Giáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm - Chạy giặc (chạy tây) Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm - Chạy giặc (chạy tây) Nguyễn Đình Chiểu

ĐỌC THÊM - CHẠY GIẶC (CHẠY TÂY)

Nguyễn Đình Chiểu

I. CHỦ ĐỀ:

Niềm thông cảm sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu trước nỗi khổ cực của nhân dân ta phải chạy giặc khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Qua đó, nhà thơ đã bộc lộ rõ lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo và nỗi kinh ghét bọn vua quan phong kiến hèn nhát.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3027Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm - Chạy giặc (chạy tây) Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC THÊM - CHẠY GIẶC (CHẠY TÂY)
Nguyễn Đình Chiểu
I. CHỦ ĐỀ:
Niềm thông cảm sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu trước nỗi khổ cực của nhân dân ta phải chạy giặc khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Qua đó, nhà thơ đã bộc lộ rõ lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo và nỗi kinh ghét bọn vua quan phong kiến hèn nhát.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai câu đề : Hoàn cảnh chạy giặc
- Chú ý phân tích cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh chính xác để nêu bật hoàn cảnh chạy giặc : tan chợ : buổi chiều, cuộc sống yên lành của nhân dân đang đi vào chiều sâu; vừa: bất ngờ, đột ngột; nghe : chưa thấy bóng giặc ; súng Tây: gợi lên sự kinh hoang, chết chóc ; cờ thế : gợi ý vận mệnh đất nước và nhân dân đang ở tình thế hiểm nghèo; phút : trong giây phút, trong chốc lát; sa tay : thất bại hoàn toàn, ý nói Bến Nghé, Đồng Nai (tức Gia Định) bị rơi vào tay giặc trong phút chốc.
2. Hai câu thực : Nỗi khổ cực của nhân dân trong cảnh chạy giặc
- Hình ảnh gợi cảm, lối ẩn dụ, đảo ngữ khéo léo đã nêu bật nỗi khổ cực của nhân dân , vẽ ra cảnh chạy giặc đầy thương tâm: hình ảnh lũ trẻ bỏ nhà chạy bơ vơ, hốt hoảng, kinh hoàng, cùng với tiếng kêu khóc, tiếng súng giặc, gợi lên niềm cảm thương sâu sắc vì cuộc sống yên lành, hạnh phúc của nhân dân đã bị lũ giặc phá tan trong phút chốc.
- Chú ý phân tích ý nghĩa gợi tả của các từ “lơ xơ”, “dáo dát”, các hình ảnh ẩn dụ “lũ trẻ”, “bầy chim”, hiệu lực của lối đảo ngữ : “Bó nhà/lũ trẻ... “, “Mất ổ/bầy chim...”
3. Hai câu luận: Tội ác của giặc Pháp
- Chú ý: phân tích: tác dụng gợi cảm của các hình ảnh ẩn dụ, cường điệu hóa và tương phản: “tan bọt nước” // “nhuốm mày mây”; hiệu lực của lối đảo ngữ kết hợp với đối ngữ “Bến Nghé/của tiền...” // “Đồng Nai/tranh ngói...) nhằm tạo nên một bức tranh đập vào mắt người đọc toàn cảnh quê hương thân yêu phút chốc bị tan hoang, vụn nát dưới gót giày của bọn xâm lược.
4. Hai câu kết: Tâm trạng và thái độ của tác giả
Tác giả đau xót và căm giận vạch trần bản chất hèn nhát, vô trách nhiệm của bọn vua quan nhà Nguyễn.
- Khai thác nghệ thuật châm biếm sắc cạnh của tác giả trong cách sử dụng ngôn ngữ: “Trang dẹp loạn” // “rày đâu vắng” ngụ ý mỉa mai chua chát.
- Và trong cách kết hợp với kiểu câu hỏi (chất vấn : rày đâu vắng) với câu cảm thán (kết tội: “Nỡ để dân đen ...”) làm tăng thêm sức mạnh lên án của bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDOC THEM CHAY GIAC CHAY TAY Nguyen Dinh Chieu.doc