc phân vai: Giăng Van-giăng, Gia-ve, Phăng-tin, người dẫn truyện. GVNXét ? Em hãy cho biết Gia-ve làm nghề gì Trong nghề nghiệp của mình hắn tỏ ra là người như thế nào? ? Tìm những chi tiết mtả ngoại hình, tính cách của Gia-ve? ? Nghệ thuật mtả Gia- ve? Qua ngệ thuật đó thể hiện Gia-ve là người ntn? ?Khi Gia-ve xuất hiện đã khiến cho Phăng-tin run lên vì sợ hãi song hắn có hề cảm thông cho tình cảnh hết sức nguy kịch của cô không? ? Gia-ve đã có lời nói cử chỉ, thái độ như thế nào đối với G.V.g? ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của hắn? ? Khi phát hiện ra địch thủ của mình đang lộ diện trước mặt, Gia-ve đã có hành động ntn? ? Em có nhận xét gì về hành động đó của Gia-ve? ? Em có nhận xét gì về thái độ của Gia-ve? ? Từ đó em hãy cho biết Gia-ve là người như thế nào? ? Gia-ve có thái độ và hành động ntn khi thấy đối thủ của mình đe dọa? ? Qua chi tiết trên em còn nhận thấy hắn là kẻ ntn? ? Khái quát lại nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Gia-ve? ? Thái độ của nhà văn đối với Gia ve? ? Em hãy cho biết hoàn cảnh của G.V.g lúc này ntn? ? Em có nhận xét gì về hành động của G.V.g/ ? Mở đầu Truyện Những người khốn khổ bằng một giải pháp như trên cho thấy tác giả muốn gửi gắm điều gì? ? Em hãy cho biết tình thế của G.V.g lúc này ntn? Tình thế hết sức nguy kịch. ? Qua việc làm trên của G.V.g em thấy G đại diện cho cái thiện hay cái ác? ? Trước tình trạng hoảng sợ lo lắng của Phăng-tin khi thấy gia-ve xuất hiện, G.V.g đã có lời nói thái độ như thế nào? Tìm những chi tiết mtả cử chỉ giọng nói thái độ của Giăng Van-giăng? ? Tại sao G lại có thái độ nhún nhường trước tên thanh tra mật thám? ? Thái độ của G đã thay đổi như thế nào từ sau cái chết của Phăng-tin? ? Em có nhận xét gì về tình thế câu chuyện? Câu chuyện trở nên kịch tính đầy sức hấp dẫn: tình thương đã đẩy lùi cái ác. -> G.V.g giống như người anh hùng có sức mạnh phi thường, sẵn sàng ngăn cản cường quyền, bạo lực để che chở bảo vệ cho con người. ? G đã có hành động gì sau khi Phăng-tin đã chết? ? Tác giả đã sd nghệ thuật gì? Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ve Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? ? Em có suy nghĩ gì về hai câu văn " Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại" Và " giờ thì tôi thuộc về anh" ? Vậy ý nghĩa nhan đề của đoạn trích là gì: Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền? Có hai cách hiểu: Gia-ve trước đây phải phục tùng ngài thị trưởng thì giờ đây khi thị trưởng tự thú trở về với tên họ thật của người tù khổ sai, hắn đã trở lại là người có uy quyền quát mắng hống hách và bắt G. C2: G mới là người khôi phục uy quyền bởi lúc đầu Gia-ve hống hách nhưng sau đó hắn lại phải run sợ nem nép nghe theo G. lúc đầu G rất nhún nhường nhưng càng ngày ông càng lấy lại uy thế và sức mạnh của mình trước Gia-ve. ? Qua nhân vật Giăng van-giăng tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? ? Qua sự phân tích trên em hãy cho biết giá trị nghệ thuật của đoạn trích? HSTL HSTL HSTL HS đọc tt HSTL HS đọc HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL I/ Đọc-tiếp xúc văn bản 1, Tác giả + Vích-to Huy-gô( 1802- 1885) + Thời thơ ấu trải qua nhiều giằng xé về mặt tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn. + Bản thân: thông minh, có năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là " thần đồng", đbiệt là Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của người mẹ, ấn tượng mãnh liệt từ những hành trình chuyển quân của cha, sự từng trải và bài học thực tiễn để lại ấn tượng không phai mờ trong sự nghiệp sáng tác VC của t/g. + Thế kỉ XIX đầy bão tố cách mạng, ảnh hưởng không nhỏ tới sáng tác của HGô. + Những HĐ chính trị và XH tác động mạnh mẽ tới nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại. + SNST: tác phẩm tiêu biểu/SGK Stác trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ, kịch Các tác phẩm của Hgô thể hiện lòng yêu thương bao la của ông đối với những người khốn khổ. => Với tất cả những đóng góp và thành tựu đạt được H.Gô đã trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ và truy tặng danh nhân văn hóa thế giới và là người đầu tiên được chôn cất ở trong điện Păng-tê-ông( nơi chỉ dành cho vua chúa). 