Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2010 - 2011

A-Mục tiêu của bài dạy:

 Giúp học sinh:

-Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực ,sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B-Chuẩn bị phương tiện:

 -Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo về Lê Hữu Trác

 - Thiết kế bài giảng

C- Phương pháp sử dụng

 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi,nêu vấn đề

D-Nội dung và tiến trình lên lớp

 11A: 11B: 11C:

 

doc 100 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8.8.2010
Ngày dạy: 12.8.2010
Tiết số :1-2 ppct
Vào phủ chúa Trịnh
	 -Lê Hữu Trác-
A-Mục tiêu của bài dạy:
 Giúp học sinh:
-Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực ,sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
B-Chuẩn bị phương tiện:
 -Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo về Lê Hữu Trác
 - Thiết kế bài giảng
C- Phương pháp sử dụng
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi,nêu vấn đề
D-Nội dung và tiến trình lên lớp 
 11A: 11B:	 11C: 
Hoạt động của Gv& HS
Nội dung và yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
(ổn định tổ chức lớp)
-Kiểm tra bài cũ
-Thiết kế bài mới
Hoạt động 2
( Hướng dẫn hs tìm hiểu tiểu dẫn )
(?) Những hiểu biết của anh (chị) về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”?
-HS dựa vào SGK trình bày ý chính.
-GV tổng hợp:
Hoạt động 3
( Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản )
-GV yêu cầu HS đọc đoạn trích theo lựa chọn của GV
-GV yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích theo sơ đồ.
(?) Theo chân tác giả vào phủ, hãy tái hiện lại quang cảnh của phủ chúa?
-Hs tìm những chi tiết về quang cảnh phủ chúa.
-Gv nhận xét ,tổng hợp. 
(?) Qua những chi tiết trên,anh (chị ) có nhận xét gì về quang cảnh của phủ chúa?
-Hs nhận xét ,đấnh giá .
- Gv tổng hợp
-GV nêu vấn đề:
(?) Lần đầu đặt chân vào phủ Chúa ,tác giả đã nhận xét : “cuộc sống ở đây thực khác người thường” .anh (chị) có nhận tháy điều đó qua cung cách simh hoạt nơi phủ chúa?
- Gv tổ chức hs phát hiện ra những chi tiết miêu tả cung cách sinh hoạt và nhận xét về những chi tiết đó
?) Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng : “kí chỉ thực sự xuất hiện khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình”.Xét ở phương diện này TKKS đã thực sự được coi là một tác phẩm kí sự chưa ? Hãy phân tích thái độ của tác giả ?
-HS thảo luận ,trao đổi ,đại diện trình bày . 
- GV gợi mở :
(?) Thái độ của tác giả trước quang cảnh phủ chúa ?
(?) Thái độ khi bắt mạch kê đơn ?
(?) Những băn khoăn giữa viêc ở và đi ở đoạn cuối nói lên điều gì?
- Hs thảo luận ,trao đổi ,cử đại diện trình bày.
-Gv nhận xét ,tổng hợp
?) Qua những phân tích trên , hãy đánh giá chung về tác giả ?
-Hs suy nghĩ ,trả lời .
-Gv nhận xét ,tổng hợp:
(?) Qua đoạn trích ,Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ?Hãy phân tích những nét đặc sắc đó?
- HS trao đổi ,thảo luận ,đại diện trình bày .
- GV tổng hợp :
Hoạt động 4
(Củng cố và luyện tập)
(?) Qua đoạn trích em có suy nghĩ gì về bức tranh hiện thực của xã hội phong kiến đương thời ? Từ đó hãy nhận xét về thái độ của tác giả trước hiện thực đó ?
-HS suy nghĩ ,phát biểu cảm xúc của cá nhân.
- Hướng dẫn dặn dò Hs
- Học sinh chuẩn bị bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
- GV rút kinh nghiệm bài dạy
I) Tiểu dẫn
1) Tác giả Lê Hữu Trác
-Hiệu Hải Thượng Lãn Ông , xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành,đỗ đạt làm quan.
-Chữa bệnh giỏi ,soạn sách ,mở trường truyền bá y học
-Tác phẩm nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
2) Tác phẩm“Thượng kinh kí sự
-Quyển cuối cùng trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
-Tập kí sự bằng chữ Hán ,hoàn thành năm 1783 ,ghi chép nhữnh điều mắt thấy tai nghe
II) Đọc hiểu văn bản
 * Tóm tắt theo sơ đồ:
 Thánh chỉ-> Vào cung -> Nhiều lần cửa -> Vườn cây ,hành lang -> Hậu mã quân túc trực-> Cửa lớn ,đại đường ,quyền bổng ->gác tía ,phòng trà ->Hậu mã quân túc trực -> Qua mấy lần trướng gấm -> Hậu cung ->Bắt mạch kê dơn -> Về nơi trọ.
1) Quang cảnh –cung cách sinh hoạt cuả phủ chúa
* Chi tiết quang cảnh: 
+ Rất nhiều lần cửa , năm sáu lần trướng gấm.
+ Lối đi quanh co, qua nhiều dãy hành lang
+ Canh giữ nghiêm nhặt (lính gác , thẻ trình )
+ Cảnh trí khác lạ (cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm )
+ Trong phủ là những đại đồng ,quyền bổng gác tía ,kiệu son ,mâm vàng chén bạc)
+ Nội cung thế tử có sập vàng ,ghế rồng ,nệm gấm ,màn là
- Nhận xét ,đánh giá về quang cảnh:
-> Là chốn thâm nghiêm ,kín cổng ,cao tường
-> Chốn xa hoa ,tráng lệ ,lộng lẫy không đau sánh bằng
-> Cuộc sống hưởng lạc(cung tần mĩ nữ ,của ngon vật lạ)
-> Không khí ngột ngạt ,tù đọng( chỉ có hơi người ,phấn sáp ,hương hoa)
* Cung cách sinh hoạt:
+ vào phủ phải có thánh chỉ ,có lính chạy thét đường 
+ trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo; ngươì truyền báo rộn ràng ,người có việc quan đi lại như mắc cửi 
+ lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải cung kính lễ phép ngang hàng với vua 
+ chúa luôn có phi tần hầu trực tác giả không được trực tiếp gặp chúa  “phải khúm núm đứng chờ từ xa”
+Thế tử có tới 7-8 thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bêntác giả phải lạy 4 lạy
- Đánh giá về cung cách sinh hoạt:
=> đó là những nghi lễ khuôn phépcho thấy sự cao sang quyền quí đén tột cùng
=> là cuộc sống xa hoa hưởng lạc ,sự lộng hành của phủ chúa 
* đó là cái uy thế nghiêng trời lán lướt cả cung vua 
2) Thái độ tâm trạng của tác giả 
- Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa
+ Cách miêu tả ghi chép cụ thể -> tự phơi bày sự xa hoa ,quyền thế 
+ Cách quan sát , những lời nhận xét ,những lời bình luận : “ Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn với người bình thường” “ lần đầu tiên mới biết caí phong vị của nhà đại gia”
+ Tỏ ra thờ ơ dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ ,tiện nghi mà thiếu sinh khí .Lời văn pha chút châm biếm mỉa mai .
- Tâm trạng khi kê đơn bắt mạch cho thế tử
+ Lập luận và lý giải căn bệnh của thế tử là do ở chốn màn the trướng gấm,ăn quá no ,mặc quá ấm, tạng phủ mới yếu đi. Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ sự xa hoa ,no đủ hưởng lạc, cho nên cách chữa không phải là công phạt giống như các vị lương y khác.
+Hiểu rõ căn bệnh của thế tử ,có khả năng chữa khỏi nhưng lại sợ bị danh lợi ràng buộc,phải chữa bệnh cầm chừng ,cho thuốc vô thưởng vô phạt
 Sợ làm trái y đức ,phụ lòng cha ông nên đành gạt sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc.
 Dám nói thẳng ,chữa thật . Kiên quyết bảo vệ chính kiến đến cùng. 
=> Đó là người thày thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm ,có lương tâm ,có y đức,
=> Một nhân cách cao đẹp ,khinh thường lợi danh,quyền quí, quan điểm sống thanh đạm ,trong sạch.
3) Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
+ Khả năng quan sát tỉ mỉ ,ghi chép trung thực ,tả cảnh sinh động 
+ Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi
tiết đặc sắc .
+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm .
III) Tổng kết chung 
- Phản ánh cuộc sống xa hoa ,hưởng lạc ,sự lấn lướt cung vua của phủ chúa –mầm mống dẫn đến căn bệnh thối nát trầm kha của XH phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII
- Bộc lộ cái tôi cá nhân của Lê Hữu Trác : một nhà nho,một nhà thơ ,một danh y có bản lĩnh khí phách, coi thường danh lợi.
 E. Củng cố Dặn dũ, Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :12.8.2010
Ngày dạy: 16.8.2010 
Tiết số : 3 ppct 
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
A- Mục tiêu của bài học :
 Giúp học sinh:
 * Nắm được những biểu hiện của cái chug trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân ,mối quan hệ biện chứng giữa chúng 
 * Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của những nhà văn có uy tín.Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân,biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung 
 * Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo,góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội
B- Chuẩn bị- phương tiện 
 - Thày : SGK, SGV,tìm hiểu các ngữ liệu có liên quan
 Thiết kế bài giảng 
 - Trò : đọc SGK, tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
C- Phương pháp sử dụng 
 - Kết hợp 2 phương pháp diễn dịch và quy nạp
 - Gợi mở,trao đổi,thuyết trình
D- Nội dung và tiến trình lên lớp:
 11A: 11B:	 11C: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung và yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
(ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ)
Hoạt động 2
(tìm hiểu chung về lí thuyết)
- Yêu cầu H/s đọc Sgk
(?) Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội ?
- H/s suy nghĩ trả lời theo Sgk
- Gv nhận xét bổ sung
(?) tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào ?
- H/s suy nghĩ,dựa theo Sgk trình bày 
- Gv nhận xét khái quát,kết luận 
(?) Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện quá những qui tắc nào ?Do đâu mà có những qui tắc đó ? 
-Học sinh suy nghĩ,trao đổi và trả lời,đại biểu trình bày .
- Gv hướng dẫn Hs tìm những dẫn chứng thực tế ( các qui tắc tạo từ,câu, đoạn văn,phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ ..)
- Gv yêu cầu Hs đọc sách Gk
(?) Anh chị hiểu thế nào là lời nói của cá nhân?Cái riêng trong lời nói của ngôn ngữ cá nhân được biểu hiện qua những phương diện nào ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời 
- Gv hướng dẫn hs phân tích các ví dụ minh hoạ 
(?) Biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất của lời nói cá nhân thường thấy ở những ai?
- Hs trả lời, Gv nhận xét khái quát, dẫn một số ví dụ có liên quan đến phong cách ngôn ngữ của các nhà văn nhà thơ
Hoạt động 3
( luyện tập )
- Gv tổ chức lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đảm nhiệm một bài tập 
- Hs suy nghĩ trao đổi,thảo luận ,đại diện nhóm trả lời 
- Gv nhận xét, tổng hợp
 Hoạt động 4
( Củng cố,dặn dò )
- Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ Sgk
- Gv dặn dò hướng dẫn Hs làm bài tập số 3 , chuẩn bị ôn tập viết bài nghị luận số 1
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I) Tìm hiểu chung về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân 
1- Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội
- Muốn giao tiếp,muốn hiểu biết nhau,mỗi dân tộc, quốc gia,cộng đồng phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó chính là ngôn ngữ .
- Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắc chung.Các yếu tố,và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội thì mới tạo được sự thống nhất -> Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội 
- Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ :
+ Các yếu tố chung trong thành phần ngôn ngữ :
--> Các âm, các thanh ( các nguyên âm, các phụ âm, các thanh điệu )
--> Các tiếng (âm tiết ) tạo bởi sự kết hợp giữa các âm và các thanh 
--> Các từ,tức các tiếng có nghĩa 
--> Các ngữ cố định ( gồm thành ngữ và quán ngữ )
+ Các qui tắc và phương thức chung 
--> Qui tắc cấu tạo các kiểu câu 
--> Phương thức chuyển nghĩa từ 
2- Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân:
- Khi nói hoặc viết mỗi các nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói,đáp ứng yêu cầu giao tiếp 
--> Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ,vừa mang sác thái riêng và đóng góp của cá nhân
- Cái riêng trong ngôn ngữ cá nhân rất phong phú đa dạng :
+ Giọng nói cá nhân : khi nói mỗi người có một giọng riêng 
+ Vốn tữ ngữ cá nhân ( do thói quen sử dụng từ ngữ nhất định )
+ Sự sáng tạo chuyển đổi khi sử dụng ngôn ngữ chung ( sáng tạo nghĩa từ, trong kết hợp từ, tách từ,chuyển loại từ, hoạc sắc thái phong cách ...) 
+ Tạo ra các từ mới từ những chất liệu có sẵn v ... n, 
 - SGK, bảng phụ
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với đọc văn và làm văn
D.Tiến trình bài dạy
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập viết bản tin
 3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1
- HS đọc câu hỏi 1,2 SGK
- HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
*Hoạt động 2:
- HS đọc câu hỏi a,b
- HS trả lời bằng bảng phụ
*Hoạt động3
- HS đọc bài tập 3 làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
- GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động4
Nêu những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn?
4.Củng cố, dặn dò , hướng dẫn
- Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv hướng dẫn hs: Soạn bài “ Vĩnh biệt Cửu trùng đài”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I.Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Không phải bất cứ cuộc trò chuyện, hỏi đáp nào cũng mặc nhiên được coi là phỏng vấn. Chỉ là phỏng vấn khi cuộc trò chuyện ấy được thực hiện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.
- Tôn trọng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng và vì thế là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh
II.Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
1.Chuẩn bị phỏng vấn
 - Xác định:
 + Chủ đề phỏng vấn
 + Mục đích phỏng vấn
 + Đối tượng phỏng vấn
 + Người thực hiện phỏng vấn
 + Phương tiện phỏng vấn
 - Hệ thống câu hỏi phỏng vấn phải: Ngắn gọn, rõ ràng; phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn; làm rõ được chủ đề, liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
2. Tiến hành phỏng vấn
- Ngoài những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn cần có thêm một số câu hỏi gợi mở, đưa đẩy để câu chuyện không rời rạc, không lạc đề
- Thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia xẻ thông tin với người trả lời
-Kết thúc cuộc phỏng vấn cần cảm ơn người trả lời phỏng vấn
3.Biên tập sau khi phỏng vấn
- Không được thay đổi nội dung phỏng vấn nhưng có thể thay đổi, sửa chừa một số từ ngữ, sắp xếp lại câu cho rõ ràng mạch lạc
- Có thể ghi lại nét mặt, điệu bộ, cử chỉ..
III.Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
- Trung thực, thẳng thắn, chân thành
- Câu trả lời rõ ràng và hấp dẫn
* Ghi nhớ: sgk
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 61-62-63 ppct
Vĩnh biệt cửu trùng đài
 ( Trích “Vũ Như Tô” )
 - Nguyễn Huy Tưởng -
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức Giúp học sinh : 
- Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch
- Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHT đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuậy lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch
3. Thái độ: Khơi gợi tình cảm nhân văn của con người
B.Chuẩn bị của GV và HS:
- SGK, SGV ngữ văn 11 chuẩn
- Giáo án.
- Bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc – hiểu, đọc diễn cảm kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức nêu vấn đề, trao đổi và thảo luận.
- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt và đọc văn 
D.Tiến trình dạy học
 1.ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1:
- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK sau đó tóm tắt nội dung chính
- GV chốt lại
*Hoạt động 2
- GV phân vai cho HS đọc hồi V
*Hoạt động 3
(?) Phân tích những mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch cũng như đoạn trích
- HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
Tiết 2
*Hoạt động1
(?) Nêu tính cách và diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô?
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
- GV chuẩn kiến thức
*Hoạt động 2
(?) Đan Thiềm là người như thế nào?
- GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động 3: 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
4.Củng cố, dặn dò, hướng dẫn
- Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv hướng dẫn hs chuẩn bị tiết: “ Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
A.Tiểu dẫn
1.Tác giả ( 1912- 1960) 
- Quê quán: làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội
- Hoàn cảnh xuất thân:trong một gia đình nhà nho
- Cuộc đời (SGK)
-Năm 1996 được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
2.Sáng tác
- Tác phẩm chính: sgk
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch
- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc
- Vở kịch “ Vũ Như Tô”: sgk
B.Đọc- hiểu đoạn trích
I.Đọc văn bản
- Giải thích từ khó
II.Tìm hiểu văn bản
1.Những mâu thuẫn xung đột cơ bản
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc. Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài thì nó biến thành xung đột căng thẳng, gay gắt
- Mâu thuẫn thứ hai: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân
2.Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ như Tô
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho niềm khát khao say mê sáng tạo cái đẹp: Một thiên tài “ ngàn năm chưa dễ có một” “ chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên” có thể “ sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
- Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Mặc dù bị Lê Tương Dực doạ giết Vũ như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu trùng đài. Ông cũng không phải là người hám lợi (Khi được vua ban thưởng lụa là, vàng bạc ông đã đem chia hết cho thợ). Lí tưởng, ước mơ xây một toà đài cao cả, nguy nga, tráng lệ.. thật đẹp đẽ và chân chính nhưng lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân
- Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông: xây Cửu trùng đài là đúng hay sai? là có công hay có tội?
=> Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả những làm lạc trong suy nghĩ và hành động.Khi ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu trùng đài bị đập phá, thiêu huỷ thì ông mới bừng tỉnh xiết bao đau đớn, kinh hoàng.
3.Nhân vật Đan Thiềm
- Là người đam mê cái tài, tài sáng tạo ra cái đẹp
- “Bệnh Đan Thiềm” là mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp
- Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ VHT xây CTĐ, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy
- Là người luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp.Biết chắc đài lớn không thành, tâm trí nàng giờ đây chỉ còn tập trung bảo vệ tính mạng cho Vũ nàng khẩn khoản khuyên Vũ trốn đi nhưng không được
=> kẻ tri âm, liên tài có thể chết, sẵn sàng chết vì đài cao, tài lớn, vì người tri âm
* Ghi nhớ: sgk 
III.luyện tập
Gợi ý:
- Không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng, chân lí, đúng sai không thuộc riêng về một phía nào
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:64 ppct
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp HS
 Củng cố và nâng cao thêm những hiểu biết về cấu tạo và cách sử dụng của một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt
2.Kỹ năng:Biết phân tích, lĩnh hội một số kiểu câu thường dùng, biết lựa chọn kiểu câu thích hợp để sử dụng khi nói và viết
3.Thái độ: Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn cách sử dụng kiểu câu trong văn bản
B.Chuẩn bị của GV và HS
 - SGK, SGV, thiết kế bài soạn, 
 - SGK, bảng phụ
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với đọc văn và làm văn
D.Tiến trình bài dạy
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1
- GV hướng dẫn HS làm bài tập1
- HS chia 6 nhóm
- HS trao đổi thảo luận cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
*Hoạt động 2
- HS đọc bài tập, trả lời câu hỏi
- GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động3
- HS đọc bài tập
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
Hoạt động 4
HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp
*Hoạt động 5: 
- HS đọc bài tập
- HS chia 2 dãy
+ Dãy1 trả lời ý a
+ Dãy 2 trả lời ý b
- cử người trình bày trước lớp
- GV chuẩn kiến thức
*Hoạt động 6
- HS đọc bài tập
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
*Hoạt động 7
- HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
*Hoạt động 8
- HS đọc bài tập
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
4.Củng cố, dặn dò, hướng dẫn
- GV chốt lại nội dung bài học
- Soạn bài “ Tình yêu và thù hận”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I.Dùng kiểu câu bị động
1.Bài tập 1
 a.Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả
( Chú ý từ bị động: bị được, phải)
 b.Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả
 c.Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước
2.Bài tập2
- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “ đàn bà”
3.Bài tập 3 (SGK)
II.Dùng kiểu câu có khởi ngữ
1.Bài tập1
 a.- Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn
 - Khởi ngữ: Hành
 b.So sánh với: Nhà thị may lại còn hành
-> Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc. Nhưng câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập với các từ gạo và hành
2.Bài tập 2
Cần chọn phương án C vì việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của người kể chuyện
3.Bài tập 3
a.Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi
- Vị trí: đầu câu, trước chủ ngữ
- Dấu phẩy
- Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước
b.Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống, cảm xúc
- Vị trí: Đầu câu, trước chủ ngữ
- Dấu phẩy
- Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước
III.Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
1.Bài tập1
 a.Vị trí đầu câu
 b.Cụm động từ
 c.Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười
-> Sau khi chuyển câu có hai vị ngữ cùng có cấu tạo là một cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể nhưng viết theo kiểu câu trước thì sự nối tiếp về ý rõ ràng hơn
2.Bài tập 2
Chọn phương án C vừa đúng về ý vừa liên kết ý chặt chẽ vừa mềm mại uyển chuyển
3.Bài tập 3
a.Trạng ngữ: Nhận được........bộ đường ( Câu đầu)
b.Phân biệt tin thứ yếu (ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng ( ở phần vị ngữ chính của câu: Quay lại ...)
IV.Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
1.Đều chiếm vị trí đầu câu
2.( SGK)
3.Tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 11 BCB ky I.doc