Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc thêm: Tiết 26: Xin lập khoa luật (trích: tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ

Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc thêm: Tiết 26: Xin lập khoa luật (trích: tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được nội dung của luật, mối quan hệ của luật đối với mọi thành viên trong xã hội. Nắm được nội dung của luật đối với đời sóng của con người.

 - Hiểu được đặc điểm loại văn bản điều trần.

 2. Kĩ năng:

 Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức học tập theo đúng qui định và sống theo đúng luật pháp.

 4. Năng lực hình thành

 - Năng lực tự quản bản thân, NL tự học, NL hợp tác, NL thưởng thức văn học/ năng lực cảm thụ thẩm mĩ

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Giáo viên:

 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:

 - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.

 - Định hướng tìm hiểu nội dung văn bản qua hệ thống câu hỏi bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.

 - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.

 1.2. Phương tiện:

Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

 

docx 3 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc thêm: Tiết 26: Xin lập khoa luật (trích: tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/09/2016
 Đọc thêm: Tiết 26
XIN LẬP KHOA LUẬT
 ( Trích: Tế cấp bát điều ) - Nguyễn Trường Tộ -
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được nội dung của luật, mối quan hệ của luật đối với mọi thành viên trong xã hội. Nắm được nội dung của luật đối với đời sóng của con người.
 - Hiểu được đặc điểm loại văn bản điều trần.
 2. Kĩ năng:
 Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức học tập theo đúng qui định và sống theo đúng luật pháp.
 4. Năng lực hình thành
 - Năng lực tự quản bản thân, NL tự học, NL hợp tác, NL thưởng thức văn học/ năng lực cảm thụ thẩm mĩ
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên:
 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
 - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
 - Định hướng tìm hiểu nội dung văn bản qua hệ thống câu hỏi bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
 - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
 1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 - Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm theo hệ thống thể loại.
C. Tiến trình tổ cac hoạt động dạy và học:
 * Ổn định tổ chức:
 * Hoạt động 1 : Khởi động
CH : Thử tưởng tượng, nếu Nhà trường không đề ra các nội quy, xã hội không có những quy định buộc người dân phaỉ thực hiện theo thì cuộc sông sẽ ntn ?
(HS trả lời, GV nhận xét, định hướng chuyển bài mới)
Giới thiệu bài mới.
Nguyễn Trường Tộ là một người có tài, thông thạo cả Hán học và Tây học. Ông cũng là người có tầm nhìn xa trông rộng, có chủ trương canh tân đất nước thông qua luật pháp. Điều này đã thể hiện rất rõ qua bài “Xin lập khoa luật” trích “tế cấp bát điều”
*Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
- Năng lực hình thành : NL tự học
(HS làm việc cá nhân)
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào?
I. Tìm hiểu chung :.
 1. Tác giả.
Nguyễn Trường Tộ (1830-1871)
Quê : Bùi Chu – Hưng Trung – Hưng Nguyên – Nghệ An
Trình bày vài nét về tác giả Nguyễn Trường Tộ ?
Trình bày xuất xứ và mục đích của bài ‘‘xin lập khoa luật’’ ?
- Theo em văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
*Năng lực hình thành: NL tự học, NL hợp tác, NL cảm thụ văn học
Hướng dẫn HS đọc văn bản.
(Thảo luận nhóm.)
GV định hướng nội dung nghệ thuật qua hệ thống câu hỏi 
Nhóm 1 : Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?
 Nhóm 2 : Luật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả ?
Nhóm 3 : Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp?
Nhóm 4 : Theo Nguyễn Tường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không? (Điểm hạn chế của Nho học ?
? Em nhận xét cách lập luận của tác giả
 ? Đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội đương thời, « Xin lập khoa luật » có ý nghĩa ntn với sự ổn định và phát triển đất nước 
.
Là người thông thạo cả Hán học và Tây học → có tri thức rộng rãi, tầm nhìn xa trông rộng.
 2. Giới thiệu: "Xin lập khoa luật".
Trích từ bản điều trần số 27 : ‘‘Tế cấp bát điều’’ bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
 3. Thể loại và bố cục.
- Điều trần: Thể văn nghị luật chính trị - xã hội, trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục.
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội.
+ Phần 2: Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật.
+ Phần 3: Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo đức.
II. Đọc – hiểu : 
Nội dung :
- Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường...
- Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh. Không có ai (kể cả vua chúa) được đứng ngoài, đứng trên luật pháp. Nhà nước xã hội vận hành và phát triển bằng luật pháp. mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Đó là những nhà nước pháp quyền.
a. Vai trò của luật đối với đời sống con người :
- Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước.
Quan dùng luật để cai trị nhân dân, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ hình phạt nào cũng không vượt khỏi luật. Luật phải đề cao tính dân chủ, gắng với đời sống con người.
- Luật còn là đạo đức, đạo làm người « trái luật là có tội, giữ đúng luật là dạo đức » và có  « có đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư »
( Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giưã đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức).
=> Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng phương pháp liên tưởng đối chiếu mở rộng tầm nhìn.
b. Điểm hạn chế của Nho học :
- Đạo Nho là một thứ luật phong kiến nội dung : không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa.
- Theo tác giả Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê. Đến Khổng Tử cũng công nhận điều này.
2. Nghệ thuật :
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lời lẽ mêm dẻo, có sức thuyết phục.
3. Ý nghĩa văn bản :
Bản điều trần thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
+ Hướng dẫn về nhà.- Nắm nội dung bài học.- Đọc lại văn bản.- Soạn bài theo phân phối chương trình.
*Hoạt động 3 : Luyện tập  
CH : Cho biết « in lập khoa luật nêu mấy vấn đề cấp thiết của việc cần ban hành luật trong xã hội ? Nhận xét nghệ thuật lập luận của tác giả ? 
*Hoạt động 4 +5 : Vận dụng, mở rộng :
(HS trao đổi cặp và cho biết suy nghĩ của mình)
CH : Tìm hiểu và nhận xét về tình hình thực hiện luật pháp ở nước ta hiện nay trên một lĩnh vực mà em biết? ( An toàn giao thông; Vệ sinh môi trường).
D.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_7_Doc_them_Xin_lap_khoa_luat.docx