I – Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 1835 – 1909
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Nằm trong chùm thơ Nôm gồm 3 bài nức tiếng của Nguyễn Khuyến viết về mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
b. Hoàn cảnh ra đời: Có người cho rằng chùm thơ thu được sáng tác trước khi NK về ở ẩn chốn quê nhà. Nhưng căn cứ vào giọng điệu u hoài, nhuốm màu sắc thời thế trong cả 3 bài thơ thì có lẽ nên hiểu là chùm thơ thu nói chung và Câu cá mùa thu nói riêng được sáng tác khi tác giả đã “trở về vườn cũ”.
c. Thể loại: Thơ Nôm Đường luật thể TNBC, sử dụng những bút pháp cổ điển nhưng có những sáng tạo riêng.
d. Nhan đề: Câu cá mục đích không nằm ở việc kiếm cá ăn, câu cá là 1 cái cớ để tiêu sầu và để cảm nhận hương sắc mùa thu. NK câu cá là để “tắm” trong không khí nguyên sơ của mùa thu cho khuây khỏa nỗi đau mất nước.
CÂU CÁ MÙA THU --Nguyễn Khuyến-- I – Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 1835 – 1909 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Nằm trong chùm thơ Nôm gồm 3 bài nức tiếng của Nguyễn Khuyến viết về mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. b. Hoàn cảnh ra đời: Có người cho rằng chùm thơ thu được sáng tác trước khi NK về ở ẩn chốn quê nhà. Nhưng căn cứ vào giọng điệu u hoài, nhuốm màu sắc thời thế trong cả 3 bài thơ thì có lẽ nên hiểu là chùm thơ thu nói chung và Câu cá mùa thu nói riêng được sáng tác khi tác giả đã “trở về vườn cũ”. c. Thể loại: Thơ Nôm Đường luật thể TNBC, sử dụng những bút pháp cổ điển nhưng có những sáng tạo riêng. d. Nhan đề: Câu cá mục đích không nằm ở việc kiếm cá ăn, câu cá là 1 cái cớ để tiêu sầu và để cảm nhận hương sắc mùa thu. NK câu cá là để “tắm” trong không khí nguyên sơ của mùa thu cho khuây khỏa nỗi đau mất nước. II – Đọc – hiểu văn bản: 1. Cảnh sắc mùa thu: a. Điểm nhìn cảnh thu: - Nếu như trong Thu vịnh, cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần, rồi từ gần đến cao xa thì ở Thu điếu, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần (điểm nhìn bắt đầu từ chiếc thuyền câu ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi trở về với ao thu, với thuyền câu). - Bức tranh thu mở ra nhiều hướng sinh động, tác giả đã bao quát bức tranh mùa thu. Cảnh thu hiện lên tĩnh tại, đẹp, tinh khiết đến nao lòng. b. Nét riêng của cảnh sắc mùa thu: - Ao thu ® Hình ảnh quen thuộc, bình dị ở làng quê Bắc Bộ. - Nước trong veo ® đã vắng những cơn mưa mùa hạ, nước trong ao thắm lái lạnh của heo may đã lắng lại, trong vắt đến tận đáy, vần “eo” tạo cảm giác như đứng yên. ® Cái hay: qua nước thu ta thấy được trời thu (trong sáng), nắng thu (nắng nhiều), gió thu (dịu nhẹ) thể hiện sự hàm súc, tinh tế trong cách dùng từ của NK. - Một chiếc thuyền cao bé tẻo teo ® Sự xứng hợp gợi lên sự xinh xắn, đáng yêu của chiếc thuyền, hình ảnh gắn liền với xóm làng Bình Lục, vần “eo” gợi cảm giác không di động. - Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ® con sóng màu xanh biếc theo làn gió nhẹ nên chỉ gợn tí trên mặt ao. - Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo ® chiếc lá rơi khẽ theo gió nhẹ, “vèo” vừa tả ngoại cảnh, vừa gợi tâm cảnh như chữ “vèo” trong thơ Tản Đà “Vèo trong lá rụng đầy sân”. ® Sử dụng từ ngữ tinh tế: từ cực nhỏ về mặt hình khối (tí) hô ứng với từ cực nhỏ về âm thanh (vèo) ® Cả tiếng và hình đều nhỏ. - Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt ® Da trời xanh ngắt gợi lên độ tinh khiết, thăm thẳm, tạo cảm giác mông lung, huyền ảo. ® Bút pháp lấy điểm tả diện cổ điển (nhờ tầng mây lơ lững dưới mái nhà mà nhận ra trời xanh ngắt bên trên). - Ngõ trúc quanh co khách vắng teo ® Hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ: vào mùa vụ người ra đồng hết, thỉnh thoảng cũng có người bị cái quanh co của ngõ trúc che khuất ® KG vắng lặng đến tuyệt đối, vần “eo” gợi cảm giác khép kín. ® Không khí mùa thu dịu nhẹ, thanh sơ. Màu sắc chủ đạo là màu xanh: xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh bờ, xanh trúc, xanh bèo, có 1 màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu ® cảnh tươi mát êm đềm. ® Cảnh hài hòa giữa màu sắc, đường nét, chuyển động, tạo hình. ® NK đã sử dụng vần “eo” (tử vận) một cách thần tình góp phần diễn tả một KG thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng của nhà thơ ® Cảnh thu tĩnh lặng và đượm buồn. ® NK là bậc thầy trong tả cảnh mùa thu với những chi tiết giàu tính hiện thực ® Cảnh thu đẹp, êm đềm, thoáng đãng mang đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ: “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh VN” (Xuân Diệu). 2. Tâm trạng tác giả: - Tư thế “tựa gối”: ngồi bất động, rất lâu, thu mình lại để trầm tư, mặc tưởng ® Câu cá để đón nhận trời thu cảnh thu vào cõi lòng, cảm nhận cái trong, cao, xanh, sóng gợn tí, lá rơi khẽ ® tâm hồn yên ắng, tĩnh lặng. - Nỗi cô quạnh, uẩn khuất trong tâm hồn: + Không gian tĩnh lặng, lãnh lẽo cũng chính là tâm hồn nhà thơ đang lạnh lẽo. Cái lạnh buồn của KG thấm vào tâm hồn của nhà thơ thấm vào cảnh vật khó mà tách bạch. + Tiếng cá đớp động cũng chính là tiếng động của tâm hồn – từ “đâu” dùng rất thần tình như cái giật mình ngơ ngác kiếm tìm của 1 người mất phương hướng. ® CCMT thực ra không phải là câu cá mà là cách thể hiện nỗi buồn vì non sông rơi vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, giúp nước. ® Gợi nhắc điển cố về Khương Tử Nha, bài thơ chuyên chở 1 thông điệp về sự đổi thay. ® Mượn chuyện câu cá để thể hiện tâm sự: tuy về ở ẩn nhưng không hề thanh thản, luôn dằn dặt, suy tư việc dân việc nước ® tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng sâu sắc. 3. Thành công nghệ thuật: - Thể thơ TNBC Đường luật, viết bằng chữ Nôm. - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng biểu đạt tinh tế. - Sử dụng vần “eo” (tử vận) một cách thần tính ® gợi hình, gợi cảm tạo cảm giác tĩnh lặng. - Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc; Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh, lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình - Vận dụng nghệ thuật đối tài tình. - Sáng tạo riêng với những hình ảnh mang vẻ đẹp riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. III – Tổng kết: 1. Ý nghĩa VB: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tg. 2. Nội dung: Bài thơ còn thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. NK là 1 con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn quê thanh bình, biết hướng về sự thanh sạch cao quí là luôn có tinh thần trách nhiệm với cuộc đời. 3. Nghệ thuật: * Tuân thủ tính quy phạm của VHTĐ: - Đề tài mùa thu. (Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca) - Thể thơ, bút pháp cổ điển lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình, lấy điểm tả diện. - Mô típ: thu thiên, thu thủy, thu hoa, thu diệp, ngư ông, âm thanh (tiếng chày đập áo). * Sáng tạo: Cảnh sắc đặc trưng của làng quê Bắc Bộ: Màu sắc chủ đạo là màu xanh; từ ngữ bình bị, gieo vần “eo”; Cách ngắt nhịp
Tài liệu đính kèm: