Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bình luận

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

TIẾT 102

A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Củng cố những kiến thức đã học về thao tác lập luận bình luận.

 - Vận dụng được những kiến thức ấy vào thực tiễn, xd đoạn văn bình luận về một đề tài gần gũi với lứa tuổi học trò.

B/ Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Soạn bài

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 ? Em hãy trình bày cách bình luận? Much đích của bình luận?

 HĐ 2: Giới thiệu bài mới

Tiết trước các em đã được học thao tác lập luận bình luận, để củng cố kĩ năng bình luận và nâng cao kĩ năng diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân rõ ràng mạch lạc, tiết này các em luyện tập thao tác lập luận bình luận.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 13128Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Luyện tập thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 26/3/09 LV
NG: 27/3/09 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
TIẾT 102
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Củng cố những kiến thức đã học về thao tác lập luận bình luận.
 - Vận dụng được những kiến thức ấy vào thực tiễn, xd đoạn văn bình luận về một đề tài gần gũi với lứa tuổi học trò.
B/ Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án, TKTL Trò: Soạn bài
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Em hãy trình bày cách bình luận? Much đích của bình luận?
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
Tiết trước các em đã được học thao tác lập luận bình luận, để củng cố kĩ năng bình luận và nâng cao kĩ năng diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân rõ ràng mạch lạc, tiết này các em luyện tập thao tác lập luận bình luận.
 HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của Trò
Nội dung kiến thức
? Em hãy cho biết các yêu cầu của đề bài trên?
? Vì sao bài văn anh (chị) viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận?
Trước một diễn đàn ta nên trao đổi bàn luận về một vấn đề đời sống mà được mọi người quan tâm sẽ bỏ ích hơn.
? Anh chị định chọn vấn đề cụ thể nào cho bài viết của mình: Bàn về toàn bộ hay chỉ đi vào một khía cạnh của đề tài đó như: chống nói tục; " lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"; Biết nói " cảm ơn" và " xin lỗi"; dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành; v.v...)? Anh chị định lựa chọn vấn đề nào để trình bày ý kiến của bản thân?
? Bài văn ấy nên viết theo dàn ý ntn?
HS thảo luận 10 phút lập dàn ý?
Hết thời gian các nhóm trình bày dàn ý theo chủ đề đã lựa chọn?
GV chốt ý
? vậy thế nào là lời nói có văn hóa, lịch sự. Thế nào là một học sinh văn minh, thanh lịch?
? Em hãy cho một ý trong dàn bài trên để viết thành đoạn văn trong đó có sd thao tác bình luận?
Thời gian: 5 phút 
HS trình bày trước lớp.
HS khác nghe và nhận xét.
GV có thể đọc một đoạn văn mẫu.
HS cũng có thể tham khảo thêm bài nói lời làm ơn và cảm ơn trong SGK?
? Chủ đề mà người viết muốn trao đổi với chúng ta là gì?
 ? Người viết đã đưa ra những dẫn chứng nào làm sáng tỏ cho luận điểm của mình?
? Không chỉ đưa ra những luận chứng để chứng minh mà người viết còn đưa ra những luận cứ gì để thuyết phục người nghe hoàn toàn?
Từ những việc làm trên anh chị hãy rút ra cách viết một đoạn văn bình luận?
HSTL
HSTL
HS lựa chọn theo khả năng hiểu biết của bản thân. Thảo luận nhóm để lập dàn ý
HS TBày
HSTL
HS viết đoạn
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
I/ Đề bài
Anh( chị)được giao viết một bài bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: " Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch"
II/ Phân tích đề
 1, Kiểu bài: NLXH
 2, ND: " Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch".
 3, PVKT: Sự hiểu biết về thực tế đời sống hoặc trong văn học.
 4, Thao tác: Bình luận, PT, CM
III/ Lập dàn ý
a, Mở bài
Nhân dân ta có câu " Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Lời ăn tiếng nói thể hiện người nói có văn hóa, lịch sự. Là một học sinhvăn minh, thanh lịch thì lời ăn tiếng nói càng cần phải có văn hóa, lịch sự"
b, Thân bài
GT: 
- Thế nào là học sinh văn minh thanh lịch.
- Thế nào là lời nói có văn hóa, lịch sự?
- Tại sao HS văn minh thanh lịch lại cần có lời nói có văn hóa?
- Khẳng định HS văn minh thanh lịch phải có lời nói có văn hóa, lịch sự là đúng.
- Nêu thực trạng lời nói của học sinh hiện nay: tùy tiện vì viện cớ " con người có miệng có môi, khi buồn thì khóc, khi vui thì cười) để cho mình cái quyền tự do ngôn luận, vì thế có nhiều người có thói quen nói tục chửi thề.
+ Tác hại: tự mình làm xấu h/ả của bản thân trước người mặt người đối thoại và những người xung quanh.
+ Mọi người ác cảm xa lánh mình tẩy chay mình.
- Không chỉ có học sinh văn minh thanh lịch mới cần có lời nói có văn hóa, lịch sự mà bản thân mỗi học sinh cũng cần rèn luyện cho mình cách nói năng thể hiện sự tôn trong người giao tiếp với mình và tự trọng của bản thân.
+ Muốn vậy phải biết kìm chế bản thân.
+ Lựa lời nói khéo léo, tế nhị để giữ tình cảm thân thiện.
c, Kết bài
Lời nói hay làm cho người nghe hài lòng còn nâng được thiện cảm về bản thân trong mắt người khác. Vì vậy để hiệu quả giao tiếp được cao mỗi người phải biết cách nói năng văn hóa lịch sự. Đồngthời làm cho XH ngày càng tốt đẹp hơn.
IV/ Viết đoạn văn bình luận
Đoạn văn mẫu 1
Thưa các bạn
Thế nào là " Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch"? Chắc chắn mỗi bạn đều có một quan niệm về vấn đề này. Chẳng hạn, có bạn cho rằng nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi người, muốn nói thế nào cũng được. Có bạn lại khẳng định nói năng là bộ mặt tinh thần của mỗi người, thể hiện trình độ văn hóa của người đó... Theo tôi, quan niệm thứ hai là đúng đắn, do đó cần phải phê phán và loại bỏ quan niệm thứ nhất . Nếu nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi người thì việc văng tục, nói bậy, chửi thề cũng là quyền tự do tuyệt đối hay sao? Chắc chắn là nhiều bạn sẽ đồng tình đối với tôi rằng, nói bậy, chửi tục là hành vi kém văn hóa mà bất kì người học sinh nào có lòng tự trọng cũng không thể chấp nhận được. Nó sẽ làm xấu đi hình ảnh của người học sinh trước con mắt bạn bè, thầy cô và những người đứng đắn khác trong XH. Nếu bát chợt gặp một bạn học sinh đang say sưa văng tục nói bậy thì một vị khách nào đó sẽ nghĩ gì về lứa tuổi học đường mộng mơ của chúng ta nhỉ? Chắc là họ sẽ thất vọng lắm...
Thưa các bạn!
Đã là con người thì phải ý thức về lời nói và việc làm của mình, do đó, theo tôi, không thể có một thứ nói năng tuyệt đối bản năng, phải không các bạn?
Đoạn văn 2
- Trong cuộc sống của mỗi người văn minh thanh lịch phải biết nói lời làm ơn và cảm ơn.
+ Một bà lão chống gạy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập.
+ Một người ăn xin khốn khổ, xin tiền của những người uống cà phê, và người bán vé số.
-> Với người có văn hóa thì cảm ơn là nói được sd hàng ngày, bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất.
Bác bỏ: phê phán lên án những người thanh niên lại coi những lời nói cảm ơn là sự khách sáo, là vẽ chuyện.
- Luận cứ
+ Yêu cầu về quy tắc giao tiếp đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời làm ơn và sau đó là cảm ơn.
+ Đó cũng là niềm vui, hạnh phúc cuộc sống khi con người đã không dửng dưng hay bạc bẽo với người giúp mình bằng những lời nói chân thành, lịch thiệp: " Cảm ơn"
V/ Cách viết đoạn bình luận
- Giới thiệu khía cạnh cần bình luận của hiện tượng( vấn đề) cho trung thực, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn.
- Điểm lại những ý kiến đã nói( viết) về khía cạnh ấy.
- Nêu và bảo vệ ý kiến quan điểm của mình ntn để đạt được yêu cầu: 
+ Chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục mạnh mẽ người đọc( người nghe)
+ Chọn phương hướng bàn bạc mở rộng vấn đề.
-Tìm cách diễn đạt thể hiện được nhiệt tình thuyết phục.
- Kiểm tra cẩn thận văn bản viết để sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết
HĐ 4: Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Nắm được cách bình luận.
 - Anh chị tiếp tục viết một số đoạn văn bình luận để bàn về một hiện tượng đang được xhội quan tâm: Vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,...
 - Tiết sau soạn Ba cống hiến vĩ đại của Các mác theo câu hỏi hướng dẫn học bài SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 102 LV.doc