Giáo án Ngữ văn 11: Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến

Giáo án Ngữ văn 11: Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến

TIẾT 6

NS: CÂU CÁ MÙA THU

NG ( Thu điếu) Nguyễn Khuyến

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận.

-Vẻ đẹp của cảnh thu diển hình cho mùa thu làng cảnh VN vùng đồng bằng bắc bộ.

 -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tâm trạng thời thế, tấm lòng yêu TN quê hương đất nước.

 -Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp NT tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.

B- Chuẩn bị:

 Thầy: Soạn giáo án Trò: soạn bài

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 164202Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 6
NS: CÂU CÁ MÙA THU
NG ( Thu điếu) Nguyễn Khuyến
Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận.
-Vẻ đẹp của cảnh thu diển hình cho mùa thu làng cảnh VN vùng đồng bằng bắc bộ.
 -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tâm trạng thời thế, tấm lòng yêu TN quê hương đất nước.
 -Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp NT tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
Chuẩn bị:
 Thầy: Soạn giáo án Trò: soạn bài
Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HĐ 1 Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Tự tình” &ptích hai câuthơ cuối?
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới
Mùa thu thường gợi nguồn cảm xúc cho các thi nhân. Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu, ông đã được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh VN. Trong đó bài “thu điếu” là có thần hơn cả.
 HĐ 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
? Em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả NKhuyến?
?Em hãy cho biết sự nghiệp sáng tác của NKhuyến?
? Thơ NKhuyến thể hiện nội dung gì?
? Đóng góp nổi bật nhất của NKhuyến đối với nền văn học dân tộc là gì?
? Em hãy cho biết nguồn gốc xuất xứ của văn bản?
Gv hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu y/cầu hsđọc.
? Theo em bài thơ có thể chia thành mấy phần? NDung từng phần?
? Văn bản được viết theo thể loại thơ gì?
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
? HSđọc lại 6 câu thơ đầu và cho biết điểm nhìn của tác giả?
? Em có nhận xét gì về điểm nhìn của nhà thơ?
? Ở hai câu đầu cảnh thu hiện lên có những hình ảnh nào?
? Em có nhận xét gì về h/ảnh thơ trên?
? Cách gieo vần trong câu thơ trên có gì đặc biệt?
? Tác dụng của nghệ thuật gieo vần?
? Cảnh tiếp tục được mở ra ở hai câu sau ntn?
? T/g đã sử dụng nghệ thuật gì?
? t/dụng Nt ntn?
? Em có nhận xét gì về tài qsát của t/g trong hai câu thơ trên?
? Hai câu tiếp điểm nhìn của t/g có sự thay đổi ntn?
Điểm nhìn của t/g có sự thay đổi đột ngột từ gần thấp lên cao xa.
? Sự thay đổi điểm nhìn có t/dụng gì?
-Cảnh vật được mở rộng ở tầm cao và xa, gợi ra không gian thoáng đãng, khoáng đạt. 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mtả của t/g?
T/dụng nghệ thuậtntn?
? Kq lại nd, nthuật của phần 1?
? Không gian cảnh vật trong 6 câu thơ đàu có t/d diễn tả tâm trạng của nvtt ntn?
Gv Kgian thu nhỏ dần khép kín phù hợp với t trạng đầy uẩn khúc của t/g
? Hai câu thơ cuối điểm nhìn của tác giả dừng lại ở h/ả nào?
? Trong không gian tĩnh lặng đó xuất hiện âm thanh gì? t/dụng của âm thanh đó ntn?
? T/g đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? 
? T/d NT đó ntn? 
Gv: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó, ta biết NK là một Nho sĩ mang nặng tư tưởng “Trí quân trạch dân” nhung cuối cùng rơi vào bi kịch “Cờ đang dở cuộc không còn nước; Bạc chửa thôi canh đã chạy làng”. Nên nỗi buồn của NK là tất yếu.
? Qua đó em hiểu thêm điều gì về NK?
? KQ lại nhũng thành công về mặt NT của văn bản?
? Kq lại nội dungcủa bài thơ?
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSđọc
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
I-Đọc – tiếp xúc văn bản
 1- Tác giả
NKhuyến(1835-1909) lúc nhỏ tên là Thắng, hiệu là Quế Sơn
- Quê: làng Và(Vị Hạ) xã Yên Đổ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. 
- Xuất thân: trong một gia đình nhà Nho.
- Bản thân: ông là người thông minh học giỏi đỗ đầu cả ba kì thi(Hương, Hội, Đình) nên còn gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Ông làm quan 14 năm.
- 1884, ông cáo quan về làng dạy học, sống thanh bạch.
- Là người có tài năng cốt cách thanh cao, chia sẻ đồng cảm với người dân ở quê hương ông.
- Ông có tấm lòng yêu nước thầm kín , kiên quyết không hợp tác với giặc Pháp.
- Sự nghiệp sáng tác: gồm cả chữ hán và chữ Nôm hiện còn 800 bài gồm thơ văn câu đốinhưng chủ yếu là thơ.
- Nội dung thơ NKhuyến: thể hiện t/y quê hương đất nước bạn bè, p/ánh c/sống thuần hậu chất phác nghèo khổ của ND.
+ Tỏ t/độ châm biếm đả kích tầng lớp thống trị bọn thực dân pháp& tay sai PK.
=>Đóng góp nổi bật nhất của NK: là mảng thơ viết về làng quê, thơ trào phúng,và ngôn ngữ thơ nôm.
2, Văn bản.
Xxứ: “Câu cá mùa thu” nằm trong chùm ba bài thơ thu.
3, Đọc- giải thích từ khó.
4, Kết cấu.
2phần – 6 câu đầu: cảnh thu.
 - 2 câu cuối: tình thu.
II- Đọc – hiểu văn bản.
 1, Phần 1 (6 câu thơ đầu).
Điểm nhìn: Từ gần thấp đến cao xa rồi trở về gần thấp.
->Từ điểm nhìn đó nhà thơ có thể quan sát kgian cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động.
 a, Hai câu thơ đầu có hình ảnh:
+ Ao thu: lạnh lẽo.
+ Nước thu: trong veo có thể nhìn thấy tận đáy.
+ Một chiếc thuyền câu: bé tẻo teo
là những h/ả quen thuộc, bình dị ở làng quê VN.
NT: gieo vần “eo” (vần khó gieo: tử vận), sử dụng từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo.
->Gợi được h/ả đặc trưng của vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ lắm ao chuôm, nước rất trong, không khí mùa thu thì se se lạnh. Đặc biệt cách dùng từ ở câu thơ thứ hai sử dụng từ tăng tiến theo hướng nhỏ dần gợi lên sự thu nhỏ lại dần,co hẹp dần của cảnh vật.
 b, Hai câu tiếp:
NT: đối – sóng biếc> < lá vàng
hơi gợn tí> < khẽ đưa vèo
->Gợi được màu sắc đường nét chuyển động rất đặc trưng của mùa thu: sóng xanh, lá vàng, gió thổi nhẹ cũng dủ làm cho mặt ao hơi gợn sóng, lá vàng rụng rất khẽ, nhưng tốc độ nhanh.
Tác giả có sự quan sát tinh tế, phải có sự yên tĩnh trong tâm hồn mới có thể nghe được âm thanh tiếng lá rụng rất khẽ.
T/g đã dùng cái động để tả cái tĩnh. Một thủ pháp rất quen thuộc trong thơ cổ phương đông.
 c, Hai câu tiếp.
+ Tầng mây: lơ lửng.
+ Trời: xanh ngắt.
+ ngõ trúc: quanh co, vắng teo
NT: đối ý, từ láy, tính từ chỉ màu sắc, cách gieo vần eo
-> Không gian càng mở rộng ra, cái tĩnh lặng vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang những nét đặc trưng riêngcủa mùa thu đòng bằng Bắc bộ: thanh sơ, dịu nhẹyên tĩnh vắng vẻ và buồn.
=> Với NT gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với dử dụng từ tăng tiến, NT đối gợi nên bức tranh thu thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng bắc bộ: không khí trong lành thoáng mát yên tĩnh vắng vẻ, đẹp nhưng buồn.
2, Phần 2. Hai câu cuối. 
H/ả người đi câu: Tựa gối ôm cần
->Tư thế trâm ngâm suy tư và dường như cũng muốn thu nhỏ mình lại 
- Âm thanh: cá đớp mồi, rất khẽ, phải thật sự yên tĩnh trong tâm hồn , nhà thơ mới có thể nghe được tiếng cá đớp động dưới chân bèo.
NT: Lấy động để nói tĩnh, tả cảnh ngụ tình.
ND: T/g đi câu nhưng dường như không tập trung vào việc câu cá, mà giông như một người nhàn rỗi, đi câu để thả hồn suy tư.Dường như t/g đang mang một tâm sự u uất, một nỗi buồn về thế thái nhân tình, sự cô đơn của nhà thơ.
- Qua tâm sự buồn của NKhuyến ta biết ông không chỉ là một người yêu TN sống hòa mình với TN mà còn là một người yêu nước thầm kín, sâu sắc.
=> Tlại: Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc đất nước.
III- Tổng kết
 1, Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị trong sáng, biểu hiện thần thái sự vật, cách gieo vần “eo” độc đáo, h/ả dân dã quen thuộc nhưng giàu sức biểu cảm.
 2, Nội dung/ghi nhớ/ SGK/22
IV. Luyện tập
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà.
 - Học thuộc lòng bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, phân tích được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản.
 - Tiết sau soạn bài phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 6.doc