Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao tiết 35: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao tiết 35: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

TIẾT 35:

CHIẾU CẦU HIỀN

 Ngô Thì Nhậm

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài để thấy được tầm chiến lược sâu rộng cũng như tấm lòng vì dân, vì nước của ông.

- Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ vừatâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- Giáo viên thiết kế giáo án chu đáo, khoa học.

- Phương pháp: giảng bình, phân tích, tổng hợp, phát vấn, thảo luận nhóm.

- Học sinh đọc bài trước, soạn phần Hướng dẫn học bài.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4322Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao tiết 35: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	 
 TIẾT 35:
CHIẾU CẦU HIỀN
	Ngô Thì Nhậm
*******
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài để thấy được tầm chiến lược sâu rộng cũng như tấm lòng vì dân, vì nước của ông.
- Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ vừatâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 
- Giáo viên thiết kế giáo án chu đáo, khoa học.
- Phương pháp: giảng bình, phân tích, tổng hợp, phát vấn, thảo luận nhóm.
- Học sinh đọc bài trước, soạn phần Hướng dẫn học bài.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5phút)
	Phân tích cảm hứng chủ đạo của bài thơ Bài ca ngất ngưởng, chon một đọan trong bài thơ làm rõ cảm hứng chủ đạo đó.
 	3.Tiến trình bài mới: 
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ĐỌC- HIỂU TIỂU DẪN: ( 5 phút)
1. Hòan cảnh sáng tác:
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đề, đuổi giặc Thanh cùng bọn Lê Chiêu Thống ra khỏi đất nước.
- Ngô Thì Nhậm thay Quang Trung viết chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp nước.
2. Ngô Thì Nhậm (1746-1803):
- Hiệu Hi Dõan, quê: Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông.
- Đỗ tiến sĩ năm 1775, từng ra làm quan triều Lê à theo Tây Sơn, được giao nhiệm vụ sọan thảo công văn giấy tờ.
TIẾT 1:
- Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK, yêu cầu học sinh trình bày đôi nét về cuộc đời tác giả.
- Cung cấp thêm cho học sinh hòan cảnh lịch sử.
- Diễn giảng, khắc sâuà kết luận chung.
- Học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK, trình bày đôi nét về hoàn cảnh lịch sử và cuộc đời tác giả.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: ( 25 phút)
1. Quy luật xử thế của người hiền: phần 1.
- Phải do thiên tử sử dụng.
- Không làm như vậy là trái đạo trời, trái quy luật cuộc sống.
- Người hiền-ngôi sao sáng.
- Thiên Tử-ngôi Bắc Thần.
à so sánh, dùng điển cố.
=> Lập luận mạnh, có sức thuyết phục đối với trí thức Bắc Hà: thiên tính của người hiền là để dùng cho đời.
2. Thực trạng người hiền ở Bắc Hà và việc cầu hiền của vua Quang Trung: phần 2.
a. Thực trạng người hiền Bắc Hà:
- Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng.
- Người ra làm quan với Tây Sơn: sợ hãi im lặng làm bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng.
- Tự tử phí bỏ tài năng.
à Không nhiệt tình với triều đại mới.
b. Việc cầu hiền của vua Quang Trung:
- Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?
- Hay đương thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?
à Câu hỏi tu từ, có sức tác động lớn, làm thay đổi cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà: thôi thúc ra phục vụ.
* Tính chất của thời đại và nhu cầu của đất nước:
- Tính chất của thời đại:
+ Trời còn tăm tối -> buổi đầu của triều đại mới.
+ Kỷ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết.
+ Biên cương phải lo toan.
+ Dân còn mêt nhọc.
+ Đức hóa của nhà vua chưa kịp thấm nhuần khắp nơi.
à Thực trạng khó khăn: công việc nhiều và nặng nề.
- Nhu cầu của đất nước:
+ Quân tử phải trổ tài -> cần người tài giúp nước.
+ Một cai cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình.
à Đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.
=> Lời lẽ khiêm nhường,tha thiết, lập luận chặt chẽ khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới.
3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung: phần 3.
- Mọi tầng lớp nhân dân đều được dâng sớ tỏ bày việc nước.
- Cách tiến cử rộng mở và dễ làm.
- Kêu gọi người tài đức cùng gánh vác việc nước.
à Cụ thể, dễ thực hiện: đúng đắn và rộng mở.
- Cho học sinh đọc bài chiếu.
- Thử tìm hiểu bố cục bài thơ?
- Theo em, ở đọan đầu tiên, tác giả nói gì về quy luật xử thế của người hiền.
- Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? Nêu kết luận chung về nội dung?
- Cho học sinh chia lớp thành 4 nhóm , thảo luận, tìm hiểu và phân tích rõ, cụ thể:
+Nhóm 1: thực trạng người hiền ở Bắc Hà.
+ Nhóm 2: việc cầu hiền của vua Quang Trung.
+ Nhóm 3: tính chất thời đại.
+ Nhóm 4: nhu cầu của đất nước.
- Cho học sinh trình bày kết quả vừa thảo lụân lên bảng phụ.
- Gọi cả lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Sửa chữa, hòan chỉnh bài học-> giảng bình, khắc sâu.
- Em hãy cho biết đường lối cầu hiền của vua Quang Trung thế nào? Em có nhận xét gì về đường lối đó?
- Dựa vào những hiểu biết về lịch sử, em hãy cho biết sau khi ban chiếu cầu hiền, Quang Trung đã thu nhận được những người tài nào?
- Học sinh đọc bài chiếu.
- Ba phần:
+ Quy luật xử thế của người hiền.
+ Thực trạng người hiền ở Bắc Hà và việc cầu hiền của Quang Trung.
+ Đường lối cầu hiền.
- Học sinh dựa vào văn bản, trình bày theo suy nghĩ của bản thân.
- Học sinh chia nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên, trình bày lên bảng phụ bằng những gạch đầu dòng.
- Cử đại diện trình bày.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung..
- Sửa chữa, hòan chỉnh bài học àGhi bài hòan chỉnh vào tập.
-> Cụ thể, dễ thực hiện: đúng đắn và rộng mở.
à Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Trần Bá Lam, Nguyễn Nha, Đòan Nguyễn Tuấn, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Thiếp.
III. CHỦ ĐỀ: ( 5 phút)
 - Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài.
- Tầm chiến lược quan trọng cũng như tấm lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung.
- Em thử phát biểu chủ đề bài chiếu vừa tìm hiểu?
- Học sinh tự rút ra chủ đề.
4. Củng cố: ( 5phút)
Cho học sinh làm bài tập nâng cao SGK: Hãy cho biết chiếu thuộc loại văn gì ( tự sự, trữ tình, nghị luận) và về nghệ thuật, chiếu coi trong yếu tố nào?
( Gợi ý: về tính chất, chiếu thuộc loại ngjị luận chính trị-xã hội và do đó, về nghệ thụât chiếu coi trong yếu tố lập luận và các luận cứ thuyết phục người đọc.)
5. Dặn dò: 
Tiết sau: soạn phần Hướng dẫn đọc thêm hai bài Xin lập khoa luật và Đổng Mẫu.

Tài liệu đính kèm:

  • docChieu Cau Hien(1).doc