2, Tiểu thuyết " Những người khốn khổ", và văn bản " Người cầm quyền khôi phục uy quyền" a, Tiểu thuyết " Những người khốn khổ" + Tóm tắt tác phẩm + Giá trị của tác phẩm: Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa in đậm chủ nghĩa lãng mạn của V. Huy-Gô. b, Văn bản + Vị trí: Nằm ở phần 1, quyển 8 chương IV của tác phẩm. + Đọc-giải thích từ khó II/ Đọc-hiểu văn bản 1, Nhân vật Gia-ve + làm thanh tra mật thám, hắn đã truy sát G.V.g như hình với bóng suốt năm năm trời và hắn coi G.V.g như một địch thủ bí hiểm, một đô vật lạ lùng mà hắn không thể quật ngã-> Là một viên cảnh sát tận tụy với nghề nghiệp bảo vệ cho chính quyền TS như một con chó giữ nhà trung thành với chủ, HĐ như một cỗ máy, rập khuôn, vô hồn vô cảm . + Bộ mặt gớm ghiếc + Cặp mắt nhìn như cái móc sắt. + Cái nhìn ấy quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ + Giọng nói có cái gì man rợ và điên cuồng... không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. + Tiếng cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. NT: So sánh, phóng đại quy về ẩn dụ, lời bình luận ngoại đề -> Gia-ve giống như một con ác thú, đại diện cho cái ác, mất hết tính người. + Trước sự hoảng hốt sợ hãi của con bệnh Phăng-tin, hắn không hề động lòng thương xót ngược lại hắn còn quát lên: " Mau lên" -> hắn nói cộc lốc, có vẻ khoái trá của con thú vờn mồi. Sau đó hắn đứng lì một chỗ ném cái nhìn như thôi miên về phía con mồi, sau đó mới lao tới ngoạm lấy cổ con mồi" túm lấy cổ áo". Hắn phá lên cười đắc ý. + Ngôn ngữ: Nói to! Nói to lên! Ai nói với ta phải nói to lên. Ta cần gì điều đó. Ta không thèm nghe!Mày nói giỡn.... đấy Giờ lại đến lượt con này.... đấy. -> Ngôn ngữ thô bỉ, tàn nhẫn. + Hành động: lúc thì hét lên khi thì nắm lấy cổ áo", "rậm chân", hắn nhìn Phăng-tin trừng trừng... -> Hành động lỗ mãng bạo ngược, những hành động tác oai tác quái ấy có thể khiến người bệnh khiếp sợ mà chết. + Thái độ hung hăng, hống hách: lúc này Phăng-tin rất yếu, tính mạng đang bị đe dọa. Niềm hi vọng niềm vui duy nhất còn lại trên cõi đời là ông thị trưởng sẽ chuộc Cô-dét về cho chị. Gia-ve đã triệt tiêu niềm động viên, an ủi ấy: " Mày nói giỡn..." Mặc dù rất đau đớn nhưng còn ông thị trưởng thì chị vẫn còn hi vọng sẽ được gặp con. Song một lần nữa, Gia-ve lại dập nốt tia hi vọng của người mẹkhốn khổ bằng lời tuyên bố thẳng thừng: " Không có ông Ma-đơ-len....sai"-> lời nói độc địa đó khiến Phăng-tin bị sốc và cái chết đến quá nhanh với chị -> hắn là một kẻ tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người + Khi thấy G.V.g giật thanh giường và đe dọa hắn: hắn run sợ, định đi gọi lính tráng những lại lo sợ G.V.g thừa cơ trốn mất. Hắn đành đứng lại mắt không rời G.V.g -> là một kẻ ham sống sợ chết, hèn hạ và đa nghi => Tlại Nhà văn đã sd kết hợp so sánh, phóng đại và lời bình luận ngoại đề mtả sinh động chân dung Gia-ve, hơn thế còn tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của hắn. Thái độ của tác giả: ghê tởm, căm ghét đối với loại người như hắn. 2, Giăng Van-giăng + là một người tù khổ sai đang phải lẩn trốn dưới cái tên là thị trưởng Ma-đơ-len, nhưng để cứu cho một người khỏi bị bắt oan ông đã quyết định ra tòa tự thú, và ông trở lại đúng là Giăng Van-giăng-> HĐ hết sức dũng cảm và cao thượng( hi sinh cả tước vị-thị trưởng, và cả bản thân để cứu người). Lấy tình thương là giải pháp cho sự công bằng XH. Đó là lí tưởng đẹp đẽ song có phần ảo tưởng của chủ nghĩa lãng mạn và bút pháp đặc trưng của V.H + Biết được mình sắp vào tù nên G.V.g đã đến từ biệt Phăng-tin( một người phụ nữ đáng thương đã phải bán răng bán tóc và bán cả thân để nuôi con, nhưng giờ đây chị đang trên giường bệnh, sắp từ biệt cõi đời và có khao khát được gặp lại đứa con là Cô-dét. G.V.g đã hứa sẽ đi tìm lại đứa con cho Phăng-tin). -> là đại diện cho cái thiện, tình thương yêu con người. * Trước người bệnh là