Giáo án Ngữ văn 11: Đọc thêm Xin lập khoa luật ( Trích: Tế cấp bát điều ) Nguyễn Trường Tộ

Giáo án Ngữ văn 11: Đọc thêm Xin lập khoa luật ( Trích: Tế cấp bát điều ) Nguyễn Trường Tộ

Tiết 27 Đọc thêm

 XIN LẬP KHOA LUẬT

 ( Trích: Tế cấp bát điều ) Nguyễn Trường Tộ

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 Nắm được đặc điểm văn bản điều trần: Văn bản mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng gì đó để đề bạt lên cấp trên, thuộc văn nghị luận chính trị.

 - Xã hội, biết phát triển hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài điếu trần.

 Hiểu được tầm quan trọng của luật đối với sự nghiệp cách tân đất nước và tấm lòng nhiệt thành của Nguyễn Trường Tộ

 Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trương Tộ nói riêng và lòng yêu nước nói chung của người việt, không phân biệt tôn giáo.

B. Chuẩn bị.

Thầy: Soan giáo án, TLTK Trò: Soạn bài

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 30672Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đọc thêm Xin lập khoa luật ( Trích: Tế cấp bát điều ) Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Đọc thêm
NS: 8/10/08
NG: 9/10/08 XIN LẬP KHOA LUẬT
 ( Trích: Tế cấp bát điều ) Nguyễn Trường Tộ
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 Nắm được đặc điểm văn bản điều trần: Văn bản mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng gì đó để đề bạt lên cấp trên, thuộc văn nghị luận chính trị.
 - Xã hội, biết phát triển hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài điếu trần.
 Hiểu được tầm quan trọng của luật đối với sự nghiệp cách tân đất nước và tấm lòng nhiệt thành của Nguyễn Trường Tộ
 Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trương Tộ nói riêng và lòng yêu nước nói chung của người việt, không phân biệt tôn giáo.
Chuẩn bị.
Thầy: Soan giáo án, TLTK Trò: Soạn bài
Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Em hãy phân tích mối quan hệ giữa người hiền tài và quân tử trong bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm.
HĐ 2: GT bài mới
HĐ 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Trường Tộ?
? Qua cuộc đời và con người Nguyễn Trường Tộ em có nhận xét ntn về ông?
? Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
? Em hãy trình bày sự hiểu biết của bản thân về thể loại điều trần?
GV hướng dẫn đọc: khúc triết, rõ ràng, rành mạch, chú ý các câu hỏi tu từ.
Yêu cầu HS xem giải thích từ khó cuối chân trang sách.
? Theo Nguyễn Trường Tộ luật bao gồm những lĩnh vực nào? 
? Theo NTTộ vì sao phải lập khoa luật?
? Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của tác giả?
? Qua NT đó tác giả muốn trình bày vấn đề gì?
? Nguyễn Trường Tộ đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?
? Em có nhận xét gì về việc thực hiện luật pháp ở các nước phương Tây?
? Qua việc giới thiệu luật pháp ở các nước phương Tây, em có nhận xét gì về Nguyễn Trường Tộ?
? Tác giả chủ trương vua, quan, dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trường Tộ? Tác dụng ntn?
Theo nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của t/g? Tác dụng?
? Tác giả quan niệm ntn về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp?
? Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HS đọc
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL 
HSTL
HSTL
HSTL
Đọc-tiếp xúc văn bản
Tác giả
Nguyễn Trường Tộ( 1830-1871)
Quê: làng Bùi Chu, xã Hưng
 Trung, huyện hưng nguyên, tỉnh Nghệ An.
Bản thân: Là người thông minh, 
học rộng: Cả hán học và Tây học, có tầm nhìn xa trông rộng.
Là người yêu nước thương dân.
Ông viết nhiều bản điều trần: 60 bản.
=> Tlại Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước thương dân, học vấn uyên thâm.
 2. Văn bản
 a, Xuất xứ
Văn bản được trích từ văn bản điều trần số 27 Tế cấp bát điều
b, Thể loại
Điều trần là văn nghị luận chính trị- xã hội trình bày vấn đề theo từng điều từng mục.
c, Đọc- giải thích từ khó
II/ Đọc-hiểu văn bản
1. Câu 1
- Luật bao gồm:
+ Kỉ cương.
+ Uy quyền.
+ Chính lệnh.
+ Tam cương ngũ thường, đến những việc hành chính của sáu bộ.
- Luật có vai trò chi phối mọi đời sống Xh của con người và đất nước. Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền và chính lệnh.
Vì vậy mà mọi người bất luận là quan hay dân đều phải học luật nhà nước và luật mới bổ sung từ thời Gia Long đến nay => Luật cần phải phổ biến đến từng người dân để họ thi hành đúng luật có như vậy mới đảm bảo sự tồn tại của đất nước. 
-NT: cách vào đề trực tiếp, ngắn gọn thẳng thắn, lập luận chặt chẽ -> đặc trưng của văn điều trần.
-> Tác giả muốn chỉ ra việc cấp thiết phải lập khoa luật.
-Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở phương Tây.
+ Từ vua quan đến dân thường đều phải tôn trọng luật pháp, sống theo pháp luật.
+ Những người làm trong ngành bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng chỉ có thăng trật( thăng chức), chứ không bao giờ bị biếm chức( cách chức) 
+ Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử, vua cũng không được doán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy.
-> Xử phạt nghiêm minh, công bằng, khách quan theo luật. 
Mở rộng con đường cho những người hiểu luật, giỏi luật thâm gia vào việc giữ gìn kỉ cương phép nước.
=> NTTộ là người có vốn hiểu biết sâu rộng, ham học hỏi, có tầm nhìn xa, có ý thức canh tân đất nước.
2 Câu 2
Ông chủ trương:
+ Vua, quan, dân đều phải tôn trọng pháp luật, phải học luật.
+ Trái luật là tội, giữ luật là đức. 
+ Trong luật cái gì cũng công bằng( chí công vô tư) hợp với đức trời, nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người.
NT: lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
NTT chỉ rõ luật không chỉ có tính chất pháp lí( cưỡng chế, bắt buộc mọi người tuân theo) luật cũng còn là đạo đức làm người( mối quan hệ giữa người với người chỉ tốt đẹp khi làm đúng theo luật).
Cách lập luận như thế vừa có tình, vừa có lí, xác đáng mọi người thực hiện một cách tự nguyện.
 3. Câu 3
Nho giáo truyền thống không tôn trọng luật phápvì:
+ Chỉ nói suông mà không làm.
+ Học nhiều mà không mấy ai chịu đổi tâm tính sửa được lỗi lầm.
+ Vua chúa nắm quyền thống trị là nhờ hiểu luật sách vở chỉ là phụ thuộc....
NT: viện dẫn câu nói của Khổng Tử Nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”
=> Phê phán việc thực hiện luật pháp của Nho giáo truyền thống chưa nghiêm, còn nhiều thiếu sót.
- Chỉ ra tính chất cấp thiết của việc lập khoa luật.
 4. Câu 4
Đạo đức và pháp luật đi liền với nhau. Trong đó luật pháp là cái đức lớn nhất, tinh vi nhất( chí công vô tư)
 5. Câu 5 
Viện dẫn những câu nói của Khổng Tử để phê phán Nho giáo-> dùng gậy ông để đập lưng ông.
Phê phán những mặt hạn chế của Nho giáo, NTTộ đưa ra một hiện thực đáng buồn và không ai có thể phủ định được về tình hình Nho sĩ hiện nay do Nho giáo đào tạo nên: Có những nhà Nho suốt đời đọc sách vậy mà cuộc đời và sự ứng xử của họ còn tệ hơn cả những người quê mùa chất phác.
-> Vì họ không học luật. 
=> Cần phải lập khoa luật để phổ biến cho mọi người.
III. Tổng kết
Nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ lí lẽ xác đáng, dc cụ thể, ngôn ngữ cô đọng hàm xúc.
 2. Nội dung 
NTT chỉ ra vai trò quan trọng cũng như sự cấp thiết phải lập khoa luật.
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
HS nắm được giá trị nghệ thuật lập luận và nội dung của văn bản.
Phân tích được văn bản.
Tiết sau soạn thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 27 xin lập khoa luật.doc