TIẾT 35-36 Làm văn
BÀI VIẾT VĂN SỐ 3 –LỚP 11-NĂM 08-09
( Thời gian: 90 Phút)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Biết vận dựng các thao tác lập luận so sánh và phân tích trong văn nghị luận.
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
B/ Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án, ra đề, đáp án Trò: ôn tập
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: Ổn định tổ chức
HĐ 2: ra đề
I/ ĐÊ BÀI
Đề 1: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 2: Cảm nhận của em về hình tượng bà Tú, và tình cảm của ông Tú trong bài thơ “ Thương vợ” của Trần Tế Xương.
TIẾT 35-36 Làm văn NS: 23/10/08 BÀI VIẾT VĂN SỐ 3 –LỚP 11-NĂM 08-09 NG: 25/10/08 ( Thời gian: 90 Phút) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS Biết vận dựng các thao tác lập luận so sánh và phân tích trong văn nghị luận. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. B/ Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, ra đề, đáp án Trò: ôn tập C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1: Ổn định tổ chức HĐ 2: ra đề I/ ĐÊ BÀI Đề 1: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Đề 2: Cảm nhận của em về hình tượng bà Tú, và tình cảm của ông Tú trong bài thơ “ Thương vợ” của Trần Tế Xương. II/ ĐÁP ÁN 1,Yêu cầu về mặt kĩ năng Học sinh hiểu đề, biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đẫ học về văn nghị luận VH để làm bài, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng. 2, Yêu cầu về mặt kiến thức HS cần phải làm sáng tỏ được các nội dung sau: Phần 1: Qua nghệ thuật đối làm nổi bật lên tình thế căng thẳng của đất nước( Có giặc ngoại xâm, vũ khí hiện đại) và tấm lòng yêu nước sáng rực đất trời của người nghĩa sĩ nông dân.( DC) Phần 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua dòng hồi tưởng của tác giả, chân chất, mộc mạc, giản dị, chăm chỉ, song cuộc sống của họ vẫn nghèo khó, túng thiếu quanh năm.( DC) Họ là những người nông dan thuần phác, chưa từng được tập luyện võ nghệ thao lược để tham gia chiến trận. Nhưng khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta họ đã dấy lên tình cảm yêu nước mãnh liệt, lòng căm thù giặc sâu sắc.(DC) Họ tham gia chiến trận với những thứ vũ khí thô sơ ( chỉ là những dụng cụ lao động hàng ngày của họ( Một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng họ chiến đấu với một tinh thần quả cảm bất khuất, kiên cường( sử dụng một loạt động từ mạnh: Đạp rào, lướt tới, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có, nào sợ thằng tây bắn dận nhỏ đạn to, táu sắt tàu đồng...). Với cảm hứng ngợi ca xen lẫn cảm hứng bi tráng, cụ đồ Chiểu đã tái hiện trận đánh hào hùng, sôi nổi, quyết liệt, dồn dập nhanh như vũ bão, với kết quả ban đầu thắng lợi song cuối cùng thất bại bởi sự thiếu cân sức tương quan lực lượng, vũ khí trang bị... Phần 3: Cuộc chiến đấu tuy thất bại nhưng đã để lại tiếng vang cho muôn đời, để lại niềm tiếc thương cho những người còn sống, cho đất nước vì mất đi những người con ưu tú nhất. Đó là một tiếng khóc lớn của cả đất nước, và thời đại khổ nhục đau thương nhưng vô cùng vĩ đại. Cảm hứng bi thương nhưng không bi lụy. Phần 4: Tiếng khóc thương xót cho người thân của những người đã chết( h/ả giàu sức biểu cảm: mẹ già, vợ trẻ, con thơ) biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đời đời được nhân dân ngưỡng mộ và tấm lòng thành kính thiêng liêng tưởng niệm người đã chết.( Ngôn ngữ thống thiết bi thương) Tlại lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc NĐC đã dựng nên bức tượng đài sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ chói ngời phẩm chất yêu nước. Họ là những người anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Đề 2 1, Yêu cầu về kĩ năng( giống đề 1) 2, Yêu cầu về mặt kiến thức HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: Thông qua tâm trạng của một người chồng thương vợ, bài thơ nêu bật lên hình tượng bà Tú là một người vợ tảo tần đảm đang tháo vát chịu thương chịu khó giàu đức hi sinh và tiêu biểu cho những người phụ nữ việt Nam trong xã hội xưa. a, H/ả bà Tú( Bốn câu thơ đầu) - Hai câu thơ đầu, hình tượng bà Tú hiện lên với công việc nặng nhọc(buôn bán) vất vả quanh năm suốt tháng( quanh năm) nơi đầu sóng ngọn gió nơi dễ sụp dễ lở rất nguy hiểm( mom sông), để nuôi đủ năm con với một chồng + Nuôi đủ: cả về số lượng, cả về chất lượng, không chỉ năm con mà còn 1chồng. +NT dùng số đếm, kết hợp với cách nói trào phúng hài hước hóm hỉnh: ông Tú tựnhận maình là một đứa con đặc biệt của bà Tú. Ông Tú đã nói hết được gánh nặng gia đình đang đè nặng lên vai bà Tú. Điều đó cho thấy ông Tú rất biết ơn vợ. Hai câu tiếp theo: + NT: đảo ngữ, đối, từ láy, sử dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Ông Tú chỉ thay đổi một chữ con có thành một chữ “ thân cò” mà gợi ra được cả dáng vẻ mảnh mai yếu ớt của bà Tú, vừa gợi ra cả số phận vất vả lận đận của bà Tú vừa gợi ra cả những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú: chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, lại giàu đức hi sinh. + Eo sèo: gợi cảnh mua bán phải giành giật nhau có khi chao chát để kiếm lời. + Khi quãng vắng: gợi cả không gian vắng vẻ, cả thời gian thưa thớt người qua lại( sáng sớm, tối mịt)-> rất nguy hiểm, gian truân cho thân gái dặm trường. + Đò đông: gợi câu ca dao: “ sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua”-> đồ đầy là có nhiều người trên một chuyến đò, hoặc nhiều đò trên một con sông, cả hai cách hiểu trên thì đều cho thấy sự nguy hiểm Bà Tú hiện lên là một người đảm đang tháo vát hết mực thương chồng thương con, giàu đức hi sinh và rất chu đáovới chồng. Ông Tú rất hiểu và thương vợ, biết ơn vợ b, Tình cảm của ông Tú( bốn câu thơ sau) - Hai câu 5-6: + NT: sử dụng thành ngữ( một duyên hai nợ-> gợi ta nghĩ đến câu ca dao một duyên hai nợ ba tình, bà Tú lấy ông Tú là duyên số, nhưng ông Tú tự nhận mình là cái nợ của bà( quan ăn lương vợ), nhưng ẩn sau đó còn là cái tình nghĩa vợ chồng đậm đà sâu sắc). duyên thì ít mà nợ thì nhiều nhưng bà Tú không hề ca thán nửa lời mà chấp nhận điều đó như là số phận trời sắp đặt: âu đành phận. Thành ngữ: năm nắng mười mưa-> chỉ sự thất thường mưa nắng, song cũng chính là chỉ sự vất vả dãi dầu mưa nắng. Tuy nhiên, bà Tú nào dám kêu than: dám quản công. Ông Tú rất thương yêu vợ tri ân vợ. Hai câu 7-8 Ông Tú tự trách, nghiêm khắclên án phê phán chính bản thân “ hờ hững, có cũng như không” vì ông tú không dám vượt qua những thành kiến XH PK để giúp bà Tú. nhưng thật ra ông không hề hờ hững với bà, mà ngược lại ông hiểu bà Tú, thương bà Tú. Điều đó cho thấy được nhân cách cao đẹp của ông Tú. Ông Tú không chỉ thay bà Tú tự chửi chính bản thân mình mà còn chửi chính thói đời, là những hủ tục của XH( trọng nam khinh nữ, xuất giá tòng phu, phu xướng phụ tùy). Như vậy từ chuyện riêng gia đình đã trở thành chuyện chung của xã hội, ông Tú lên án thói đời bạc bẽo nói chung. => Tóm lại : Tình thương yêu, quý trọng vợ của TX thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách TX. III/ Biểu điểm - Điểm 9-10 Bài viết cơ bản đạt được những yêu cầu trên, văn viết trong sáng, giàu cảm xúc, sáng tạo. - Điểm 7-8: bài viết đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn sai một vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt nhưng không được quá 4 lỗi. - Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên, có quá 4 lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, nhưng không quá 7 lỗi. - Điểm 3-4: Bài viết đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, bài viết diễn đạt còn lủng củng, còn sai nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài viết hiểu đề, diễn đạt chưa rõ ràng sai nhiều lỗi. - Điểm 0: Bài viết bỏ giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: