Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Nguyễn Tuân

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả Thạch Lam:

a) Tiểu sử - cuộc đời:

- Nguyễn Tuân sinh trưởng trong một nhà nho khi Hán học đã tàn.

- Quê hương: làng Mọc (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

- Sau khi tốt nghiệp bậc Thành chung ở Nam Định, ông về Hà Nội viết văn, làm báo.

- Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân tự nguyện đến với cách mạng, dùng ngời bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4732Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Nguyễn Tuân
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1. Tác giả Thạch Lam:
a) Tiểu sử - cuộc đời:
- Nguyễn Tuân sinh trưởng trong một nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Quê hương: làng Mọc (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
- Sau khi tốt nghiệp bậc Thành chung ở Nam Định, ông về Hà Nội viết văn, làm báo.
- Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân tự nguyện đến với cách mạng, dùng ngời bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
a) Sự nghiệp văn học:
- Là nhà văn lớn một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân giữ một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại:
+ Thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao.
+ Làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
+ Đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo
- Được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Tác phẩm chính: Vang bóng một thời (1940); Đường vui (1949), Sông Đà (1960)
2/ Tác phẩm: 
- Tập truyện Vang bóng một thời khi in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng
- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, từ năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù.
3/ Tình huống truyện:
Tình huống truyện cỏ thể hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng tác phẩm.
Trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục trên bình diện xã hội, hoàn toàn đôi lập nhau. Một người là tên đại nghịch cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục kẻ đại diện cho vái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm, tri kỷ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn tù ngục tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo: mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật trong tình thế đối nghịch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng rõ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
4/ Bố cục:
 a) Phần 1: “từ đầu ... rồi sẽ liệu”: nỗi lòng của VQN khi nhận tử tù trong đỏ có Huấn Cao.
 b) Phần 2: “Sớm hôm sau ... thiên hạ”: diễn biến tâm trạng của HC và VQN trong những ngày tử tù ở đề lao.
 c) Phần 3: còn lại: cảnh HC cho chủ trong nhà ngục.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Viên quản ngục:
 Từ đầu đến cuối truyện, tác giả xoay quanh việc ngục quan kiên trì, kể cả nhún nhường, hạ mình để xin cho được chữ HC. Là một nhà Nho từ lúc “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời ông chỉ ao ước một điều là “một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do vay ông HC viết” vì “Chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm ... có được chữ ông HC mà treo là có một vật báu trên đời”.
 a) Thái độ biệt nhỡn liên tài:
 Là một quản ngục, nhưng ông chỉ cho mình là kẻ “tiểu lại giữ tù”, ngược lại, đối với HC ông luôn dành một sư kính trọng, lòng kiêng nể sự biệt đãi:
+ Biết trong số phạm nhân được giải đến có HC, ông dặn thơ lại: “thầy bảo ngục tốt nó quét dọn buồng trong cùng, có việc dùng đến”. Đêm hôm ấy, VQN thao thức nghĩ ngợi tìm cách để HC đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại” dù trong lòng vẫn lo viên thơ lại cáo giác quan trên.
+ Khi nhận phạm nhân: “trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành”.
+ Trong những ngày HC ở đề lao chờ thụ án: quản ngục nhờ thơ lại “dân rượu với đồ nhắm” “trước giờ ăn bữa cơm tù” bằng lời lẽ rất lễ phép: “Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn vị này biếu ngài dùng cho ấm bụng. Trong buồng đây lạnh lắm”
+ Một lần, chính quản ngục mở khóa cửa buồng kính khép nép hỏi HC: “Đối với những người như ngài phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí tôi muốn châm chước ít nhiều ... Vậy ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Mặc dù bị HC miệt thị nặng lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”, ông vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” tôi lễ phép lui ra.
b) Nhận xét:
Như vậy, qua ngòi bút Nguyễn Tuân, ngục quan cỏ những phẩm chất khiến ông HC cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
2/ Nhân vật Huấn Cao: 
a) Tài hoa, nghệ sĩ:
Tài năng thư pháp của HC được thể hiện qua cuộc đối thoại giữa viên quản ngục với thầy thơ lại ở phần mở truyện khi nhận được công văn tiếp nhận tử tù: “Tôi nghe ngờ ngợ. HC? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. Câu hỏi của ngục quan chứng tỏ HC là nghệ nhân được nhiều người yêu mến: “nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh ấy luôn”
b) Khí phách hiên ngang:
- Bị dẫn vào huyện ngục, ông không chút run sợ, điềm tĩnh bảo bạn tù dỗ gông diệt rệp. Trước lời đùa cợt của lính áp giải, ông đã: “lạnh lùng... khom mình ... đánh huỳnh”
- Là tử tù, đợi ngày ra pháp trường, HC vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt” do thơ lại đem đến hàng ngày và xem “đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, tục chưa bị giam cầm”
- Một lần, quản ngục đến phòng giam HC với thiện ý biệt đãi, bày tỏ lòng kính trọng của ông đối với một bậc đại trượng phu, một người nghĩa khí, ông đã khép nép hỏi ông Huân: “Ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Lúc ấy, HC trả lời với thái độ cố ý làm ra khinh bạc đến điều: “ Ngươi hỏi ta cần gì ... đây”. Câu trả lời không khiến ngục quan tức giận mà từ hôm ấy HC vẫn nhận được sự biệt đãi từ quản ngục.
c) Nhân cách trong sáng cao cả:
- Tấm lòng quí trọng cái đẹp:
+ Đối với HC, cái đẹp đồng nghĩa với cái quí giá: “chữ thì quí thực” nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra và biết thưởng thức.
+ Là một nghệ nhân thư pháp, ông rất trân trọng cái đẹp: “Ông ít chịu cho chữ” và “không ép mình viết câu đối”. Không phải ông hẹp hòi, ông chỉ cho chữ những tri âm tri kỉ, những người bạn thân hiểu được giá trị của cái đẹp, hiểu được cốt cách của ông: “Đờí ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức cung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”
Þ HC là người có thể sáng tạo ra cái đẹp biết thưởng thức và luôn có ý thức giữ gìn. 
- Coi trọng cái đẹp, đồng thời ông rất quí trọng những tấm lòng biết yêu cái đẹp. Khi hiểu được tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, HC đã thuận cho cha : “Về bảo với chủ ngươi ... ta cho chữ”.
Þ Nhận xét:
Qua hình tượng nhân vật HC, Nguyên Tuân đã bộc lộ quan niệm về cái đẹp. HC không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có “thiên lương” cao đẹp. HC không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất không sợ chết, coi khinh tiền bạc và đồng tiền phi nghĩa mà còn có một tấm lòng yêu quí cái thiện, cảm động trước “thiên lương” của viên quản nghe (sẵn lòng cho chữ khi hiền tỏ thiện căn và sờ thích cao quí của ông ta); biết sợ cái việc thiếu chút nữa mình “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Đó là hai mặt thống nhất trong một nhân cách lớn. Như vậy, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, các tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
3/ Cảnh cho chữ:
Cảnh tượng ông HC cho chữ viên quản ngục đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, bởi vì :
- Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.
- Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình. Hình ảnh uy nghi của HC đối lập với hình ảnh của thầy thơ lại “run run bưng chậu mực” và hình ảnh viên quản ngục khum núm cất những đồng tiền kẽm đánh đấu ô chữ”.
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.
=> Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tù làm chủ. Qua cảnh tượng này, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối của cái dẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.
III. TỔNG KẾT:
- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
- Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng, trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docChu nguoi tu tu Nguyen Tuan.doc