Phăng-tin - Thấy Phăng-tin run lên sợ hãi,cầu cứu mình khi thấy Gia-ve xuất hiện, G.V.g đã có thái độ chấn an tinh thần cho chị: + Giọng nhẹ nhàng và điểm tĩnh : Cứ yên tâm. Không phải nó bắt chị đâu. + Cách nói tế nhị: tôi biết là anh muốn gì rồi" + Trước thái độ hung hăng hành động bạo ngược, ngôn ngữ thô bỉ của Gia-ve, G.V.g vẫn rất bình tĩnh nhún nhường không cố gỡ bàn tay hắn mà còn kính cẩn: " thưa ông tôi muốn nói riêng với ông câu này". + Thì thầm cầu xin Gia-ve cho ba ngày để đi tìm Cô-dét cho Phăng-tin. -> Mọi biểu hiện nhún nhường của G.V.g trước Gia-ve đều xuất phát từ sự lo ngại của ông đối với bệnh tình của Phăng-tin. Vì chỉ cần một cú sốc nhỏ cũng có thể khiến Phăng-tin lâm vào trạng thái nguy kịch và dẫn tới cái chết. * Khi Phăng-tin chết + Thái độ và hành động của G.V.g thay đổi hoàn toàn: Kết tội Gia-ve: Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó" Hành động quyết liệt: Để bàn tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con. Giật thanh giường chẳng khó khăn gì, nói bằng một giọng cố ý mới nghe rõ: Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này. -> Tình thế hết sức căng thẳng, hành động của G cho thấy tình thế đã xoay chiều, Gia-ve đã không còn thế chủ động, mà G mới là người giữ thế chủ động, đe dọa Gia-ve Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm thì tình thương cũng có sức mạnh đẩy lùi cái ác, cái tội lỗi. Sức mạnh của tình cảm yêu thương đối với con người, nhất là những người nghèo khổ đã giúp G.V.g có thêm sự cam đảm để vượt qua ranh giới của sự sợ, quên đi hoàn cảnh của bản thân để hành động vì người khác. * Hành động của G.V.g đối với Phăng-tin G.v.g tì khuỷu tay lên thành giường, .... nỗi thương xót khôn tả + Ông nói gì với chị....cõi chết NT: lời bình luận ngoại đề vừa có tác dung nói trực tiếp những tình cảm cảm xúc của người kể chuyện mà còn có chức năng mtả và khẳng định lí tưởng của nhà văn. Người kể chuyện không nói trực tiếp G.V.g đã nói gì với Phăng-tin nhưng có lẽ ông đã cầu chúc cho Phăng-tin và hứa với cô sẽ tìm mọi cách để cứu Cô-dét. -> Sự hiện diện của G.V.g giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế, một vị thánh. + Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại.-> Bầu ánh sáng vĩ đại phải chăng là ánh hào quang của Đức Chúa soi rọi, bao bọc những vẻ đẹp thánh thiện của đời sống. Câu văn thể hiện niềm tin bất diệt vào tình thương giữa con người với con người và sức mạnh của tình đồng loại. Câu văn còn thể hiện rõ chủ nghĩa lãng mạn, luôn vượt lên hiện thực, vươn tới cái tốt đẹp, cái thánh thiện, thanh khiết. + Giờ tôi đã thuộc về anh-> câu văn trở lại với thực tế đầy khắc nghiệt. Tuy nhiên câu nói này cũng toát lên một sự thanh thản, thoải mái và tự do đến lạ thường. Hai câu văn và phần kết hé mở một khía cạnh khác: mối quan hệ giữa lí tưởng với hiện thực- liệu có thể cứu rỗi tâm hồn con người và cứu vãn được tình cảnh đau khổ của con người chỉ bằng tình thương. Thông điệp: Lòng nhân ái rất cần thiết trong cuộc sống nhất là khi con người rơi vào tình thế khó khăn. Trong bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Tuy nhiên, để xóa hết bất công, bạo lực và ngang trái, để cứu con người khỏi bàn tay của loài " quỷ dữ", " ác thú" thì không thể chỉ dựa vào tình thương và lòng nhân ái. Loài người cần phải có nhiều biện pháp khác. III/ Tổng kết 1, Nghệ thuật So sánh ẩn dụ khắc họa chân dung nhân vật theo chiều sâu ý nghĩa và khái quát nghệ thuật: Gia-ve-ác thú-cái ác; G-vị cứu tinh, đáng cứu thế- cái Thiện. Xây dựng những hình tượng tương phản điển hình cho bút pháp của Huy-gô. Sự đan xen những lời bình luận ngoại đề làm cho câu chuyện hấp dẫn sinh động hơn. 2, Nội dung Ghi nhớ /SGK/ 80 HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà - HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản - Tiết sau chuẩn bị bài thao tác lập luận bình luận. Các em về xem lại văn bản Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ. Chỉ ra những ý kiến đánh giá đúng sai, hay dở trong lập luận của Nguyễn Trường Tộ.
Tài liệu đính kèm: